Hướng Dẫn Sử Dụng đèn Flash Rời Chuyên Nghiệp - Tuong Lam Photos
Có thể bạn quan tâm
Bài Hướng dẫn sử dụng đèn flash rời chuyên nghiệp này hướng đến sự chuyên nghiệp. Bài viết chia sẻ nội dung để bạn có thể làm chủ hoàn toàn chiếc đèn flash rời. Bởi vì nhiếp ảnh vốn dĩ là nguyên tắc sử dụng ánh sáng. Nếu làm chủ được ánh sáng bạn sẽ có tất cả. Đèn flash là thứ phụ kiện không thể thiếu để làm chủ ánh sáng.
Nhớ xem lại các bài viết trong series hướng dẫn nhiếp ảnh nhé:
Tỷ lệ vàng trong bố cục nhiếp ảnh là gì và tuyệt chiêu sử dụng đúng cách
Bước 1: Lựa chọn đèn flash
Hiện tại trên thị trường bán rất nhiều loại đèn flash khác nhau. Từ chính hãng của hãng sản xuất máy ảnh đến đèn flash của hãng thứ 3. Chính hãng ưu điểm là chất lượng tốt và hiểu được máy ảnh của họ sản xuất ra. Nhược điểm là giá thành cao.
Sản phẩm hãng thứ 3 nhiều loại, nhiều phân khúc khác nhau nhưng nhìn chung thì giá rẻ hơn hàng chính hãng khá nhiều. Những hãng được dùng nhiều như Godox, Yongnuo, Nissin… Lưu ý là với dòng flash của các hãng thứ 3 bạn phải mua đúng loại dành cho nhà sản xuất máy ảnh của mình. Ví dụ như Godox V1s sản xuất các phiên bản khác nhau dành riêng cho Canon, Nikon, Sony… Tốt nhất bạn nên tìm đèn flash có hỗ trợ chức năng TTL và HSS. Đó là 1 phần trong hướng dẫn sử dụng đèn flash rời chuyên nghiệp.
Lưu ý pin đèn flash cũng chia làm 2 loại: pin liền theo đèn flash và pin AA rời. Loại pin rời thì cơ động hơn bạn có thể mua hoặc mượn khi cần gấp đều được.
Bước 2: Gắn đèn flash
Các máy ảnh thì đều có ngàm gắn cho đèn flash ở phía trên. Bạn chỉ việc trượt vào rồi gài chốt lại cho đúng khớp. Lưu ý phải đảm bảo việc tiếp xúc tốt và gài cho chắc. Rất nhiều photographer gắn đèn không sát dẫn đến việc chập chờn lúc đánh flash được lúc không.
Bước 3: Cài đặt đèn flash trên máy
Bạn có thể cài đặt 1 lần và mặc định nó cho các lần sau. Việc cài đặt đèn gồm có 2 phần là phần trên máy và phần trên đèn flash.
Phần trên máy ảnh. Tuỳ mỗi máy có cách thiết lập khác nhau nhưng nhìn chung nếu là máy lần đầu gắn flash bạn không cần thiết lập bước này:
Vào Setting -> Flash control. Rồi tìm đến mục Clear all external flash settings để xoá hết các thiết lập trước về đèn flash.
Bước 4: Các đặt chế độ sử dụng đèn flash
Để sử dụng đèn flash rời một cách chuyên nghiệp. Nhìn chung có 2 chế độ chính bạn cần biết trên máy là chế độ E-TTL và Manual. Sử dụng song song tuỳ trường hợp sẽ giúp bạn làm chủ được tốt ánh sáng.
Chế độ E-TTL II Ở chế độ này đèn flash chụp tự động. Cường độ đèn được máy ảnh và đèn flash tự thiết lập tự động. Chế độ này lý tưởng trong trường hợp chụp nhanh không cần đo sáng quá phức tạp. Đôi lúc bạn sẽ phải dùng chế độ này. Lưu ý bạn nên chụp file RAW để dễ dàng chỉnh sửa nếu có sự cố ngoài mong đợi.
