Hướng Dẫn Sử Dụng Scratch Online Chi Tiết Từ A đến Z - OhStem
Có thể bạn quan tâm
Trong bài này, OhStem sẽ hướng dẫn sử dụng Scratch một cách chi tiết và đầy đủ nhất cho bạn. Nhưng trước tiên bạn cần tìm hiểu xem chính xác thì Scratch là gì nhé!
Scratch là một ngôn ngữ lập trình trực quan online dành cho trẻ em. Trẻ có thể sử dụng trang web để xây dựng các dự án trực tuyến bằng giao diện khối. Phần mềm này được phát triển bởi MIT Media Lab. Hiện tại, Scratch đã được chuyển thể sang hơn 70 ngôn ngữ, và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Trước khi đọc bài viết, bạn nên đọc qua Scratch là gì? Tặng tài liệu học lập trình Scratch 3.0 miễn phí để hiểu về ngôn ngữ lập trình này nhé. Bên trong bài viết, chúng tôi cũng có quà tặng miễn phí cho bạn: Bộ tài liệu hướng dẫn lập trình Scratch PDF, bạn có thể click vào bài viết để tải.
>> Dành cho giáo viên: Khóa học online STEM về quy trình xây dựng ngôi nhà thông minh (sử dụng Scratch)
Đăng ký ngay
Mục lục
- Tìm hiểu về Scratch online và offline
- Hướng dẫn cài đặt phần mềm Scratch 3.0 trên máy tính
- Hướng dẫn sử dụng Scratch – Làm quen giao diện
- Thanh điều khiển (1)
- Cửa sổ lệnh (2)
- Sân khấu (Stage) (3)
- Nhân vật – Sprites (4)
- Ảnh nền, phông nền – Backdrop/Background (5)
- Các khối lệnh trong Scratch
- Lập trình đối tượng trong Scratch
- Tạo ra 1 dự án mới
- Thêm đối tượng mới cho dự án
- Cách đổi giao diện phông nền
- Xây dựng và thiết lập kịch bản cho sân khấu
- Chạy chương trình
- Cách dạy lập trình cho học sinh theo định hướng giáo dục STEM
- Tổng kết
Tìm hiểu về Scratch online và offline
Có 2 cách để kích hoạt và sử dụng Scratch, cụ thể:
- Phiên bản Scratch online (không cần cài đặt) – Dễ dàng lưu trữ và chia sẻ các project với người khác
- Phiên bản Offline – Có thể sử dụng khi không có kết nối Internet
Bạn có thể lựa chọn một trong hai cách trên hoặc sử dụng cả 2 cũng được
Ngoài ra, OhStem đã sưu tầm một bộ tài liệu hướng dẫn cách lập trình Scratch chi tiết từ A đến Z, nếu bạn có nhu cầu, có thể để lại email trong phần bình luận phía dưới, OhStem sẽ gửi cho bạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn phiên bản Scratch online bản Việt hóa do OhStem phát triển, tương thích với Arduino và có nhiều yếu tố phù hợp với cộng đồng người Việt qua link sau: https://scratch.ohstem.vn/
Hướng dẫn cài đặt phần mềm Scratch 3.0 trên máy tính
Scratch 3.0 có cách tải cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Bạn có thể nhấn vào đây để tải về máy
Khi cài đặt phần mềm này, bạn sẽ không phải mất bất kỳ chi phí nào bởi vì Scratch 3.0 là phần mềm hỗ trợ lập trình robot hoàn toàn miễn phí.
Sau khi đã tải phần mềm scratch 3.0, bạn tiến hành thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn hãy mở file vừa được tải >> click vào “Continue” >> lưu phần mềm Scratch ở bất cứ vị trí nào mà mình thích để tiện cho việc lấy ra và sử dụng.
- Bước 2: Click vào “I agree”.
- Bước 3: Chờ đợi trong vài phút để tải Scratch về máy trên máy.
- Bước 4: Khi hoàn thành việc cài đặt, bạn hãy click vào mục “No, thanks”. Như vậy, bạn đã hoàn tất việc cài đặt Phần mềm scratch 3.0 rồi đó. Bạn có thể sử dụng như khi dùng Scratch Online
Trên đây là hướng dẫn sử dụng Scratch cơ bản, bạn đọc có thể download và cài đặt phần mềm này. Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau đi qua tìm hiểu về giao diện cũng như cách lập trình trên Scratch nhé!
>> Xem thêm: Scratch là gì? Ưu điểm của lập trình Scratch 3.0
Hướng dẫn sử dụng Scratch – Làm quen giao diện
Cách sử dụng phiên bản online của scratch cũng tương tự như bản offline. Nên dù bạn dùng bản online hay offline đều có thể theo dõi hướng dẫn bên dưới nhé!
