Hướng Dẫn Sử Dụng Mã Loại Hình Cho Doanh Nghiệp FDI
Có thể bạn quan tâm
![]() | Hướng dẫn áp mã loại hình khi chuyển nguyên liệu từ hợp đồng này sang hợp đồng khác |
![]() | Tiếp tục hướng dẫn sử dụng mã loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu |
![]() | Hải quan TPHCM hướng dẫn, giải đáp kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp |
![]() |
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Cục Hải quan Hải Phòng. Ảnh: N.Linh |
Chẳng hạn đối với loại hình A12, hải quan địa phương phản ánh vướng mắc: loại hình A12 sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu để sản xuất. Như vậy doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước có sử dụng loại hình A12 không?
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư) thì sử dụng mã loại hình A12 (Nhập kinh doanh sản xuất).
Liên quan đến mã loại hình A11 và A41, Cục Hải quan Tây Ninh nêu: theo ghi chú tại mã loại hình A11-Nhập kinh doanh tiêu dùng thì riêng doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu. Như vậy được hiểu loại hình A41-Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu áp dụng cho trường hợp:
Trường hợp 1, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu.
Trường hợp 2, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký theo quyền nhập khẩu.
Vậy nếu hiểu theo trường hợp 2 thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phải DNCX; không nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu) nhập hàng tiêu dùng trong doanh nghiệp sẽ áp dụng mã loại hình nào?
Trước vướng mắc của hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ thì quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Do vậy, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không phải DNCX) nhập khẩu hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh thương mại mà chỉ sử dụng trong doanh nghiệp thì áp dụng loại hình A11.
Từ khóa » Tờ Khai A12 Là Gì
-
Hỏi - Đáp: 11 Vướng Mắc Về Mã Loại Hình Xuất, Nhập Khẩu
-
Bảng Mã Loại Hình Xuất, Nhập Khẩu Mới Nhất Và Hướng Dẫn Sử Dụng
-
Hoàn Thuế Loại Hình A12 (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu
-
Bảng Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu - Trường Phát Logistics
-
Tờ Khai Khi Nhập Khẩu Sử Dụng Mã Loại Hình A11, A12 Khi Tái Xuất ...
-
Loại Hình Nhập Khẩu A12 - Vietnam Customs
-
Chuyển Loại Hình Tờ Khai Nhập Khẩu A12 Khi Chuyển Phát Nhanh Có ...
-
Công Văn 1478/TCHQ-GSQL
-
Xác định Loại Tờ Khai Hải Quan Khi Nhập Khẩu Hàng Hóa?
-
Bảng Mã Loại Hình Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Mới Có Những Thay đổi Gì?
-
Giải đáp Thủ Tục Hải Quan |
- Facebook -
Giải đáp Thủ Tục Hải Quan | ắt Hẳn Vụ A11 Và A12 Mở Tờ Khai Tại Chi ...
-
“Gỡ Vướng” áp Dụng Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu Mới - Trang Chủ