Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Bơm Hậu Môn - FAMILY HOSPITAL
Có thể bạn quan tâm
I. Tổng quan Qua kết quả điều tra sức khỏe của tổ chức International Health Interwier Survey, tại Mỹ mỗi năm có khoảng 4,5 triệu ngƣời bị ảnh hƣởng dài ngày của táo bón và các đối tượng thường gặp là trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi. Tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh này là 26% đối với nam và 34% đối với nữ; 25% trẻ khám tiêu hóa nhi do táo bón. Theo điều tra gần đây của Vietnam Health Monitor, có đến 28,7% dân số Việt Nam bị táo bón trong vòng 12 tháng. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hƣng, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, cho rằng táo bón là một trong những rối loạn tiêu hóa rất thường gặp trong đời sống hàng ngày. Với sự phát triển của Y học hiện nay, bệnh lý táo bón có nhiều phương pháp để điều trị. Thuốc bơm hậu môn ( hay còn gọi là thụt hậu môn trị táo bón) được coi là phương pháp giúp giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón nặng, kéo dài. Đây được xem là phương án cuối cùng trong việc điều trị táo bón khi phương pháp khác không đạt được kết quả. Vậy táo bón là gì? Và phương pháp điều trị táo bón bằng thuốc bơm hậu môn được sử dụng ra sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu!
1. Tìm hiểu bệnh táo bón – Trong những năm gần đây, táo bón là một bệnh lý phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đối tượng xã hội. Mặc dù được coi là lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng táo bón ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại, coi đây là bệnh lý khó nói, quá trình điều trị đòi hỏi phải kiên trì nên táo bón ít được chữa trị triệt để. Táo bón (hay bón) được định nghĩa là tình trạng đi cầu ít hơn hoặc bằng 3 lần trong một tuần. Khi đi cầu, phân có thể khô và cứng hơn bình thường, đôi khi gây đau trong lúc đi.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh táo bón là gì? – Đi cầu ít hơn 3 lần/ tuần. – Phân cứng, khô hoặc rời rạc thành từng cục. – Gặp khó khăn khi đi đại tiện. – Có cảm giác chưa tống hết phân ra ngoài. – Cần có biện pháp hỗ trợ để đi cầu được như dùng tay. – Đau hoặc cảm giác quặn bụng. – Cảm giác đầy hơi. – Chảy máu trực tràng trong và sau khi đại tiện. – Cảm giác ăn không ngon miệng, không muốn ăn.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón Có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng táo bón: 3.1. Táo bón cơ năng – Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng táo bón hiện nay. – Không uống đủ nước(làm phân khô cứng). – Thiếu chất xơ, ít ăn rau, ăn nhiều chất dầu mỡ cay nóng. – Dùng sữa công thức không phù hợp. – Uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu (những chất này có tác dụng lợi tiểu, làm người bệnh đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước tương đối, gây ra sự tăng hấp thụ nước từ ruột và điều này làm phân cứng hơn và gây ra táo bón). – Tâm lý – Do đi phân khó làm ngại đi tiêu. – Do tính chất công việc nên cố nhịn, bỏ qua cảm giác đi tiêu, nhịn tiêu. Nếu điều này xảy ra kéo dài, sau một thời gian, ngƣời bệnh có thể mất cảm giác muốn đi tiêu và gây ra táo bón. – Do sợ dơ, sợ tollet (ngại cảm giác nhà vệ sinh nơi công cộng). – Ít vận động, không tập thể dục.
3.2. Táo bón thực thể – Bệnh bẩm sinh – Hẹp thiểu sản lòng ruột. – Không lỗ hậu môn. – Hẹp hậu môn. – Chấn thương – Xướt hậu môn, nhọt hậu môn. – Dò hậu môn. – Tác dụng phụ của việc dùng thuốc – Đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc tê hoặc thuốc về huyết áp sẽ đều dễ gây nên tình trạng táo bón.
