HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLORAMIN B VÀ HÓA CHẤT LÀM SẠCH
Có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLORAMIN B VÀ HÓA CHẤT LÀM SẠCH
Clo ( Cl) là một trong những halogen được sử dụng rộng rãi để khử trùng do có hoạt tính diệt trùng cao nhờ phản ứng oxy hóa khử. Khi hòa tan trong nước, các hóa chất này sẽ giải phóng ra một lượng clo hoạt tính có tác dụng diệt trùng, Các hóa chất có chứa clo thường sử dụng gồm các hàm lượng 25- 30%
1, SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG TRƯỜNG MẦM NON:
Các trường mầm non nên vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước, xà phòng, các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Chloramin B.
♦Vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Chloramin B 0.25%.
♦Khử khuẩn:
– Khử khuẩn hàng tuần (trường hợp không có trẻ bệnh): ngâm đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch Chloramin B 0.25%
– Khử khuẩn hàng ngày (trường hợp có trẻ bị bệnh): khử khuẩn phải được thực hiện hàng ngày trong 10 đến 15 ngày bằng dung dịch Cloramin B 0.5%. Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh phải tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong.
Các bước khử khuẩn đồ chơi, vật dụng, nhà cửa đúng cách:
+ Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn.
+ Bước 2: Lau sàn nhà, vật dụng…, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10 – 20 phút.
+ Bước 3: Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.
2, SỬ DỤNG CLORAMIN B TRONG HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH TRƯỜNG HỌC:
Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại hệ thống nhà vệ sinh với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2. Định kỳ mỗi tuần phun một lần.
♠
CÔNG THỨC PHA DUNG DỊCH CLO loãng:
m = (c% x V/C%) x 1000
Trong đó:
m: lượng hóa chất cần lấy pha (g)
c%: nồng độ dung dịch Clo cần pha (%)
C%: nồng độ hóa chất chứa Clo ban đầu (Cloramin B 25%, Clorin 70%, Clorin 90%…).
V: thể tích dung dịch cần pha (L).
* Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Ví dụ: Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.
Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60) x 1000 = 84 gam.
Bảng: Bảng liều lượng pha sẵn dung dịch Clo từ các loại hóa chất diệt khuẩn
Tên hóa chất (hàm lượng clo hoạt tính) | Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ Clo hoạt tính | Ghi chú | |||
0,25% | 0,5% | 1,25% | 2,5% | ||
Cloramin B 25% | 100g | 200g | 500g | 1000g |
|
Clorin (70%) | 36g | 72g | 180g | 360g | |
Bột Natri dichloroisocianurate (NADCC 60%) | 42g | 84g | 210g | 420g |
Cách pha: Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch. Các dung dịch khử trùng có clo sẽ giảm tác dụng nhanh theo thời gian, cho nên chỉ pha đủ lượng cần sử dụng và phải sử dụng càng sớm càng tốt sau khi pha. Tốt nhất chỉ pha và sử dụng trong ngày, không nên pha sẵn để dự trữ. Dung dịch khử trùng chứa clo đã pha cần bảo quản ở nơi khô, mát, đậy kín, tránh ánh sáng
3. Quy định chung về làm sạch/khử khuẩn môi trường bề mặt
3.1. Chuẩn bị phương tiện làm sạch:
Sử dụng tải/giẻ lau ẩm, sạch và xô, thùng sạch để chứa hóa chất lau khi bắt đầu thực hiện quá trình lau. Các phương tiện bảo đảm hoạt động tốt và sử dụng riêng cho khu vực yêu cầu vô khuẩn cao, khu vệ sinh và khu cách ly. Tốt nhất sử dụng loại giẻ lau sử dụng một lần có hoặc không tẩm hóa chất làm sạch, khử khuẩn.
3.2. Hóa chất làm sạch, khử khuẩn
- Hóa chất tẩy rửa: Thường là xà phòng hoặc các hóa chất tẩy rửa khác, sử dụng để làm sạch các bề mặt thông thường ít tiếp xúc tại khu vực có nguy cơ ô nhiễm trung bình hoặc thấp.
- Hóa chất khử khuẩn: Khử khuẩn (và làm sạch với các hóa chất hỗn hợp) bề mặt dụng cụ, bề mặt thông thường tiếp xúc thường xuyên, bề mặt ít tiếp xúc tại khu vực yêu cầu vô khuẩn cao hoặc khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao. Các hóa chất khử khuẩn sử dụng phải được cấp phép lưu hành theo quy định của Bộ Y tế.
