Hướng Dẫn Sử Dụng Cơ Bản Lệnh Vi Editor Trên Linux - VinaSupport

vi Editor” là trình soạn thảo văn bản được sử dụng phổ biến trên HDH Linux/Unix. Trong bài viết này, sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng cơ bản lệnh vi (vi command) trong Linux.

Vi Editor là gì?

Vi Editor là trình soạn thoải văn bản ban đầu được tạo ra cho hệ điều hành Unix/Linux. Nó được định nghĩa và đặc tả bởi Single Unix Specification and POSIX.

Các thông tin cơ bản

  • Viết tắt của từ Visual
  • Chức năng: Screen-oriented (visual) display editor
  • Cú pháp: vi [-rR][-c command][-t tagstring][-w size][file …]
  • General commands
  • Năm phát hành đầu tiên: 1976

Ngoài ra có một phiên bản mở rộng của Vi Editor là Vim Editor với nhiều chức năng hơn. Để cài đặt Vim, sử dụng command sau:

#Trên Ubuntu/Debian sudo apt-get install vim # Trên Centos/RHEL sudo yum install vim

Hướng dẫn sử dụng Vi Editor

1. Mở file

vi <duong_dan_file>

2. Chế độ Visual và Insert

Bình thường khi mở một file bằng lệnh vi thì chế độ mặc định là chế độ Visual, ở chế độ này bạn có thể sử dụng các lệnh của Vi. Nhưng để nhập liệu thì cần chuyển sang chế độ Insert. Để chuyển sang chế độ Insert thì các bạn bấm phím <I> trên bàn phím.

Để quay trở lại chế độ Visual các bạn sử dụng phím Escape <Esc>

3. Hiển thị  và ẩn số dòng (Line Number)

Ở chế độ Visual nhập :set nu hoặc :set number để hiển số dòng

Để ẩn số dòng nhập :set nonu hoặc :set nonumber

4. Di chuyển tới một dòng (Line) bất kỳ

Ở chế độ Visual nhập :<Line_Number> cần di chuyển đến

VD :20 thì vi Editor sẽ đưa bạn tới dòng 20

5. Di chuyển tới đầu file và cuối file

Để di chuyển lên đầu file bấm phím <G>

Để di chuyển tới cuối file bấm tổ hợp phím <Shift> + <G> 

6. Tìm kiếm chuỗi ký tự

Ở chế độ Visual nhập \<Chuoi_ky_tu> để tìm kiếm.

7. Copy, paste và xóa 1 dòng (Line)

– Bấm 2 lần phím <Y> để copy dòng

– Bấm phím <P> để paste dòng

– Bấm 2 lần phím <D> để xóa dòng

8. Undo sửa file

– Bấm phím <U> để undo thao tác lỗi.

9. Lưu file

– Lưu file đã chỉnh sửa, nhập :w

– Lưu file đã chỉnh sửa và thoát ra ngoài :wq

– Thoát file và không lưu lại chỉnh sửa nhập :q!

– Trong trường hợp file bạn không có quyền ghi, mà bạn có quyền sudo, bạn có thể lưu bằng lệnh :w !sudo tee %

10. Thay thế / replace chuỗi ký tự

– Thay thế tất cả: :%s/<chuoi_tim>/<chuoi_thay_the>/g – Thay thế tại 1 vị trí VD: dòng 9: :9s/<chuoi_tim>/<chuoi_thay_the>/g

Trên là những cách sử dụng cơ bản của lệnh vi mà mình đã đúc kết trong quá trình sử dụng, hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn.

Nguồn: vinasupport.com

Từ khóa » Vi Trong Linux