Truy cập vào phần mềm Scratch qua link: https://scratch.ohstem.vn/, một giao diện như bên dưới sẽ xuất hiện:
Ta có thể chia giao diện Scratch thành 5 phần chính với các đặc điểm về chức năng riêng để người dùng dễ dàng tiến hành lập trình:
Thanh điều khiển (1)
Thanh điều khiển có 3 mục cơ bản: Lệnh (Code), Thiết kế (Costumes) và Âm thanh (Sounds).
- Lệnh (Code): nơi chứa danh mục các khối lệnh để lập trình. Từng nhóm lệnh sẽ có từng màu sắc riêng. Scratch sẽ mặc định hiển thị các nhóm lệnh và lệnh thông dụng.
Bên cạnh đó, Scratch còn có một số lệnh mở rộng khác, chúng ta có thể thêm các nhóm lệnh này vào bằng cách click chuột vào icon “Add Extension”.
- Thiết kế (Costumes): Chứa các bản thiết kế cũng như các giao diện khác nhau của từng đối tượng.
- Âm thanh (Sounds): Chứa các hiệu ứng âm thanh khác nhau.
Cửa sổ lệnh (2)
Đây là khu vực để lập trình. Bạn có thể kéo các khối lệnh vào đây và sắp xếp chúng theo thứ tự logic để tạo thành 1 chương trình điều khiển đối tượng.
Sân khấu (Stage) (3)
Sân khấu là giao diện chính của phần mềm Scratch. Sân khấu sẽ hiển thị các đối tượng, loại ảnh nền hay các hiệu ứng đồ họa,…
Đây sẽ là nơi để người dùng điều khiển và tương tác với sản phẩm do mình tạo ra.
Các công cụ dùng để quản lí và thiết lập sân khấu là phóng to , thu nhỏ và phóng to toàn màn hình .
Nhân vật – Sprites (4)
Đây là khu vực quản lý các nhân vật của phần mềm Scratch. Tại đây, chúng ta có thể thực hiện các thao tác cơ bản như tạo nhân vật mới, thay đổi bề ngoài nhân vật, thay đổi trang phục…
Scratch cung cấp nhiều nhân vật mẫu, có nhiều loại về kích thước và chủng loại. Khi bạn lần đầu sử dụng Scratch, nhân vật chính thường được chọn sẽ là chú mèo Scratch.
Ảnh nền, phông nền – Backdrop/Background (5)
Backdrop là khu vực quản lý, chỉnh sửa, tạo mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu (stage).
Lưu ý: Riêng đối với Backdrop, chúng ta có thể xây dựng các khối lệnh riêng cho nó theo ý mình.
Các khối lệnh trong Scratch
- Di chuyển (Motion): Di chuyển và xoay các đối tượng trên màn hình.
- Tạo hình (Looks): Sửa đổi diện mạo của đối tượng và nền.
- Âm thanh (Sound): Thêm mới, thay thế, và sửa đổi âm thanh.
- Sự kiện (Event): Tiến hành các thao tác được xác định bởi người sử dụng.
- Kiểm soát (Control): Các câu lệnh cơ bản có điều kiện như nếu, lặp lại, mãi mãi,…
- Cảm biến hoặc máy dò (Sensing): người dùng có thể tương tác với các đối tượng bằng các thiết bị ngoại vi khác nhau.
- Các biến (Variables): như trong các ngôn ngữ lập trình khác, chúng ta có thể thêm mới và thay đổi các biến.
- Khối của tôi (My Blocks): các khối lệnh của bạn và bạn có thể tùy chỉnh theo ý muốn.
>> Bài viết cùng chủ đề: Tổng hợp lỗi sai thường gặp nhất trong ngôn ngữ Scratch.
Lập trình đối tượng trong Scratch
Các dự án Scratch đều gồm 1 hoặc nhiều đối tượng khác nhau, chúng có thể là nhân vật con mèo (mặc định), xe tăng, quả bóng,… tùy theo dự án mà bạn tạo.
Dưới đây, cùng tìm hiểu cách chọn đối tượng và lập trình chúng để xây dựng các dự án Scratch nhé!
Tạo ra 1 dự án mới
Truy cập vào phần mềm Scratch qua link: https://scratch.ohstem.vn/ để bắt đầu.
Để tạo ra một dự án mới, bạn nhấn vào mục Khởi tạo. Nếu đang ở trong một dự án, bạn có thể click chuột theo thứ tự sau: File -> New như hình dưới để tạo một dự án mới:
Lưu ý: Giao diện sẽ xuất hiện một thông báo như bên dưới. Khi chọn OK thì các chương trình trên màn hình sẽ mất hết, nên bạn cần lưu chương trình trước khi tạo dự án mới nhé!