Chế độ Manual flash (M) ở chế độ này bạn tuỳ chỉnh cường độ đèn cho phù hợp với môi trường sáng. Dĩ nhiên là điều này sẽ khó hơn nhiều so với chụp E-TTL nhưng bạn sẽ mau chóng làm quen với nó.
Sau đó bạn cần thiết lập lại chế độ trên đèn flash bằng cách bấm nút MODE và chọn giữa ETTL và M
Ngoài ra, trong hướng dẫn sử dụng đèn flash rời chuyên nghiệp này cũng trên đèn flash bạn có thể chọn công suất đèn flash bằng cách xoay bánh xe. Các mức độ từ 1/1, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16, 1/64, 1/128 với giá trị tăng dần. Tuỳ từng trường hợp cụ thể kết hợp với ISO trên máy để cho ra cường độ ánh sáng phù hợp nhất.
Lưu ý: nếu muốn tiết kiệm pin cho đèn flash bạn nên chọn tăng ISO lên.
Bước 5: Chọn chế độ chụp trên máy ảnh
Trên máy ảnh bạn chọn chế độ chụp thích hợp. Với chế độ đèn flash là ETTL bạn có thể chụp với bất cứ chế độ nào. Máy ảnh và đèn flash sẽ tự đưa ra ánh sáng thích hợp. Tuy nhiên, đôi lúc ánh sáng sẽ không chính xác. Bạn cần kiểm tra thường xuyên ảnh đã chụp để kịp điều chỉnh. Đừng quá tin tưởng vào chế độ ETTL. Đó là bài học quan trọng trong hướng dẫn sử dụng đèn flash rời chuyên nghiệp.
Bước 6: Chọn một chế độ đồng bộ cửa trập
Sau khi chọn xong chế độ chụp, hãy chọn một chế độ đồng bộ flash. Sử dụng HSS (high-speed sync) khi tốc độ chụp cao hơn tốc độ đèn flash có thể chụp. Đối với việc cần phơi sáng lâu, dùng first-curtain sync hoặc second-curtain sync. Dĩ nhiên là rất rất ít khi phải sử dụng 2 chế độ này.
Trên đèn flash. Bật các nút Function để tìm chế độ HSS để bật lên.
Bước 7: Kiểm tra ISO
Bạn nên để flash ở mức tương đối để tiết kiệm pin cho đèn flash. Tuy nhiên, bạn nên so sánh phù hợp với mức hiệu năng của ảnh. Độ nhạy sáng ISO cao hơn sẽ làm tăng độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh, và cho phép ánh sáng khuếch tán yếu từ đèn flash. Ánh sáng này không thể phát hiện ở ISO thấp. Ảnh của bạn sẽ sáng hơn. Tuong Lam Photos khuyên bạn nên chụp thử trước để đánh giá mức độ ánh sáng cho phù hợp rồi từ đó thay đổi.
Bước 8: Sử dụng bù phơi sáng
Trong nhiều trường hợp, khi chụp đèn flash ánh sáng không thể phủ toàn bộ nền phía sau. Đó là lúc bạn nên sử dụng bù phơi sáng để điều chỉnh ánh sáng của hậu cảnh. Ở các máy ảnh có thể cài đặt mức bù sáng bằng cách xoay Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh trong khi nhấn giữ nút chụp. Gần như các máy đều có chức năng này.
Bước 9: Bù phơi sáng trên đèn flash
Đây là một chức năng rất quan trọng của đèn flash. Việc bù phơi sáng làm cho hậu cảnh sáng hơn nhưng đối tượng có thể không sáng như mong đợi. Tất nhiên là đối tượng vẫn nằm trong phạm vi của đèn flash. Hãy điều chỉnh công suất của đèn flash.
Hãy tìm đến mục Flash exposure comp và điều chỉnh. Bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.