4. Những ai sẽ có nguy cơ cao bị bệnh táo bón? – Là phụ nữ, đặc biệt là khi đang mang thai hoặc sau sinh. – Là người cao tuổi. – Trẻ nhỏ – Ăn chế độ ăn ít hoặc không có chất xơ. – Dùng một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây ra tác dụng phụ.
5. Giải pháp cho ngƣời bị táo bón – Thay đổi chế độ ăn uống – Vận động tập thể dục thường xuyên – Cải thiện thói quen đi vệ sinh – Dùng thuốc hỗ trợ.
6. Các nhóm thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón – Thuốc nhuận tràng tạo khối. – Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Sorbitol, Macrogol( Fortrans, Forlax), Lactulose( Duphalac), Glycerin(rectiofar ,Microclismi), Muối nhuận tràng(Fleet Enema). – Thuốc nhuận tràng kích thích: Bisacodyl. – Thuốc nhuận tràng làm mềm. – Thuốc nhuận tràng làm trơn.
II. NHỮNG THUỐC BƠM HẬU MÔN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BỆNH VIỆN 1. Dung dịch thụt trực tràng Fleet Enema – Thành phần: Fleet enema là thuốc trị táo bón cấp ở dạng thụt hậu môn, thuốc có chứa Dibasic natri phosphate và Monobasic natri phosphate. Sử dụng thuốc có thể làm giảm táo bón, giảm áp lực lên hậu môn và trực tràng. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng nhằm làm sạch ruột trước khi nội soi đại tràng sigma.
– Cơ chế hoạt động: Cơ chế tác dụng của thuốc này chỉ dựa vào tính chất vật lí của 2 thành phần muối này. Đó là ion Natri và ion phosphate là những ion có khả năng tạo ra áp lực thẩm thấu lớn trong dung dịch, điều này ức chế sự tái hấp thu nƣớc tại các tế bào thành ống tiêu hóa, đồng thời kéo nước ngược từ ngoài ống vào trong lòng ống tiêu hóa. Sự có mặt với 1 lượng lớn nước sẽ làm mềm phân, tăng thể tích và khối lượng phân, ddkhi kích thước này đủ lớn sẽ kích thích các tế bào thần kinh cảm giác tại thành trực tràng, gây cảm giác mót rặn và mót đi ngoài. Khi phân đã đƣợc làm mềm bởi lượng lớn nước sẽ giúp cho người dùng dễ đi đại tiện và không có cảm giác đau. – Chỉ định: – Làm giảm chứng táo bón không thường xuyên. – Làm sạch phân trong ruột cho bệnh nhân trƣớc khi phẫu thuật hoặc xét nghiệm trực tràng. – Chuẩn bị để soi đại tràng sigma. – Liều dùng: – Để giảm chứng táo bón không thường xuyên: – Sử dụng mỗi ngày 1 lần – Ngƣời lớn và trẻ em, 12 tuổi trở lên: 1 chai. – Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi: sử dụng Fleet enema loại dành cho trẻ em. – Trẻ em dưới 2 tuổi: không sử dụng. – Để làm sạch phân trong ruột cho bệnh nhân trƣớc khi phẫu thuật hoặc xét nghiệm trực tràng: Sử dụng 1 chai trước khi phẫu thuật hoặc xét nghiệm 3-5 giờ, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. – Chuẩn bị để soi đại tràng sigma: Sử dụng 1 chai trước khi phẫu thuật hoặc xét nghiệm 3-5 giờ, hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng nhiều hơn trừ khi có chỉ định của bác sĩ. – Tác dụng phụ: – Ấn đầu chai thuốc quá mạnh có thể gây thủng , hoặc tổn thương trực tràng. – Buồn nôn hoặc đau bụng. – Chảy máu trực