Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Chỉnh Sửa Video Adobe Premiere ...
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere là phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp và phổ biến nhất hiện nay. Phần mềm được rất nhiều nhà làm phim và người đam mê việc làm thiết kế lựa chọn. Tuy nhiên, với một người mới bắt đầu thì việc làm quen với giao diện Adobe Premiere là điều không dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn - những người mới bắt đầu với cách chỉnh sửa video có cái nhìn tổng quát nhất!
I. Phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp Adobe Premiere là gì?
Phần mềm Adobe Premiere được biết đến với tên gọi tắt là Premiere hay Pr, đây là một phần mềm chỉnh sửa video miễn phí, dựng phim chuyên nghiệp và phổ biến nhất hiện nay.
Adobe Premiere giúp người dùng có thể sao chép, hiệu chỉnh và chia sẻ video trên nền tảng net, radio, đĩa hay những thiết bị khác. Adobe Premiere sử dụng cơ chế mới nên cho phép người sử dụng được nhập, biên tập viên và xuất video với chất lượng cao HD. Tuy nhiên, muốn sử dụng chế độ HD thì máy tính của người dùng cần phải rất mạnh, RAM lớn, dung lượng còn trống lớn và ổ cứng có tốc độ cao.
II. Chức năng của phần mềm chỉnh sửa Adobe Premiere
Phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp Adobe Premiere được các nhà làm phim lựa chọn rất nhiều. Là một phần mềm hoạt động đa nền tảng, dễ dàng cài đặt nên phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp Adobe Premiere có thể tạo ra rất nhiều video có khả năng tương thích cao với nhiều thiết bị đầu ra, dễ lưu trữ và chỉnh sửa. Pr là phần mềm nâng cao được các trường đào tạo chọn làm phần mềm học tập thiết kế đồ họa trong chương trình giảng dạy của mình.
Phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere cho phép người dùng nhập nhiều định dạng video khác nhau, nhiều định dạng ảnh và vector. Giao diện của phần mềm dễ sử dụng giúp người dùng chỉnh sửa màu sắc, tạo được nhiều hiệu ứng và kỹ xảo: chuyển cảnh, các plugin từ bên ngoài vào, thêm tiêu đề, mô tả và âm thanh.
III. Quy trình chỉnh sửa video cho người mới bắt đầu
1. Tiền hậu kì
1.1. Lên lý tưởng và kịch bản chỉnh sửa video
Việc lên ý tưởng và phác họa một kịch bản cụ thể là một khâu vô cùng quan trọng nhưng lại bị lãng quên. Việc lên ý tưởng sẽ giúp hiệu suất làm việc được nâng cao, tiết kiệm thời gian và đạt những kết quả như mong muốn. Để hình thành được những ý tưởng video, bạn nên đặt ra các câu hỏi và tự tìm kiếm câu trả lời: Mục tiêu, đối tượng hướng đến và thông điệp cốt lõi của video. Từ đó hãy nghĩ và lên concept video cho phù hợp.
Lên ý tưởng cho video là một bước rất quan trọng
Tiếp theo chính là việc chuyển hóa những ý tưởng đó thành Storyboard trước khi tiến hành cách chỉnh sửa video qua phần mềm. Storyboard giúp bạn hình dung một cách tổng quát nhất về diễn biến của video, xem xét sự liên kết, kết nối mạch câu chuyện trong video. Tóm lại, các cách chỉnh sửa video được thực hiện trong tiền sản xuất sẽ giúp quá trình hậu kỳ diễn ra đơn giản và nhanh chóng hơn.
1.2. Chọn lọc Footage
Trong quá trình sản xuất video, footage là những cảnh quay thô chưa qua chỉnh sửa. Các footage sẽ phải trải qua quá trình biên tập hậu kỳ trước khi trở thành một video hoàn chỉnh.
Thông thường trong quá trình quay, có nhiều cảnh sẽ phải quay lại rất nhiều lần trước khi đưa vào phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp, do vậy, việc chọn lọc footage sẽ giúp video có những cảnh quay đẹp nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên xem lại những footage để có thể sắp xếp lại các cảnh quay trong các phân đoạn nhỏ hơn, xem xét những cảnh quay đó có phù hợp với ý tưởng đã lên trước đó hay không? Thêm vào đó, việc xem lại footage giúp bạn xác định được những sai sót trong quá trình sản xuất.
2. Hậu kỳ
2.1. Sắp xếp các cảnh quay
Sau khi chọn được hình ảnh ưng ý, hãy bắt đầu vào việc lựa chọn các trình chỉnh sửa và sắp xếp các cảnh quay sao cho hợp lý dựa trên kịch bản đã lên từ trước. Quá trình này bạn nên sử dụng Storyboard để thực hiện bởi sẽ đánh dấu được những cảnh quay có thể sử dụng và đặt sang một bên những cảnh quay không dùng được.
Sau khi đã hoàn thành bản nháp, người làm video cần sàng lọc các lựa chọn hoặc hỏi ý kiến khách hàng. Tiếp đó sắp xếp lại theo một trật tự mới thống nhất để có một video ưng ý.
