Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm CPU-Z để Kiểm Tra Cấu Hình Laptop

CPU-Z là phần mềm chuyên dụng để kiểm tra chi tiết cấu hình của laptop một cách đầy đủ nhất. Trong bài viết này Điện máy XANH sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mềm CPU-Z, giúp bạn có thể đọc được cấu hình chính xác từ đó thuận tiện hơn trong việc nâng cấp phần cứng laptop.

1CPU-Z là gì?

CPU-Z là một phần mềm được cài đặt miễn phí trên hệ điều hành Windows được sáng lập bởi CPUID. Phần mềm CPU-Z dùng để cung cấp thông tin trên máy tính, laptop bao gồm thông số CPU, bộ nhớ đệm (Cache), bo mạch chủ, card đồ họa và bộ nhớ,...

Bên cạnh đó, phần mềm CPU-Z còn có khả năng chấm benchmark giúp người sử dụng máy có thể kiểm tra được hiệu suất của thiết bị. Đặc biệt, cho phép người dùng tải các bài báo lên CPU-Z, có thể so sánh hiệu suất máy tính của mình với các máy tính khác.

CPU-Z là một phần mềm được cài đặt miễn phí trên hệ điều hành Windows

CPU-Z là một phần mềm được cài đặt miễn phí trên hệ điều hành Windows

2Cách cài đặt CPU-Z về máy tính

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang Web CPUID để tải phần mềm CPU-Z vào máy tính.

Link tải phần mềm: TẠI ĐÂY

Bước 2: Kéo chuột xuống thì ta thấy có 2 phiên bản như cột Classic và Custom. Bạn có thể chọn bất cứ phiên bản nào. Chẳng hạn như hình bên dưới chọn thiết lập phiên bản Classic, chọn SETUP.

Chọn thiết lập phiên bản Classic, chọn SETUP

Bước 3: Nhấn vào nút Download để tải phần mềm vào máy.

Nhấn vào nút Download để tải phần mềm vào máy

Bước 4: Sau đó, bạn hãy bấm vào file vừa tải > Chọn RUN.

Bấm vào file vừa tải  Chọn RUN

Bước 5: Chọn vào mục I accept the argeement để chấp nhận các điều khoản > Chọn Next để tiếp tục.

Chọn vào mục I accept the argeement để chấp nhận các điều khoản

Bước 6: Chọn nơi để tải phần mềm > Nhấn Next.

Chọn nơi để tải phần mềm  Nhấn Next

Bước 7: Nhấn vào Install để thực hiện cài đặt.

Nhấn vào Install để thực hiện cài đặt

Bước 8: Nhấn Finish để hoàn thành quá trình cài đặt.

Nhấn Finish để hoàn thành quá trình cài đặt

3Hướng dẫn sử dụng CPU-Z

Thẻ CPU

Ngay khi vào phần mềm CPU-Z, bạn sẽ thấy thẻ CPU máy tính. Trong thẻ bạn có thể xem được bộ vi xử lý (name), thế hệ CPU (codename), chân cắm socket (package).

Nếu bạn muốn nâng cấp CPU thì một số thông tin bạn cần quan tâm như: tên đầy đủ của cpu (specification), xung nhịp (core speed), tốc độ bus trên CPU, thông số bộ nhớ đệm L1, L2, L3 (cache) trong đó bộ nhớ đệm L2, L3 càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh, số nhân và số luồng (cores, threads).

Thẻ CPU có thể xem được bộ vi xử lý (name), thế hệ CPU (codename), chân cắm socket (package)

Thẻ CPU có thể xem được bộ vi xử lý (name), thế hệ CPU (codename), chân cắm socket (package)

Thẻ Caches

Thẻ Caches cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống về dung lượng và cấp độ, thuộc tính.

L1D- Cache, L1 I-Cache, L2 Cache, L3 Cache: băng thông L1, L2, L3 của CPU, trong đó bộ nhớ Cache L2, L3 càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh. Phần thẻ Caches dường như không có nhiều thông tin để xem, gần như đã hiển thị hết ở Thẻ CPU.

Thẻ Caches cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống về dung lượng

Thẻ Caches cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ Cache của hệ thống về dung lượng

Thẻ Mainboard

Thẻ Mainboard cung cấp một số thông tin cơ bản của máy tính như:

  • Manufacturer: Là tên nhà sản xuất ra mainboard, ví dụ: Gigabyte, ASUS, Foxconn, HP…
  • Model: là tên loại mainboard, ví dụ: G41MDV, 82F2… thông tin này khá quan trọng trong quá trình tìm kiếm driver mà không phải mở máy để xem trực tiếp.
  • Chipset: Thông tin về chipset trên main, ví dụ: 945, G31, H61…
  • BIOS: Hiển thị các thông tin về hãng sản xuất, phiên bản và ngày ra phiên bản hiện tại đang dùng của BIOS.
  • Graphic Interface: Là thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard, phổ biến nhất hiện nay chỉ có 2 chuẩn là AGP và PCI-Express.
Thẻ Mainboard cung cấp một số thông tin cơ bản của máy tính