Thêm đối tượng mới cho dự án
Trong khu vực quản lý đối tượng có sẵn 4 biểu tượng nhỏ. Đây là 4 cách để bạn có thể các đối tượng bạn thích vào dự án của mình:
- Cách 1: Dùng hình ảnh mẫu có sẵn từ thư viện Scratch
Scratch đã có sẵn một thư viện ảnh, thư viện này được chia ra theo các chủ đề khác nhau, nhằm giúp người dùng nhanh chóng tạo ra những đối tượng mình cần để xây dựng kịch bản. Bạn di chuột vào hình chú mèo và click vào Choose a Sprite như hình trên và chọn đối tượng mình cần nhé!
Khi mới tiếp xúc với Scratch thì chúng ta có thể sử dụng các hình mẫu đã có. Nhưng khi bạn muốn thiết kế những dự án phức tạp, lúc này sẽ không có hình ảnh có sẵn từ thư viện. Chúng ta phải sử dụng các cách bên dưới để tạo thành một đối tượng ta muốn.
- Cách 2: Sử dụng công cụ phần mềm đồ họa Paint Editor
Scratch cũng đã có sẵn một bộ công cụ vẽ đồ họa nhằm giúp bạn có thể tùy biến thiết kế các đối tượng một cách thuận tiện và dễ dàng. Công cụ này được xem là một ưu điểm vượt trội của Scratch.
Bạn chỉ cần click vào Paint và tiến hành vẽ đối tượng tùy thích, theo sự sáng tạo của mình.
- Cách 3: Đối tượng ngẫu nhiên
Nếu bạn mới tìm hiểu về hướng dẫn sử dụng Scratch và chưa có ý tưởng gì, bạn có thể thử công cụ ngẫu nhiên (Surprise) này. Hệ thống sẽ tự chọn ngẫu nhiên một đối tượng bất kỳ cho bạn.
- Cách 4: Upload đối tượng từ máy tính
Một tính năng đặc biệt nữa của Scratch chính là cho phép bạn tải hình ảnh từ máy tính lên để sử dụng trong dự án. Với chức năng này, bạn có thể sử dụng nhiều hình ảnh nhân vật đa dạng khác nhau mà mình thích, chẳng hạn như nhân vật trong phim hoạt hình, nhân vật game,…
Các hình ảnh nên có định dạng phổ biến như JPEG, PNG,… Ví dụ như hình dưới, chúng ta upload hình ảnh cây bút làm đối tượng trong trò chơi:
Cách đổi giao diện phông nền
Click đúp vào biểu tượng Sân khấu (sẽ được tô viền màu xanh).
Tương tự như tạo mới nhân vật, với giao diện phông nền (Backdrop) thì bạn cũng có 4 cách để chọn:
- Dùng mẫu có sẵn
- Tự vẽ bằng công cụ Paint
- Chọn phông nền ngẫu nhiên
- Upload phông nền từ máy tính
Bạn có thể chọn phông nền bất kỳ mình thích và nhấn nút OK. Phông nền mới sẽ được đưa vào như sau:
Sau đó, bạn click vào hình ảnh chú mèo ở mục Sprite, sao đó ở mục Code, bạn kéo 2 câu lệnh sau vào khu vực cửa sổ lệnh:
- Chọn mục Event → When (lá cờ xanh) clicked (Khi lá cờ màu xanh được nhấn)
- Chọn mục Chuyển động (Motion) → Move 10 steps ( di chuyển (10) bước)
Sau khi kéo xong, chúng ta có chương trình đơn giản như hình:
Để chú mèo di chuyển, chúng ta có thể click chuột liên tục vào lá cờ màu xanh ở phía trên giao diện (trong khu vực sân khấu). Tuy nhiên, lúc này lại xuất hiện vấn đề: Nếu chú mèo tiếp tục di chuyển thì mèo sẽ đi ra ngoài phạm vi sân khấu.
Vì vậy, bạn hãy vào mục Chuyển động (Motion) và kéo thả khối lệnh if on edge, bounce và cho chú mèo di chuyển lần nữa để xem chuyện gì xảy ra nhé.
Xây dựng và thiết lập kịch bản cho sân khấu
Để kết hợp phông nền hoặc âm nhạc cho dự án sinh động hơn, chúng ta cần phải xây dựng kịch bản riêng cho nó. Điều này có nghĩa là bạn phải lập trình một chương trình riêng cho từng phông nền hoặc từng đoạn nhạc.
