Hướng Dẫn Sử Dụng Google Slides Cơ Bản
Có thể bạn quan tâm
Google Slides là một ứng dụng thuyết trình cao cấp của Google hoạt động trong trình duyệt như là một phần của Google Docs. Nó hoàn toàn miễn phí – yêu cầu duy nhất để sử dụng là phải có một tài khoản Google.
Ngay khi anh chị đăng nhập tài khoản Google, tìm đến Google Drive. Tạo một thuyết trình mới bằng cách nhấp chọn Mới > Google Trang Trình Bày. Anh chị sẽ được chuyển đến một trang trình diễn chưa có nội dung.
Bước đầu tiên trong việc tạo một trình diễn mới là định dạng nó trông như thế nào, vì vậy hãy nhìn vào thanh sidebar Chủ đề. Thanh sidebar Chủ đề xuất hiện ở bên phải của trang trình bày. Sử dụng thanh cuộn để di chuyển qua các chủ đề sẵn có khác nhau.
Một khi anh chị đã chọn chủ đề, hãy xác định tỷ lệ khung hình các slide. Từ Tệp > Cài đặt trang, có các tùy chọn Chuẩn 4:3, Màn hình rộng 16:9, Màn hình rộng 16:10 và Tùy Chỉnh.
Nhấp OK một khi anh chị đã chọn chủ đề và tỷ lệ trang trình chiếu. Trong bài hướng dẫn về Google Slides, chúng tôi sẽ sử dụng chủ đề Paperback và tỷ lệ 16:9.
Lưu ý: Chủ đề và tỷ lệ có thể được thay đổi sau đó bằng cách chọn Trang trình bày > Thay đổi chủ đề.
Anh chị nên đổi tên trình chiếu ngay khi đã quyết định chọn chủ đề lúc đầu. Để thực hiện, nhấp chọn Bản trình bày không có tiêu đề góc phía trên bên trái màn hình và gõ tên mới.
Để thêm một tiêu đề, nhấp vào nó và gõ tiêu đề. Anh chị cũng có thể thêm tiêu đề phụ hoặc để trống. Những trường để trống sẽ không hiển thị, do đó anh chị không cần phải xóa chúng.
Khi anh chị chọn văn bản, tùy chọn mới xuất hiện ở thanh công cụ phía trên. Biểu tượng ở giữa thanh công cụ cho phép chỉnh sửa hình dạng của hộp văn bản, như màu nền và đường viền. Biểu tượng bên phải cho phép chỉnh sửa hình dạng của văn bản như kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc và các kiểu đậm, gạch dưới, và nghiêng.
Anh chị có thể thêm nhiều hơn vào trang trình chiếu. Thêm slide mới, bấm vào dấu + trên bên trái của màn hình.
Slide tiếp theo sẽ là một slide với các phần tử đa phương tiện. Bởi vì tập tin đa phương tiện sẽ đươc thêm vào slide này, nên bố cục mặc định sẽ không vừa vặn. Đối với slide này, nhấp vào nút mũi tên bên cạnh nút + và chọn một bố cục khác cho slide, chúng tôi chọn Chú thích, anh chị thấy thích cái khác cũng được không vấn đề gì cả.
Để thêm một ảnh, chọn nút Hình ảnh trên thanh công cụ hoặc chọn Chèn > Hình ảnh. Anh chị có thể tải lên hình ảnh của riêng anh chị từ ổ cứng, tài khoản Google +, hoặc Google Drive; hoặc có thể chụp ảnh bằng cách sử dụng một webcam; hoặc có thể tìm kiếm trên Google, ảnh lưu trữ trên tạp chí LIFE, hoặc kho ảnh trong bảng điều khiển Chèn hình ảnh.
Một khi anh chị tìm thấy những hình ảnh mình thích, click vào nó và nhấn Chọn (từ lưu trữ hoặc kho ảnh) hoặc Mở (từ tùy chọn Tải lên) để đưa nó vào trang trình chiếu. Hình ảnh có thể thay đổi kích cỡ và xoay theo ý thích của anh chị.
Thêm hiệu ứng chuyển tiếp bằng cách nhấp vào nút Chuyển đổi trên thanh công cụ. Một sidebar Ảnh động sẽ xuất hiện bên phải màn hình, và có thể tùy chỉnh hiệu ứng động trong trang trình chiếu.
Mẹo: Dễ dàng áp dụng quá trình chuyển tiếp giữa tất cả các slide bằng cách bấm vào nút Áp dụng cho tất cả trang trình bày trong thanh Animations.
Từng đối tượng riêng lẻ trên slide cũng có thể được áp dụng hiệu ứng động. Chọn một đối tượng trên các slide bằng cách nhấp vào đối tượng, sau đó bấm Chọn đối tượng để tạo hiệu ứng trong thanh Ảnh động.
Hãy chọn một kiểu ảnh động từ trình đơn thả xuống đầu tiên. Trình đơn thả xuống thứ hai điều khiển từng hiệu ứng động. Các hiệu ứng động có thể được tắt mở bằng tay bằng cách chọn tuỳ chọn Khi nhấp chuột, hoặc tự động bằng cách chọn các tuỳ chọn Sau hoạt ảnh trước đó hoặc Với hoạt ảnh trước đó. Tốc độ hiệu ứng được kiểm soát bởi thanh trượt Chậm – Nhanh.
Bấm Phát để xem trước hiệu ứng ảnh động.
Để chia sẻ Slides cho người khác, anh chị để ý góc phải trên và chọn Chia sẻ.
Một hộp thoại hiện ra, anh chị có thể copy đường dẫn (khoanh đỏ) để gửi cho người khác hoặc tùy chỉnh những chỗ mà chúng tôi khoanh màu xanh, đó là những thiết lập của anh chị dành cho người được chia sẻ: gửi cho ai? người được chia sẻ được sửa Slides hay chỉ được xem thôi v.v…
Bây giờ thì anh chị đã hoàn tất, nhấp vào nút Trình Bày để trình chiếu thành quả.
Nếu anh chị đang thiết kế một bài thuyết trình mà không có Internet, anh chị có thể xuất trang trình chiếu thành tập tin dưới dạng .pptx bằng cách nhấp vào Tệp > Tải xuống dưới dạng > Microsoft PowerPoint (.pptx)
Nếu anh chị có bất kỳ câu hỏi hay đề nghị gì về Google Slides, đừng ngần ngại để lại bình luận. Chúc anh chị thành công!
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Gg Slide Là Gì
-
Cách Tạo Bài Thuyết Trình Trong Google Slides
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Google Slides (Hướng Dẫn Nhanh) - Business
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Sử Dụng Google Slides - TOTOLINK Việt Nam
-
Google Slides Là Gì? 6 Bước Sử Dụng Cho Người Mới Bắt đầu
-
Google Slides Là Gì? Bài Học Vỡ Lòng Về Google Slides Cho Người Mới ...
-
Gg Slide Là Gì - LuTrader
-
Google Slides – Wikipedia Tiếng Việt
-
Google Slides Là Gì? Tổng Hợp Những Thông Tin Cần Biết Khi Dùng ...
-
20+ Tính Năng Google Slides Hữu ích Thường Bị Bỏ Qua
-
[Video] Cách Tạo Slide PowerPoint Trực Tuyến Bằng Google Slide Cực ...
-
Google Slides Là Gì? Bài Học Nhập Môn Của Những Người Mới Bắt đầu
-
Powerpoint Và Google Slides: Đâu Là Công Cụ Tối ưu Cho Dân Văn ...