Thẻ Mainboard cung cấp một số thông tin cơ bản của máy tính

Thẻ Memory

Thẻ Memory có thể xem thông tin về bộ nhớ RAM. Một số thông tin được cung cấp trong thẻ Memory như:

  • Type: Loại RAM hay đời RAM máy đang sử dụng, ví dụ: DDR, DDR2, DDR3…
  • Size: Tổng dung lượng RAM đang sử dụng trên máy tính của bạn.
  • Channel: Số lượng RAM cắm trên máy có thể là Single (một RAM) hoặc Dual (2 RAM) hoặc Triple (3 RAM).
  • DRAM Frequency: Là tốc độ chuẩn của RAM, các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 thì lấy thông số DRAM Frequency nhân 2, kết quả ra tốc độ Bus của RAM.
Thẻ Memory có thể xem thông tin về bộ nhớ RAM

Thẻ Memory có thể xem thông tin về bộ nhớ RAM

Thẻ SPD

Thẻ SPD cung cấp thông tin về số lượng khe cắm RAM và thông số của RAM. Thẻ cung cấp một số thông tin như:

  • Slot #: Đây là phần hiển thị số lượng khe cắm RAM, số slot càng nhiều thì bạn càng có nhiều khe cắm. Thông thường là 2 hoặc 4 khe cắm, tương ứng với Slot #1 -> Slot #4. Mỗi khi sổ xuống chọn 1 slot, phần thông tin sẽ thay đổi tương ứng với thanh RAM đang cắm ở khe đó.
  • Module Size: Dung lượng RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị là MB (1GB = 1024MB).
  • Max Bandwidth: Tốc độ băng thông tối đa, đây thực tế là thông số về bus RAM. Bạn chỉ cần đem nhân phần xung nhịp nằm trong dấu ngoặc đơn cho 2, sẽ ra Bus của RAM hiện tại.
  • Manufacturer: Tên hãng sản xuất RAM.
Thẻ SPD cung cấp thông tin về số lượng khe cắm RAM và thông số của RAM

Thẻ SPD cung cấp thông tin về số lượng khe cắm RAM và thông số của RAM

Thẻ Graphics

Thẻ Graphics cung cấp thông tin về card đồ họa của laptop như:

  • Display Device Selection: Nếu có nhiều card màn hình, phần này sẽ sáng lên và bạn chọn card tương ứng. Nếu chỉ có 1 card, phần này sẽ mờ đi.
  • Name: Tên của hãng sản xuất chip đồ họa.
  • Size: Dung lượng của card đồ họa (đơn vị MB).
  • Type: Kiểu xử lý, thông số này càng cao thì card màn hình của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt hơn.
Thẻ Graphics cung cấp thông tin về card đồ họa của laptop

Thẻ Graphics cung cấp thông tin về card đồ họa của laptop

Thẻ About

Thẻ About không quan trọng lắm chỉ để hiển thị thông tin về số hiệu phiên bản đang dùng của phần mềm, đôi khi bạn nên tải về bản mới nhất để có thể kiểm tra chính xác hơn.

Ngoài ra ở phần Tools sẽ cho phép bạn xuất toàn bộ cấu hình ra file text (TXT) hoặc file dạng webpage (HTML).

Thẻ About không quan trọng lắm chỉ để hiển thị thông tin về số hiệu phiên bản đang dùng của phần mềm

Thẻ About không quan trọng lắm chỉ để hiển thị thông tin về số hiệu phiên bản đang dùng của phần mềm

Thẻ Bench

Thẻ Bench là một trong những thẻ được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể xem thẻ điểm benchmark CPU của mình bằng cách nhấn vào Bench CPU. Đặc biệt, để so sánh với các dòng máy tính khác, ngay tại hộp Reference chọn hộp CPU bạn muốn.

Ngay tại hộp Reference chọn hộp CPU bạn muốn

Ngay tại hộp Reference chọn hộp CPU bạn muốn

Tiếp đó, bạn hãy tích vào ô Reference màu đen sẽ quy đổi thành màu đen để bạn dễ dàng so sánh.

Hãy tích vào ô Reference màu đen sẽ quy đổi thành màu đen để bạn dễ dàng so sánh

Hãy tích vào ô Reference màu đen sẽ quy đổi thành màu đen để bạn dễ dàng so sánh

Xem thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng smartphone làm micro cho laptop
  • Hướng dẫn cách kiểm tra độ chai pin laptop
  • Hướng dẫn bật mic laptop đơn giản, nhanh chóng

Bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản về cách sử dụng phần mềm CPU-Z để kiểm tra cấu hình laptop. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp nhé!

Từ khóa » Sử Dụng Cpu Z