Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Adrenaline | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
1. Tác dụng của thuốc Adrenaline
Trên thần kinh giao cảm: Thuốc kích thích cả receptor alfa và beta – adrenergic, nhưng tác dụng trên beta mạnh hơn. Biểu hiện tác dụng của adrenalin trên các cơ quan và tuyến như sau:
- Trên mắt: Gây co cơ tia mống mắt làm giãn đồng tử, làm chèn ép lên ống thông dịch nhẫn cầu gây tăng nhãn áp.
- Trên hệ tuần hoàn: Thuốc kích thích receptor beta 1 ở tim, làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng tim do đó tăng công của tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim. Vì vậy, nếu dùng liều cao có thể gây rối loạn nhịp tim. Trên mạch adrenalin kích thích receptor alfa 1 gây co mạch một số vùng như mạch ngoại vi, mạch da và mạch phổi, mạch vành, mạch máu tới bắp cơ.
- Trên huyết áp: Adrenalin làm tăng huyết áp tâm thu, ít ảnh hưởng tới huyết áp tâm trương. Kết quả là huyết áp trung bình chỉ tăng nhẹ. Đặc biệt adrenalin gây hạ huyết áp do phản xạ.
- Trên hô hấp: Adrenalin gây kích thích nhẹ hô hấp, làm giãn cơ trơn phế quản và làm giảm phù nề niêm mạc nên có tác dụng cắt cơn hen phế quản.
- Trên hệ tiêu hóa: Thuốc làm giãn cơ trơn tiêu hóa, giảm tiết dịch tiêu hóa.
- Trên hệ tiết niệu: Làm giảm tiết dịch ngoại tiết như giảm tiết nước bọt, dịch vị, dịch ruột, nước mắt.
- Trên chuyển hóa: Giảm tiết insulin, tăng tiết glucagon và tăng tốc độ phân hủy glycogen nên tăng glucose máu. Tăng chuyển hóa cơ bản lên 20 – 30%, tăng tiêu thụ oxy, tăng cholesterol máu, tăng tạo hormone tuyến yên (ACTH) và tuyến tủy thượng thận (cortison).
- Trên hệ thần kinh trung ương: Liều điều trị, adrenalin ít ảnh hưởng do ít qua hàng rào máu não. Liều cao, kích thích thần kinh trung ương gây hồi hộp, bứt rứt, khó chịu, đánh trống ngực, căng thẳng, run. Tác dụng kích thích thần kinh đặc biệt rõ ở người bị bệnh Parkinson.
Ngoài ra, adrenalin làm tăng khả năng kết dính tiểu cầu.
2. Chỉ định của Adrenalin
Cấp cứu shock phản vệ.
Cấp cứu ngừng tim đột ngột (trừ ngừng tiêm do rung tâm thất).
Hen phế quản (hiện nay ít dùng vì có nhóm kích thích chọn lọc trên beta2).
Dùng tại chỗ để cầm máu niêm mạc, trị viêm mũi, viêm mống mắt.
Phối hợp với thuốc tê để tăng cường tác dụng của thuốc tê.
3. Liều lượng – cách dùng của Adrenalin
Tùy mức độ bệnh, có thể dùng 1 mg/lần, 2 mg/24h, tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.
Sốc phản vệ: Adrenalin là thuốc ưu tiên lựa chọn để điều trị choáng phản vệ. Liều ban đầu nên dùng ở người lớn là tiêm dưới da hoặc tiêm bắp từ 0,3 đến 0,5 ml dung dịch 1:1000, cứ 20 hoặc 30 phút tiêm nhắc lại một lần. Nếu tiêm bắp hoặc tiêm dưới da không có tác dụng, thì phải dùng đường tĩnh mạch; liều tiêm tĩnh mạch là từ 3 đến 5 ml dung dịch nồng độ 1:10000; các lần cách nhau từ 5 đến 10 phút. Nếu trụy tim mạch nặng thì phải tiêm trực tiếp adrenalin vào tim. Trong trường hợp sốc, khó thở nặng hay khi có cản trở ở đường hô hấp thì nên dùng đường tĩnh mạch.