tràng. – Chống chỉ định: – Trường hợp bệnh nhân phì đại ruột kết bẩm sinh. – Trường hợp bệnh nhân tắc nghẽn ruột. – Trường hợp bệnh nhân không có hậu môn. – Trường hợp bệnh nhân suy tim xung huyết. – Trẻ em dƣới 2 tuổi. – Tƣơng tác thuốc – Các loại thuốc có chứa Natri phosphat( dung dịch uống lẫn thuốc viên). – Các loại thuốc chẹn thụ thể Angiotensin. – Các loại thuốc lợi tiểu. – Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. – Các loại thuốc ức chế men chuyển Angiotensin. – Các loại thuốc có chứa liti. – Thận trọng khi dùng thuốc – Đối với phụ nữ có thai và cho con bú. – Sử dụng thận trọng cho bệnh nhân suy thận, bệnh nhân bị rối loạn điện giải trước đó hoặc bệnh nhân có hậu môn giả, hoặc bệnh nhân đang sử dụng thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc khác có ảnh hưởng đến nồng độ các chất điện giải do cơ thể xảy ra giảm canxi huyết, tăng phosphat huyết, tăng natri huyết hoặc nhiễm acid. – Đối với người già. – Đối với những người có bệnh hô hấp có tăng CO2 máu. – Đối với những người có tăng huyết áp. – Đối với những người có giảm thể tích tuần hoàn trong các trường hợp sốt, nôn, tiêu chảy – Những lưu ý khi sử dụng thuốc Fleet Enema. – Chỉ sử dụng Fleet Enema như là thuốc thụt hậu môn, không dùng để uống hay bất cứ con đường nào khác để đưa thuốc vào cơ thể. – Không sử dụng tất cả lượng dung dịch thuốc cho bệnh nhân trong độ tuổi dưới 12 tuổi. – Không dùng thuốc Fleet Enema cho trẻ em dưới 2 tuổi. – Không dùng quá 1 chai thuốc Fleet Enema trong 1 ngày. – Không sử dụng những sản phẩm có tính chất gây xổ trong thời gian hơn 1 tuần nếu không có chỉ định của bác sỹ. – Bảo quản thuốc – Bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ không vƣợt quá 30 độ C; – Không bảo quản thuốc ở ngăn đông tủ lạnh, không đông lạnh dung dịch thuốc. – Đậy nắp chai thuốc ngay sau khi dùng nếu chỉ sử dụng ½ lƣợng dung dịch. Điều này giúp thuốc không bị nhiễm tạp chất, vi khuẩn, có thể tiếp tục sử dụng cho những lần sau; – Để thuốc ở xa tầm tay trẻ nhỏ.
2. Thuốc rectiofar 3ml và 5ml- Thuốc Microclismi – Thành phần: 1. Thuốc rectiofar – Thuốc Rectiofar có thành phần chính là Glycerin với hàm lượng 59.53g. Glycerin có tác dụng làm mềm phân và giữ ẩm niêm mạc, từ đó giúp phân giảm độ khô cứng và dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
2. Thuốc microclismi – Glycerol hàm lượng 2,25g: Tác dụng của Glycerol là hoạt chất thuộc nhóm thuốc nhuận tràng có khả năng loại nước bằng thẩm thấu nhờ khả năng hút ẩm và làm trơn khiến cho nƣớc thẩm thấu từ các khoang ngoài mạch vào trong huyết tương. – Dịch chiết Camomile với hàm lƣợng 0.1g; Dịch chiết Camomile là hoạt chất màu nâu được chiết từ thảo mộc cúc La Mã. – Dịch chiết Mallow hàm lượng 0,1g; Dịch chiết Mallow là hoạt chất được chiết xuất từ cây hoa cẩm quỳ có tác dụng trong điều trị táo bón do có hàm lượng chất xơ và chất nhầy cao giúp phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả.