Cụ thể, ta làm như sau:
- Bước 1: Click chuột vào icon sân khấu mà bạn muốn lập trình
- Bước 2: Chọn thẻ Code
- Bước 3 Kéo các khối lệnh thích hợp vào khu vực cửa sổ lệnh tương tự hướng dẫn trên.
Lưu ý: Các khối lệnh không xuất hiện trong phần Code của sân khấu thì chúng ta không thể dùng để lập trình sâu khấu.
Ví dụ như hình dưới, các khối lệnh trong phần Motion (di chuyển) sẽ không thể dùng để lập trình sân khấu được, nên chúng không xuất hiện ở đây:
Chạy chương trình
Bấm vào icon lá cờ màu xanh trên cùng bên trái để chạy các khối lệnh mà bạn vừa lập trình trên Scratch. Bạn sẽ thấy các câu lệnh lần lượt được chạy trên Scratch.
Lúc này, cách nhân vật, sân khấu, nhạc nền,… hoạt động đều đúng như những gì bạn đã sắp xếp.
Cách dạy lập trình cho học sinh theo định hướng giáo dục STEM
Bạn là giáo viên và đang muốn ứng dụng phương pháp giáo dục STEM vào giảng dạy cho học sinh, nhưng không biết nên triển khai như thế nào? Bạn có thể tham khảo bộ khung chương trình mà OhStem đã xây dựng cho bạn. (Phù hợp để triển khai dạy học cho học sinh cấp 1, cấp 2 và cả cấp 3).
Chúng tôi đã phân bổ chương trình học thành nhiều khóa khác nhau, có kèm giáo trình, slide giảng dạy, giáo cụ dạy học đầy đủ cho giáo viên. Các thầy cô có thể tham khảo và ứng dụng theo mà không cần phải tốn nhiều thời gian nghiên cứu, tìm kiếm công cụ cũng như đầu tư chất xám để xây dựng khung chương trình đầy đủ.
Bạn có thể xem chi tiết về khung chương trình giáo dục STEM của OhStem tại đây
>> Bài viết liên quan: Gợi ý & hướng dẫn các chủ đề STEM THCS cho giáo viên tại OhStem Education.
Tổng kết
Trên đây là những hướng dẫn sử dụng Scratch chi tiết và dễ hiểu nhất. Bạn có thể hiểu được về Scratch một cách cơ bản qua bài viết này.
Ngoài ra, OhStem đã sưu tầm một bộ tài liệu hướng dẫn lập trình Scratch chi tiết từ A đến Z, nếu bạn có nhu cầu, có thể để lại email trong phần bình luận phía dưới để nhận được tài liệu.
OhStem – Chuyên cung cấp các thiết bị hỗ trợ lập trình STEM uy tín. Nếu bạn là giáo viên và phụ huynh đang tìm hiểu và muốn dạy trẻ về lập trình robot, lập trình máy tính hoặc lập trình các ứng dụng IoT, AI, vui lòng liên hệ với OhStem để được tư vấn kỹ hơn.
Chúng tôi có cung cấp mọi giải pháp từ phần cứng, phần mềm, dịch vụ hỗ trợ cho đến tài liệu để bạn có thể dạy lập trình cho trẻ tại trường (đối với giáo viên) hoặc tại nhà (đối với phụ huynh) dễ dàng. Thông tin liên hệ OhStem:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
Từ khóa » Cách Sử Dụng Scratch 3.0
-
Hướng Dẫn Tự Học Lập Trình Scratch – Bài Khởi động
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Lập Trình Scratch - Office 365 Việt Nam
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Scratch
-
Hướng Dẫn Cài đặt Scratch Và Tìm Hiểu Giao Diện - YouTube
-
[Scratch] Hướng Dẫn Cài đặt Và Sử Dụng Scratch ( User Guide)
-
Cách Sử Dụng Phần Mềm Scratch, Ngôn Ngữ Lập Trình Cho Trẻ Em
-
Cách Sử Dụng Scratch, Ngôn Ngữ Lập Trình Cho Trẻ Em - Thủ Thuật
-
Phần Mềm Scratch 3.0: Hướng Dẫn Cài đặt Và Cách Sử Dụng
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Phần Mềm Scratch Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Cài đặt Và Sử Dụng Scratch Trên Máy Tính
-
LẬP TRÌNH SCRATCH 3.0 CÓ GÌ MỚI - DigiUni Vietnam
-
Lập Trình Scratch Là Gì? Tìm Hiểu Về Ngôn Ngữ Lập Trình Scratch 3.0
-
Tải Scratch 3.0: Phần Mềm Lập Trình Cho Trẻ 12 đến 16 Tuổi
-
Scratch 3.29.1 - Phần Mềm Lập Trình Dành Cho Trẻ Em