Ngừng tim: Adrenalin là thuốc ưu tiên để điều trị ngừng tim. Liều thường được khuyên dùng là tiêm tĩnh mạch từ 0,5 đến 1 mg, cách nhau từ 3 đến 5 phút. Với người đã bị ngừng tim trước khi vào viện thì có khi phải dùng liều cao hơn nhiều (tới 5 mg tiêm tĩnh mạch). Có thể truyền adrenalin liên tục (0,2 đến 0,6 mg/phút), nếu cần thiết. Hiện nay không sử dụng tiêm thẳng vào tim như hướng dẫn trước kia. Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch, vào khí quản hay vào tim có tác dụng tốt trong điều trị ngừng tim do rung thất. Adrenalin chủ yếu được sử dụng trong trường hợp điều trị rung thất bằng sốc điện thất bại. Liều khuyên dùng ở trẻ em là 7 – 27 microgam/kg (trung bình là 10 microgam/kg).
Sốc nhiễm khuẩn: Trong trường hợp điều trị sốc nhiễm khuẩn nặng bằng truyền dịch, truyền dopamin một mình hoặc kết hợp với dobutamin bị thất bại, thì truyền adrenalin vào tĩnh mạch (0,5 đến 1 microgam/kg/phút) có thể có kết quả tốt.
Cơn hen phế quản nặng: Adrenalin là thuốc hay được dùng nhất để điều trị cơn hen cấp, do thuốc có tác dụng nhanh và làm giảm phù nề phế quản nên góp phần cải thiện dung tích sống. Adrenalin tiêm dưới da thường có tác dụng ngay tức khắc, nhưng vì tác dụng ngắn nên cứ 20 phút lại phải tiêm lại. Tiêm nhiều liều adrenalin dưới da có thể duy trì tác dụng của liều tiêm đầu tiên mà không gây tích lũy thuốc. Liều 0,5 mg adrenalin tiêm dưới da được coi là liều tối ưu để điều trị cơn hen cấp tính tốt, mà lại tác động ít nhất lên hệ tim – mạch. Không nên coi tăng huyết áp và tim nhanh là chống chỉ định đối với dùng adrenalin liều này, nếu người bệnh không bị bệnh tăng huyết áp hay bệnh tim từ trước.
Thở khò khè ở trẻ nhỏ: Adrenalin tiêm dưới da có tác dụng tốt để điều hòa cơn khó thở rít ở trẻ dưới 2 tuổi. Adrenalin (1 mg/1 ml) được tiêm với liều 0,01 ml/kg.
Ðục nhân mắt: Nhỏ vào trong nhãn cầu dung dịch adrenalin 1:1000000 có tác dụng duy trì giãn đồng tử tốt và an toàn trong lúc mổ.
Ngộ độc cloroquin: Kết hợp diazepam và adrenalin cùng với hô hấp hỗ trợ có thể có tác dụng tốt để điều trị ngộ độc cloroquin. Adrenalin liều 0,25 microgam/kg tiêm tĩnh mạch bằng bơm tiêm tự động, sau đó truyền với liều 0,25 microgam/kg/phút cho đến khi huyết áp tâm thu cao hơn 100 mm Hg.
Viêm thanh – khí quản: Adrenalin dạng khí dung racemic hoặc levo – adrenalin cùng với các thuốc khác, bao gồm cả các steroid (như dexamethason) và dạng thuốc phun sương có tác dụng trong điều trị viêm thanh – khí quản gây khó thở ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi.
Glocom: Nhỏ adrenalin vào mắt bị glôcôm góc mở nguyên phát có tác dụng làm giảm kéo dài nhãn áp và gây co mạch màng tiếp hợp. Trong điều trị glôcôm góc mở nguyên phát và các glôcôm mạn tính khác, adrenalin thường được chỉ định bổ sung để chống co đồng tử. Dùng phối hợp với timolol (sau 2 tuần dùng timolol thì dùng thêm adrenalin) có tác dụng tốt hơn.
Chảy máu đường tiêu hóa trên: Tiêm adrenalin qua nội soi có tác dụng tốt để điều trị các vết loét chảy máu ở người bệnh bị chảy máu đường tiêu hóa trên, Tiêm 0,5 ml dung dịch adrenalin (1:10.000) chia làm nhiều mũi vào giữa và xung quanh ổ chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy.
Herpes simplex: Bôi dung dịch adrenalin (1:1000) vào chỗ tổn thương có tác dụng làm giảm rất nhanh các triệu chứng và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Bôi 30 phút một lần hoặc tùy yêu cầu nhằm duy trì vùng được bôi có màu nhợt trong 3 – 4 giờ đầu tiên.
