Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Corticoid
Có thể bạn quan tâm
Những Nội Dung Cần Lưu Ý
1. Tác dụng
Corticosteroid (Corticoid) được sử dụng để làm giảm các vùng bị viêm của cơ thể, thuốc sẽ làm giảm sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng trầm trọng hoặc các vấn đề về da, hen suyễn hoặc viêm khớp. Thuốc kháng viêm corticoid cũng có thể được sử dụng cho các điều kiện khác theo quyết định của bác sĩ.
Hình ảnh mô tả thuốc Corticoid
Cơ thể con người tự sản xuất một số hormone giống như cortisone cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Nếu cơ thể không sản sinh đủ, bác sĩ có thể kê toa corticoid để giúp bù đắp sự khác biệt.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể chỉ định dùng tùy theo các trường hợp lâm sàng cụ thể.
2. Liều dùng
2.1. Liều dùng thuốc corticoid cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thuốc sẽ khác nhau đối với các bệnh nhân khác nhau.
– Đối với betamethasone
- Liều dùng thông thường đối với dạng liều uống (sirô, thuốc viên, viên sủi bọt). Liều dùng đối với người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên: liều lượng có thể dao động từ 0,25 đến 7,2 mg mỗi ngày, dưới dạng liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
- Đối với dạng liều uống lâu dài (viên nén phóng thích). Liều dùng cho người lớn và lứa tuổi thanh thiếu niên: liều lượng có thể dao động từ 1,2 đến 12 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.
- Đối với dạng liều tiêm: Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 2-6 mg mỗi ngày.
– Đối với budesonit:
- Đối với dạng liều uống dài khi uống (viên nang phóng thích kéo dài): Liều dùng cho người lớn: lúc đầu, liều là 9 mg mỗi ngày trong vòng 8 tuần. Sau đó, bác sĩ có thể giảm liều xuống còn 6 mg mỗi ngày. Mỗi liều phải được uống vào buổi sáng trước bữa ăn sáng.
– Đối với cortisone
- Đối với dạng liều uống (viên nén): Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên 25-300 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.
- Đối với dạng liều tiêm: Liều dùng cho người lớn và thiếu niên là 20-300 mg một ngày, tiêm vào cơ.
– Đối với dexamethasone:
- Đối với dạng liều uống (thuốc nhỏ mắt, dung dịch uống, thuốc viên): Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên là 0,5-10 mg được thực hiện thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.
- Đối với dạng liều tiêm: Liều dùng dành cho người lớn và thiếu niên là từ 20,2 đến 40 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.
– Đối với hydrocortisone
- Đối với dạng liều uống (thuốc uống, thuốc viên): Liều dùng cho người trưởng thành và thanh thiếu niên: bạn dùng 20-800 mg mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
- Đối với dạng liều tiêm: Liều dùng dành cho người lớn và trẻ vị thành niên 5 đến 500 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch hay dưới da càng nhiều càng tốt nếu cần thiết, như bác sĩ quyết định.
– Đối với methylprednisolone
- Đối với dạng liều uống (viên nén): Liều dùng dành cho người trưởng thành và thanh thiếu niên: bạn dùng 4 đến 160 mg mỗi một hoặc hai ngày, như một liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
- Đối với dạng liều tiêm: Liều dùng thông thường cho người trưởng thành và thanh thiếu niên từ 4-160 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.
– Đối với prednisolone
- Đối với dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén): Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên: bạn dùng 5 đến 200 miligam (mg) được thực hiện thường xuyên khi cần thiết, theo quyết định của bác sĩ.
- Đối với dạng liều tiêm: Liều dùng thông thường cho người trưởng thành và thanh thiếu niên 2-100 mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch thường xuyên khi cần thiết, như bác sĩ xác định.
– Đối với prednisone
- Đối với dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén): Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên là từ 5 đến 200 miligam (mg) mỗi một hoặc hai ngày, như liều đơn hoặc chia thành nhiều liều.
– Đối với triamcinolone:
- Đối với dạng liều uống (sirô, viên nén): Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên từ 2 đến 60 miligam mỗi ngày, dưới dạng một liều hoặc chia thành nhiều liều.
- Đối với dạng liều tiêm: Liều dùng thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên là từ 0,5 đến 100 mg tiêm vào khớp, tổn thương hoặc cơ hay dưới da càng nhiều càng tốt nếu cần thiết, như bác sĩ xác định.
2.2. Liều dùng thuốc corticoid cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Cần cân nhắc tùy theo thể trạng, bệnh tình, lứa tuổi của trẻ.
3. Cần khuyến cáo cho người bệnh một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc thuộc nhóm thuốc corticoid
- Các vấn đề về dạ dày có thể xảy ra nếu BN uống đồ uống có cồn trong khi đang được điều trị bằng corticoid.
- Đối với bệnh nhân uống viên nén budesonid phóng thích kéo dài nên khuyên người bệnh nuốt toàn bộ nang, không bị vỡ, nghiền nát hoặc nhai.