- Phương tiện lưu giữ hóa chất: Sử dụng loại hộp/can chứa hóa chất khử khuẩn/làm sạch dùng một lần. Không bổ sung tiếp hóa chất vào can/hộp đã sử dụng hết hoặc đang sử dụng.
3.3. Trình tự làm sạch:
Làm sạch từ khu vực ít ô nhiễm tới khu vực ô nhiễm nhiều nhất, từ bề mặt ít tiếp xúc tới bề mặt tiếp xúc thường xuyên, từ bề mặt cao tới bề mặt thấp và từ trong ra ngoài.
3.4. Kỹ thuật làm sạch
- Loại bỏ chất thải, bụi, mảnh vụn, chất bẩn nhìn thấy bằng mắt thường trước khi làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng cây gom chất thải. Không thu gom chất thải sắc nhọn bằng tay trần, loại bỏ chất thải sắc nhọn vào thùng kháng thủng, thông báo ngay tới người quản lý khi bị tổn thương do vật sắc nhọn.
- Giảm thiểu khuyếch tán bụi hoặc chất ô nhiễm khác trong quá trình lau: Không dùng chổi trong khu bẩn( nhà vệ sinh), khu văn phòng, không bật quạt trong khi gom chất thải, bụi, bẩn trước khi lau, không giũ, lắc tải/giẻ khi lau.
- Tốt nhất là sử dụng loại khăn lau dùng một lần. Nếu dùng nhiều lần thì phải giặt lại khăn/tải lau thường xuyên. Không nhúng khăn/giẻ bẩn vào dung dịch làm sạch/khử khuẩn. Sử dụng giẻ lau riêng cho từng khu vực
3.5. Tần suất làm sạch
- Tần suất khử khuẩn bề mặt tiếp xúc thường xuyên cao hơn bề mặt ít tiếp xúc. Những bề mặt thuộc loại này cần được làm sạch ít nhất 1 lần/ngày. Tần suất làm sạch/khử khuẩn có thể cao hơn nếu đòi hỏi mức độ sạch cao, - Làm sạch ngay các bề mặt khi thấy cần thiết
3.6. Yêu cầu chất lượng làm sạch: Mọi bề mặt luôn sạch khi quan sát bằng mắt thường (không có bụi, vết bẩn, vết đánh dấu hoặc các chất ô nhiễm khác) và không có mùi khó chịu.
+ Bề mặt sàn nhà, đồ dùng/thiết bị phương tiện, bồn rửa tay, bồn cầu v.v) cần được làm vệ sinh 2 lần/ngày ngay khi dây bẩn.
+ Cọ rửa dép với nước xà phòng sau đó xả sạch, lau khô, xếp vào nơi quy định sau mỗi ngày làm việc..
+ Vệ sinh trần nhà, tường trên cao, quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, hệ thống thông khí hằng tháng.
Nguồn: Phòng giáo dục và đào Tạo Khoái Châu
Từ khóa » Sử Dụng Cloramin B
-
Cloramin B Là Gì? Cách Pha Cloramin B để Khử Trùng Tại Nhà An Toàn
-
Cloramin B Là Gì? Cách Sử Dụng Cloramin B Khử Trùng Nhà Cửa
-
Cloramin B Là Gì? Cách Pha Dung Dịch Cloramin B để Khử Trùng, Diệt ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng ,cách Pha Liều Lượng CLORAMIN B An Toàn
-
Cloramin B Là Gì? Công Dụng Và Tác Hại?
-
CÁCH PHA CLORAMIN B
-
Cloramin B Có độc Hại Không? Cách Sử Dụng Như Thế Nào? - VietChem
-
Cloramin B - Hướng Dẫn Cách Pha Chế, Sử Dụng Để Khử Trùng
-
Cách Sử Dụng Hóa Chất Cloramin B để Khử Trùng Nước
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘT CLORAMIN B 25% VÀ NƯỚC JAVEL ...
-
Cách Pha Và Phun Cloramin B Khử Khuẩn Bề Mặt Theo Tỷ Lệ Chuẩn
-
Sử Dụng Cloramin B Cách Pha Tại Nhà
-
Cloramin B Là Gì? Công Dụng Và Sử Dụng Chloramine B Như Nào?
-
Cách Pha Dung Dịch Cloramin B Khử Khuẩn Chuẩn Nhất