Giảm đau trong sản khoa: Adrenalin thường được cho thêm vào các thuốc tê tại chỗ để tăng giảm đau hoặc để tăng cường và kéo dài gây tê ngoài màng cứng. Thêm 0,2 mg adrenalin vào hỗn hợp thuốc gây tê có 10 microgam sufentanil và 2,5 mg bupivacain có tác dụng kéo dài giảm đau khi đẻ mà không gây tác dụng phụ có ý nghĩa lâm sàng cho cả thai nhi lẫn người mẹ. Thêm adrenalin vào hỗn hợp sufentanil và bupivacain kéo dài đáng kể thời gian tê và làm giảm cảm giác mà không ảnh hưởng đến vận động.
Gây tê tại chỗ: Phối hợp adrenalin với các dung dịch thuốc tê tại chỗ (như tetracain/ adrenalin/cocain hay tetracain/lidocain/adrenalin) có tác dụng giảm đau tốt trong một số tiểu phẫu thuật (khâu các vết rách không bị nhiễm khuẩn hay phức tạp ở mặt và da đầu) ở trẻ em.
Dương vật cương đau (priapism): Tiêm riêng adrenalin vào dương vật hay kết hợp với tiêm bắp leuprolid có tác dụng điều trị cơn đau dương vật. Tiêm vào dương vật 20 ml adrenalin 1:1.000.000 trong dung dịch natri clorid 0,9%, vừa tiêm, vừa hút ra.
4. Quá liều
Khi dùng quá liều adrenalin gây kích thích thần kinh trung ương gây hồi hộp, bứt rứt, khó chịu, đánh trống ngực, căng thẳng, run.
Xử trí: Ngừng ngay thuốc và có các biện pháp hỗ trợ điều trị triệu chứng.
5. Dược lực
Adrenalin là thuốc kích thích hệ adrenergic là thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp trên receptor của hệ adrenergic hoặc gián tiếp làm tăng lượng catecholamine ở synap thần kinh của hệ adrenergic.
6. Dược động học
– Hấp thu: Adrenalin ít được hấp thu và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Thuốc hấp thu được qua đường đặt dưới lưỡi và đường tiêm: đường tiêm dưới da và tiêm bắp hấp thu chậm do gây co mạch nơi tiêm. Tiêm tĩnh mạch hấp thu nhanh, xuất hiện tác dụng quá nhanh và mạnh nên dễ gây tai biến như phù phổi cấp, giãn mạch mạnh, tai biến mạch máu não. Vì vậy, adrenalin chủ yếu dùng truyền tĩnh mạch.
– Chuyển hóa: Trong cơ thể adrenalin và các catecholamine đều bị chuyển hóa bởi 2 loại enzyme là COMT và MAO tạo thành các chất chuyển hóa không còn hoạt tính.
– Thải trừ: Adrenalin thải trừ chủ yếu qua nước tiểu phần lớn dưới dạng đã chuyển hóa (acid vanylmandelic liên hợp với acid glucuronic hoặc acid sulfuric).
7. Chống chỉ định của Adrenalin
Mắc bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp.
Xơ vữa động mạch.
Ưu năng tuyến giáp.
Ngừng tim do rung tâm thất.
Đái tháo đường.
Tăng nhãn áp.
Bị tiểu do tắc nghẽn.
8. Tương tác thuốc
Không dùng đồng thời adrenalin với:
- Thuốc ức chế beta – adrenergic loại không chọn lọc vì làm tăng huyết áp mạnh có thể gây tai biến mạch máu não.
- Thuốc gây mê nhóm halogen vì có thể gây rung tâm thất nặng.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng vì có thể gây tăng huyết áp và loạn nhịp tim nặng.
9. Tác dụng phụ
Thường gặp là do lo âu, hồi hộp, loạn nhịp tim, nhức đầu. Trường hợp tiêm tĩnh mạch nhanh có thể phù phổi, xuất huyết não.
10. Bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, để ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Tính Chất Hóa Học Của Adrenalin
-
ADRENALIN - Dược Điển Việt Nam
-
Adrenaline(adrenaline) (Hóa Học) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Adrenaline Là Gì? Vai Trò Và Tác Dụng Với Cơ Thể | Vinmec
-
Adrenaline – Wikipedia Tiếng Việt
-
ADRENALIN
-
Epinephrin (adrenalin) - Dược Thư
-
Adrenaline Là Gì? Vai Trò Của Nó đối Với Cơ Thể Con Người. - AiHealth
-
Adrenaline: Thuốc Kích Thích Giao Cảm
-
Adrenaline Nội Sinh Trong Cơ Thể Người Có Vai Trò Như Thế Nào?
-
Adrenaline® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Tác Dụng Trên Hệ Thần Kinh Thực Vật (P2) | BvNTP
-
Adrenalin 1mg/1ml - Health Việt Nam
-
Tính Chất Chung Của Thuốc Tê