Bước 10: Dùng tản sáng
Thực tế cho thấy việc sử dụng đèn flash nhưng không dùng tản sáng làm cho ánh sáng bị gắt. Bạn hãy sử dụng thêm các loại tản sáng khác nhau cho phù hợp. Các loại tản sáng này làm ánh sáng mềm và mỏng hơn. Sẽ rất hiệu quả. Ngoài ra đôi lúc còn cần thêm các loại phụ kiện “nặng đô” khác như dù, soft box…
Bạn cũng cần chú ý đến hướng của đèn flash. Hướng đánh trực tiếp sẽ gây gắt ảnh, cháy ảnh. Nhưng sẽ hợp lý đối với môi trường chụp ngược sáng như trên biển. Hướng đèn lên trần nhà và để ánh sáng dội ngược lại sẽ rất phù hợp nếu chụp trong môi trường có trần cao như chụp tiệc, hội nghị trong nhà…
Bạn nên chú ý đến tiêu cự. Trong đèn flash gọi là flash zoom. Hãy điều chỉnh đến mức phù hợp.
Kết luận sử dụng đèn flash rời
Qua 10 bước trong bài Hướng dẫn cách sử dụng đèn flash rời chuyên nghiệp này chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn các sử dụng đèn flash chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo sạc pin đầy đủ, chụp RAW kết hợp tản sáng nhé. Lời khuyên của Tuong Lam Photos là hãy thực hành thật nhiều và bạn sẽ thành công. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu bạn có thắc mắc. Hãy tham gia vào group để cùng trao đổi thêm những thuật nhiếp ảnh cũng như xem thêm các bài viết khác trong series nhiếp ảnh cơ bản của chúng tôi.
Facebook Tuong Lam Photos: https://www.facebook.com/tuonglamphotos
Facebook Kỷ Yếu Học Trò: https://www.facebook.com/kyyeuhoctrovn
Facebook Tuyển thợ chụp ảnh freelance: https://www.facebook.com/groups/TuyenThoChupAnh
- Phong tục cưới hỏi của người kinh
- Thực đơn đám cưới ở quê – Top 20 thực đơn ngon nhất
- Đám cưới ngoài trời – Tất cả mọi thứ bạn cần biết
- Làm đám hỏi đơn giản
- Nước hoa TL PERFUME OIL – Tuong Lam Photos chụp ảnh khai trương
- Ngày cưới đẹp 2027 đầy đủ chính xác nhất
- Concept chụp ảnh cánh đồng lúa – tạo dáng cách chụp ảnh
- Ngày đăng ký kết hôn đẹp 2024 – Cam kết chính xác
- Ngày cưới đẹp 2026 – Thông tin đầy đủ, chính xác nhất theo năm sinh
- Trường Mầm non Ngôi Sao Tương Lai – Future Star
- Quay mv ca nhạc giá rẻ – Tuong Lam Photos
Từ khóa » Flash Rời Là Gì
-
Tổng Quan Về đèn Flash Rời Trong Nhiếp ảnh
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng đèn Flash Rời Không Phải Ai Cũng Biết
-
Sự Cần Thiết Của Một đèn Flash Rời Cho Máy ảnh DSLR?
-
Những Lý Do Bạn Nên Sắm đèn Flash Rời Cho DSLR - Color ME
-
5 Lý Do Bạn Nên Có Đèn Flash Rời Ngay - Máy Ảnh City
-
Sử Dụng Flash Rời Dễ Hơn - Kiều Trường
-
Những điều Cần Biết Về đèn Flash Máy ảnh - PhongVu
-
Khác Nhau Giữa đèn Flash Rời Và Flash Cóc
-
Đèn Flash Máy ảnh Là Gì? - Freetuts
-
Đèn Flash - Vua Nhiếp ảnh
-
Hướng Dẫn Chọn đèn Flash Rời Cho Máy ảnh đối Với Người Sử Dụng ...
-
Tìm Hiểu 5 Tính Năng Của đèn Flash Máy ảnh - Xuân Sơn Camera
-
Đèn Flash - Thiết Bị Quay Phim
-
Những Lợi Ích Của Đèn Flash Ngoài Là Gì?