– Dƣợc lực: – Glycerin là thuốc nhuận tràng thẩm thấu, thuốc xổ, thuốc thẩm thấu. – Dƣợc động học: – Hấp thu: Khi uống glycerin dễ dàng hấp thu ở ống tiêu hóa và được chuyển hóa nhiều. Đường trực tràng hấp thu kém. – Chuyển hóa: Glycerrin chuyển hóa chủ yếu ở gan, 20% chuyển hóa ở thận, chỉ có một phần nhỏ thuốc không chuyển hóa đào thải vào nước tiểu. – Thải trừ: Qua nước tiểu, thời gian bán thải 30-45 phút. – Chỉ định: – Điều trị táo bón cho trẻ em và người lớn. – Ngoài ra, còn được sử dụng để làm sạch đường ruột trước khi nội soi đại trực tràng. – Liều dùng:
3. Thuốc rectiofar – Thực hiện bơm thuốc vào trực tràng với liều ngày 2 ống và chia ra từ 1-2 lần/ngày tùy vào từng cá thể – Đối với người lớn: Sử dụng Rectiofar loại 5ml – Đối với trẻ em: Sử dụng Rectiofar 3 ml
4. Thuốc Microclismi – Dùng qua trực tràng, 1-2 tuýp thụt trong vòng 24 giờ. Không dùng quá 2 tuýp mỗi lần điều trị và không dùng quá liều chỉ định. Liều dùng có thể điều chỉnh theo tuổi và triệu chứng. – Chống chỉ định: – Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. – Không dùng thuốc nhuận tràng cho những bệnh nhân bị đau bụng cấp không rõ nguyên nhân, buồn nôn, ói mửa, tắc ruột, hẹp ruột. – Bệnh nhân bị chảy máu trực tràng không rõ nguyên nhân, bệnh nhân bị mất nƣớc tiến triển. – Không dùng dung dịch thụt rửa cho những bệnh nhân bị trĩ cấp, đau và có chảy máu – Tác dụng phụ: – Có thể gây kích ứng tại chỗ khi dùng đƣờng trực tràng. – Tác dụng phụ chủ yếu là do tác dụng gây mất nước của glycerol bao gồm mệt mỏi, cáu kỉnh, giảm khả năng tập trung. – Làm mất phản xạ đi ngoài. – Làm mất kali, mất trương lực ruột. – Thận trọng khi dùng thuốc – Bị đau bụng, buồn nôn, nôn ói hoặc xuất huyết trực tràng. – Bệnh nhân bị liệt ruột. – Đang sử dụng bất kì một loại thuốc nhuận tràng nào khác – Bảo quản – Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC BƠM HẬU MÔN 1. Đối với trẻ em và người lớn
Bước 1: Thuốc bơm hậu môn có 2 tư thế để thực hiện – Tư thế 1: Với vị trí nghiêng bên trái: Để người nằm nghiêng bên trái, đầu gối quỳ, 2 tay để thoải mái.
– Tư thế 2: Với vị trí đầu gối- ngực: Quỳ, đầu cúi thấp và nhỗm mông lên, mặt nghiêng sang phải, tay trái cuộn lại thoải mái để dưới bụng
Bước 2: Mang bao tay, Vặn bỏ nắp thuốc trước khi thụt tháo.
Bước 3: – Với một lực đều, nhẹ nhàng đưa đầu ống thụt vào trong trực tràng và đẩy vào từ từ, đầu ống hướng vào giữa trực tràng. – Tuyệt đối không đẩy mạnh đầu ống vào trực tràng do có thể gây tổn thương trực tràng. – Bóp mạnh cho đến khi toàn bộ dung dịch trong tuýp đã vào hết bên trong.
Bước 4 – Rút ống thuốc ra khỏi trực tràng, bệnh nhân giữ nguyên tư thế cố định thuốc để thuốc không chảy ra, sau vài phút bệnh nhân sẽ có cảm giác muốn đi vệ sinh ngay lập tức. – Sau khi đi vệ sinh, cần vệ sinh hậu môn bằng nước ấm để tránh đau rát và viêm nhiễm. – Vứt bỏ vỏ và ống thuốc đã sử dụng vào sọt rác.