- Cần nhắc nhở người bệnh sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không sử dụng thuốc nhiều hơn hoặc ít hơn, không sử dụng nó thường xuyên hơn và không sử dụng nó trong một thời gian dài hơn bác sĩ đã ra lệnh vì như vậy có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.
- Kiểm tra thông tin trên nhãn thuốc để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
- Người bệnh có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, nên dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
- Nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ người đã kê đơn thuốc cho họ.
- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. Ngoài ra, người bệnh cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
- Nếu người bệnh quên dùng một liều thuốc, hãy dùng lại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ của corticoid là có thể làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng. Cần khuyên người bệnh báo cáo ngay với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt nếu phát hiện có dấu hiệu nhiễm trùng chẳng hạn như đau họng, sốt, hắt hơi hoặc ho.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Ở mỗi người bệnh cụ thể sẽ có những phản ứng tương tác với thuốc khác nhau. Thầy thuốc cần dặn dò người bệnh cẩn thận để kịp thời phát hiện và báo cáo các bất thường.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi ra chỉ định dùng thuốc corticoid điều trị bệnh, người thầy thuốc cần lưu ý một số vần đề sau
- BN có đang mang thai hoặc cho con bú không?
- BN có từng bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc corticoid trước đây hay không?
- BN có đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)…?
- BN có mắc kèm các bệnh lý nào khác không (viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận….)
6. Tương tác thuốc
6.1 Thuốc corticoid có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc corticoid có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất yêu cầu người bệnh liệt kê những thuốc họ đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) để kiểm tra.
Các thuốc tương tác với corticoid ví dụ như:
- Aceclofenac;
- Acemetacin;
- Aldesleukin;
- Amtolmetin guacil;
- Celecoxib;
- Ceritinib;
- Choline salicylate;
- Clarithromycin;
- Clonixin;
- Diclofenac;
- Diflunisal;
- Dipyrone;
- Doxorubicin;
- Doxorubicin hydrochloride Lliposome;
- Droxicam;
- Enzalutamide;
- Etodolac;
- Etofenamate;
- Etoricoxib;
- Etravirine;
- Felbinac;
- Fenoprofen;
- Fentanyl;
- Ibuprofen;
- Idelalisib;
- Indinavir;
- Indomethacin;
- Itraconazole;
- Ketoconazole;
- Ketoprofen;
- Ketorolac.
6.2 Thuốc corticoid có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định.
6.3 Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc corticoid?
Tình trạng sức khỏe của người bệnh có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Cần khai thác và sàng lọc một số bệnh sau
- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS);
- Nhiễm nấm;
- Nhiễm trùng herpes simplex ở mắt;
- Nhiễm trùng vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV);
- Nhiễm trùng tại nơi điều trị;
- Phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương nghiêm trọng;
- Nhiễm giun lươn;
- Bệnh lao.
Corticoid có thể làm tình trạng nhiễm trùng hiện có chậm lại, xấu đi hoặc gây ra nhiễm trùng mới.
Một số tình trạng khác bao gồm:
- Bệnh đậu mùa (bao gồm cả phơi nhiễm gần đây);
- Sởi (bao gồm cả phơi nhiễm gần đây) của bệnh nặng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể;
- Bệnh tiểu đường (đường tiểu đường) – Corticoid có thể làm giảm khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tăng đường huyết;
- Viêm phân liệt.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản corticoid như thế nào? Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Khuyên người bệnh đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.
8. Một số dạng bào chế
- Siro
- Viên nén
- Viên sủi bọt
- Kem bôi ngoài da
- Thuốc nhỏ, thuốc xịt….
Từ khóa » Sử Dụng Corticoid Liều Cao
-
Các Tác Dụng Phụ Của Thuốc Corticoid | Vinmec
-
Tác Hại Khi Sử Dụng Corticoid Uống Kéo Dài | Vinmec
-
Áp Dụng Liệu Pháp Corticosteroid Liều Cao (Pulse Steroid)
-
LIỆU PHÁP CORTICOID - Health Việt Nam
-
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC GLUCOCORTICOID
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Chứa Corticoid
-
[PDF] SỬ DỤNG CORTICOID AN TOÀN, HỢP LÝ TRONG THỰC HÀNH ...
-
Chuyển đổi Liều Corticosteroid | BvNTP
-
Chuyên Gia Cảnh Báo F0 Tự ý Dùng Corticoid điều Trị COVID-19 Tại Nhà
-
[PDF] SỬ DỤNG HỢP LÝ, AN TOÀN CORTICOID TRONG THỰC HÀNH ...
-
Có Nên Dùng Sớm Thuốc Corticoid Cho Bệnh Nhân COVID-19? - HCDC
-
[PDF] Trường Hợp Bị Suy Tim Sung Huyết, Nên Thận Trọng Khi Sử Dụng ...
-
Điều Trị Corticoid Và Các Thuốc Chống Viêm Trong Bệnh Hô Hấp
-
Dùng Thuốc Corticoid đến Mức Nào Vẫn Có Thể được Tiêm Vắc Xin Covid