Sắp xếp cảnh quay theo một trật tự nhất định
2.2. Dựng thô
Dựng thô là quá trình thực hiện với bản chỉnh sửa đầu tiên với phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp. Đây là giai đoạn lồng ghép câu chuyện vào video, tạo ra những thông điệp và sử dụng những cảnh quay nền tảng trước đó để truyền tải mong muốn của nhà sản xuất.
Dựng thô là bước đầu cho việc tạo thông điệp trong video
2.3. Tinh chỉnh video
- Cắt bỏ những cảnh quay không cần thiết: Khi loại bỏ xong các phân đoạn không cần thiết và thống nhất được bản dựng thô thì người làm video sẽ thực hiện việc tinh chỉnh bằng phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp sao cho video mượt và thu hút hơn khi thêm các hiệu ứng. Việc tinh chỉnh này có thể loại bỏ đi các cảnh quay nếu thấy không phù hợp hay không đóng góp được vào câu chuyện tổng thể.
- Thêm hiệu ứng cho video: Tại phần này, việc thêm hiệu ứng chuyển cảnh lúc sử dụng phần mềm chỉnh sửa video sẽ giúp bạn tạo nên sự liên kết giữa các đoạn trở nên chân thực hơn. Thêm vào đó, bạn hoàn toàn có thể thêm các hiệu ứng khác như hiệu ứng hình ảnh, âm thanh… sẽ tạo nên được sự chuyển động đặc sắc và sống động trong video.
Video sống động hơn khi được thêm hiệu ứng
- Chèn âm thanh: Sau khi thêm một số hiệu ứng đồ họa thì sẽ đến phần tùy chỉnh âm thanh. Hãy chọn ra một bản nhạc phù hợp với nội dung của video, sau đó chèn vào video xem có phù hợp không bằng phần mềm chỉnh sửa video miễn phí Adobe Premiere chuyên nghiệp.
Chèn và tùy chỉnh âm thanh cho video
- Chỉnh màu: Bước cuối cùng trước khi hoàn thiện video là việc chỉnh màu sắc. Lúc này, bạn sẽ sử dụng phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính để lựa chọn các màu sắc, chất lượng hình ảnh sao cho độc đáo và trực quan nhất. Mỗi màu sắc mang trong mình sắc thái khác nhau, khơi gợi cảm xúc khác nhau nên có thể nói màu sắc trong video là yếu tố quan trọng để truyền tải thông điệp.
Màu sắc quyết định đến thông điệp của video
2.4. Xem lại bản hoàn thiện và xuất file
Khi đã hoàn thành công những đoạn chính của phần hậu kỳ, người làm video cần xem lại video vừa chỉnh sửa xong, xem xét lại các yếu tố, các phân cảnh trong video đã ưng ý chưa. Nếu chưa thì hãy chỉnh sửa nốt để video hoàn thiện nhất. Còn nếu đã ưng ý với video thì hãy xuất file ngay nhé!
3. Thẳng thắn trao đổi và hiện thiện
Việc trao đổi feedback về video của bạn là một công đoạn rất quan trọng. Trong quá trình trao đổi với những người có kinh nghiệm, bạn sẽ nhận được những phản hồi quý báu để video của bạn trở nên hoàn thiện hơn, học hỏi được nhiều kỹ năng hơn.
Còn khi bạn trao đổi với khách hàng, việc này sẽ giúp bạn thấu hiểu được nhiều hơn mong muốn của khách hàng và hoàn thiện hơn video của mình theo đúng mong muốn của họ. Bước này giúp quá trình hậu kỳ video của bạn nhanh chóng được hoàn thiện và bạn đã có thể hoàn thành video dự án của mình rồi!
IV. Cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính Adobe Premiere
1. Làm quen với giao diện phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere
Giao diện chính của phần mềm chỉnh sửa video miễn phí
Giao diện chính của phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere gồm có 5 vùng với những chức năng khác nhau bao gồm:
- Khu vực 1: Khu vực đầu tiên của phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere là Project Panel, đây là cửa sổ của dự án, nơi lưu trữ tất cả các file nguồn đã import và tiêu đề tạo ra trong quá trình dựng video và phim.
- Khu vực 2: Khu vực của của phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính này chính là Source Monitor, đây là màn hình chính giúp người dùng xem lại được các file nguồn.
- Khu vực 3: Phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere có khu vực 3 là Program Monitor, màn hình này cho phép các hình ảnh, âm thanh và effect đã thực hiện trong quá trình dựng được phát lại.
- Khu vực 4: Effect Panel là khu vực thứ 4 của phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere, đây là nơi bạn có thể tìm lại các hiệu ứng và kỹ xảo có thể sử dụng.
- Khu vực 5: Phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere có khu vực 5 là Timeline Panel, đây là khu vực theo dõi được tiến độ làm việc của các sequence đường hình và đường âm thanh.
Ngoài những cửa sổ của giao diện chính thì phần mềm chỉnh sửa video miễn phí này còn có một số cửa sổ làm việc khác được sử dụng trong quá trình dựng video:
- Effect Controls là cửa sổ dùng riêng cho việc điều chỉnh hiệu ứng âm thanh và hình ảnh của phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính Pr.