2. Đối với trẻ sơ sinh. Bước 1: – Tư thế 1: Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, 2 đầu gối hướng lên ngực – Tư thế 2: Để trẻ nằm ngửa, 2 chân giơ lên cao và để lộ hâu môn. – Tư thế 3: Cho bệnh nhân nằm nghiêng bên trái, đùi phải cong khoảng 45o so với trục cơ thể, nằm sát mép giường. Bước 2: – Mở nắp hộp thuốc, đưa thuốc vào trực tràng qua đường hậu môn, bóp mạnh hộp thuốc để tạo lực cho thuốc được đưa vào cơ thể. Bước 3: – Khi thuốc đã vào trực tràng bé, rút tuýp thuốc ra khỏi hậu môn và dùng tay bóp nhẹ hậu môn để thuốc không tràn ra ngoài. Đặt bé nằm nguyên vị trí cho đến khi có nhu cầu đi vệ sinh( Thông thường 2-5 phút sau khi bơm thuốc) Bước 4: – Sau khi bé đi vệ sinh xong, dùng nước ấm vệ sinh cho bé.
IV. NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC BƠM HẬU MÔN – Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị liệt ruột, đang nôn ói, đau bụng, buồn nôn và xuất huyết trực tràng không rõ nguyên nhân. – Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đồng thời với các loại thuốc nhuận tràng khác để tránh nguy cơ tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. – Người cao tuổi, mắc bệnh về gan, thận, tim, tiểu đường và lú lẫn nên cân nhắc trước khi dùng thuốc bơm trị táo bón. – Thuốc bơm trị táo bón có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm kali, mất trương lực ruột, mất phản xạ khi đại tiện và phụ thuộc vào thuốc. – Ngoài ra dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây nhiễm toan máu, tăng natri, phosphate và giảm canxi huyết. Do đó chỉ nên dùng thuốc trong vòng 7 ngày. – Không sử dụng phối hợp với các loại thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc có ảnh hưởng đến nồng độ điện giải. – Không dùng thuốc cho trẻ dƣới 2 tuổi – trừ khi có yêu cầu của bác sĩ. – Thuốc bơm trị táo bón là giải pháp tạm thời. Do đó bạn nên phối hợp với các phƣơng pháp khác như uống nhiều nước, tập thể dục, massage bụng, ăn nhiều rau xanh và chất xơ để điều táo bón dứt điểm. – Với trẻ dưới 2 tuổi, bạn có thể thụt hậu môn bằng tinh dầu tự nhiên hoặc đọt mồng tơi để tránh các tác dụng không mong muốn. – Thận trọng khi dùng thuốc bơm trị táo bón với NSAID (thuốc chống viêm) vì có nguy cơ gây viêm loét đại tràng.
Tài liệu tham khảo 1. Dược lâm sàng – Sử dụng thuốc nhuận tràng hiệu quả an toàn hợp lý – Sở y tế Komtum. 2. Dược Thư Quốc Gia Việt Nam- Bộ Y Tế-2017 3. Dược lý- Trường Đại học Kỹ Thuật Y-Dược Đà Nẵng. 4. MIMS pharmacy Việt Nam 2019/2020.
Từ khóa » Thuốc Xổ đặt Hậu Môn
-
Thuốc Xổ: Cách Dùng Và Những điều Nên Lưu ý
-
Hậu Quả Khi Lạm Dụng Thuốc Xổ ở Bệnh Nhân Táo Bón | Vinmec
-
Thuốc Xổ (thuốc Nhuận Tràng) Và Một Vài Lưu ý Khi Sử Dụng
-
Có Nên Sử Dụng Thuốc Xổ Trị Táo Bón Hay Không?
-
Top 7 Loại Thuốc Xổ Hiệu Quả Cực Nhanh, An Toàn Dễ Sử Dụng
-
Sử Dụng đúng Dạng Thuốc đặt Hậu Môn - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
[Cẩm Nang] Sử Dụng THUỐC NHUẬN TRÀNG Và Top 6 Loại Thuốc ...
-
Uống Thuốc Xổ Trị Táo Bón: Dùng Sai Cách Tác Hại Khôn Lường
-
Táo Bón - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thuốc Xổ Trị Táo Bón: Khi Nào Nên Dùng Và Cần Lưu ý Gì?
-
[PDF] Táo Bón - The Royal Children's Hospital
-
Suýt Chết Vì Bơm Thuốc Xổ Giun Vào Hậu Môn! - Báo Tuổi Trẻ
-
Hướng Dẫn Người Bệnh Trước Khi Thực Hiện Nội Soi Tiêu Hóa