- Audio Mix là nơi người dùng có thể thỏa sức sáng tạo, cắt ghép và điều chỉnh âm thanh cho video.
2. Tạo project và sequence mới
2.1. Tạo dự án project khi mới mở Adobe Premiere
Bước 1: Khởi động phần mềm chỉnh sửa video miễn phí Adobe Premiere, hộp thoại “Welcome to Adobe Premiere” xuất hiện.
Bước 2: Chọn New Project để tạo dự án mới để làm video.
Tạo dự án mới rồi đặt tên cho dự án
Bước 3: Hộp thoại “New Project” xuất hiện. Lựa chọn trước thư mục để lưu dự án trong phần Browse, đặt tên cho thư mục tại mục Name.
Bước 4: Nhấn OK để hoàn thành bước tạo Project.
2.2. Tạo dự án project mới khi đang mở AP
Bước 1: Chọn File => New => Project trên thanh công cụ của phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere.
Bước 2: Hộp thoại “New Project” xuất hiện. Lựa chọn thư mục lưu trữ dự án trong phần Browse, đặt tên ở mục Name.
Bước 3: Nhấn OK để kết thúc bước tạo Project.
2.3. Tạo sequence mới
Sequence ở đây là một bản dựng trong project được tạo, một project có thể có nhiều sequence khác nhau. Sequence là nơi tạo ra các thao tác biên tập, cách chỉnh sửa video. Khi tạo xong 1 project, người dùng tiếp tục tạo các sequence tiếp theo:
Bước 1: File => New => Sequence trên thanh công cụ trong phần mềm chỉnh sửa video miễn phí Adobe Premiere. Tại đây, khi tạo một project mới thì bạn phải luôn một sequence mới. Hộp thoại “New Sequence” sẽ xuất hiện sau các bước tạo project, hãy đặt tên cho sequence đó rồi bấm OK.
Bước tạo sequence mới cho dự án
Bước 2: Tại mục Sequence Presets, lựa chọn 1 sequence trong danh sách Available Presets.
Bước 3: Đặt tên cho sequence rồi bấm OK.
3. Import và quản lý file import
3.1. Import
Sau bước tạo project và sequence, bạn cần phải import hình ảnh, âm thanh rồi mới bắt đầu dựng video. Có 4 cách để import video:
- Cách 1: Kéo file cần import trực tiếp vào Source Project.
- Cách 2: Menu => File => Import hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + I, sau đó bạn chọn file muốn dựng rồi bấm OK.
- Cách 3: Trên cửa sổ Project, nhấp chuột phải vào vị trí bất kỳ => Import => Lựa chọn file chứa dữ liệu rồi bấm OK.
- Cách 4: Kích đúp chuột vào cửa sổ project, sau đó chọn import rồi tiếp tục làm như các cách trên.
3.2. Quản lý các file import
Bạn cần quản lý file import trong phần mềm chỉnh sửa video trên máy tính bằng cách chia nhỏ thư mục và ghi rõ từng thư mục đó có dữ liệu gì để dễ dàng tìm kiếm. Bạn cũng có thể chia nhiều thư mục con trong thư mục chính để tối ưu import nhất có thể.
V. Kết luận
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn một cách chỉnh sửa video chi tiết nhất cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa video Adobe Premiere. Kể cả với người mới bắt đầu hay người dùng chuyên nghiệp thì đây vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. Các bạn hãy vận dụng hết kỹ năng của bản thân cùng sự giúp đỡ của phần mềm để có tác phẩm ưng ý nhất nhé!
Từ khóa » Cách Chỉnh Sửa Video Bằng Adobe Premiere
-
Cách Cắt, Ghép Video Bằng Adobe Premiere Chi Tiết (Video Hướng Dẫn)
-
Cách Cắt, Ghép, Chỉnh Sửa Video Và Sử Dụng Công Cụ Trong Adobe ...
-
Premiere #2 Hướng Dẫn Biên Tập Chỉnh Sửa Video Trong Adobe ...
-
7 Bước Cắt Video Bằng Adobe Premiere Cực đơn Giản - Unica
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cắt Ghép Video Bằng Adobe Premiere - Color ME
-
Hướng Dẫn Dựng Phim Với Phần Mềm Adobe Premiere Pro
-
HƯỚNG DẪN CHỈNH SỬA VIDEO BẰNG ADOBE PREMIERE
-
Cách để Cắt Xén Video Bằng Adobe Premiere Pro - WikiHow
-
01 - Học Cắt Ghép Và Chỉnh Sửa Video Từ Cơ Bản Với Premiere Pro CC
-
Cách Chỉnh Sửa Nhạc Thành Video Bằng Adobe Premiere - 101 Help
-
Hướng Dẫn Chỉnh Sửa Video Bằng Adobe Premiere Pro
-
Biên Tập Phim Trong Premiere Pro - Adobe
-
Ứng Dụng Chỉnh Sửa Video Cho YouTube, Mạng Xã Hội - Adobe
-
Hướng Dẫn Cách Cắt Ghép Video Bằng Adobe Premiere - Vietproducer