Hướng Dẫn Sử Dụng Và Nhận Biết Các Nút Chức Năng Trên Xe ô Tô

Các nút điều khiển trên xe ô tô – Hướng dẫn sử dụng và nhận biết các nút chức năng trên xe ô tô

Lần đầu tiên bước lên xe với cương vị là người lái, bạn sẽ thấy choáng ngợp bởi một loạt các công tắc; nút bấm; cần gạt; đồng hồ đo và chỉ số có thể gây nhầm lẫn. Tất nhiên, chúng đều nằm trong tầm tay người lái và có nhiệm vụ giúp người lái dễ dàng điều khiển hoặc kiểm soát tình trạng xe.

Nhưng chức năng của từng loại là gì? Dưới đây, Daily Auto sẽ đề cập đến vị trí và chức năng của các nút trên bảng điều khiển ô tô để những bạn mới tập lái xe có thể dễ dàng làm quen và sử dụng.

Nội dung

  • 10 nút chức năng trên ô tô cơ bản cần phải biết
    • Đàm thoại rảnh tay
    • Nút điều chỉnh ghế
    • Nút khởi động Start/Stop
    • Chỉnh gương chống chói
    • Nút khóa cửa tự động
    • Nút bật đèn chiếu xa
    • Nút điều khiển cần gạt mưa
    • Phanh tay điện tử
    • Điều khiển hành trình Cruise Control
    • Nút khóa trẻ em
  • Các ký hiệu trên ô tô thường gặp
  • Tại sao người điều khiển xe hoặc người ngồi xe cũng cần phải biết các ký hiệu ô tô này
  • Lời kết

10 nút chức năng trên ô tô cơ bản cần phải biết

Đàm thoại rảnh tay

Nút đàm thoại rảnh tay

Nút đàm thoại rảnh tay thường được tích hợp trên vô-lăng xe, phía bên trái. Đây là hệ thống gọi điện được kích hoạt bằng giọng nói. Chỉ cần nhấn nút gọi rảnh tay (nút biểu tượng điện thoại như hình trên), nói một số hoặc tên đã lưu, bạn sẽ được kết nối với người đó trong khi vẫn có thể tập trung vào con đường phía trước.

Nút điều chỉnh ghế

Các nút điều khiển trên xe ô tô – Nút điều chỉnh ghế

Chức năng điều chỉnh ghế ô tô có thể thực hiện hoàn toàn bằng tay; kết hợp giữa thủ công và điện; hoặc hoàn toàn bằng điện. Trong một số xe hơi, tựa đầu cũng có thể điều chỉnh bằng điện, chẳng hạn như trên các mẫu xe BMW mới.

Nếu là chỉnh điển, các nút điều chỉnh ghế thường nằm ở bên cạnh ghế (như ảnh trên). Tuy nhiên, với một số mẫu xe hạng sang như Mercedes-Benz, nút điều chỉnh ghế nằm trên bảng điều khiển của cánh cửa.

Lợi ích của việc cài đặt ghế đúng cách là giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn; ít mệt mỏi; tầm nhìn tốt hơn và ít rủi ro chấn thương.

Nút khởi động Start/Stop

Nút khởi động Start/Stop

Nút khởi động Start/Stop ngày càng được sử dụng nhiều trên những chiếc xe hiện đại. Nếu như với chìa khóa thông minh, bạn chỉ cần bỏ túi chìa khóa, chạm vào rồi kéo cần cửa là có thể vào cabin xe; thì với nút khởi động Start/Stop, bạn chỉ cần nhấn bàn đạp chân phanh (đối với xe hộp số tự động) hoặc bàn đạp ly hợp (đối với xe hộp số sàn). Sau đó nhấn nút “Start Stop Engine” để khởi động động cơ.

Chỉnh gương chống chói

Điều chỉnh gương chống chói

Đối với gương chống chói kiểu cũ, bạn chỉ gạt cần gạt bên dưới nhằm thay đổi góc khúc xạ để làm mờ gương.

Nhưng đối với gương kiểu mới, cơ chế hoạt động là khác hoàn toàn. Có một cảm biến phát hiện ánh sáng từ phía sau xe và chúng truyền một dòng điện nhỏ qua kính để làm mờ nó. Bạn có thể bật/tắt tính năng này bằng cách sử dụng nút bấm nằm ở bên dưới, chính giữa gương.

Ngày nay, một số gương chiếu hậu bên trong còn có thể chứa các thông tin như la bàn hoặc hình ảnh camera quan sát phía sau.

Nút khóa cửa tự động

Các nút điều khiển trên xe ô tô – Khóa cửa tự động

Nút khóa cửa tự động nằm ở bảng điều khiển trên cửa xe, phía người lái. Với việc kích hoạt nút bấm này, tất cả các cửa xe ô tô sẽ tự động khóa khi xe đạt đến một tốc độ nhất định.

Nút bật đèn chiếu xa

Nút bật đèn chiếu xa

Ở một số xe ô tô, để bật đèn chiếu xa, bạn cần đẩy cần gạt đèn (nằm sau vô-lăng, phía bên phải) về phía trước hoặc sau (tùy thuộc thiết kế của nhà sản xuất) cho đến khi nó kêu; và làm ngược lại thao tác trên để tắt chúng.

Tuy nhiên, một số xe hiện đại không được trang bị cần gạt đèn. Thay vào đó, đèn chiếu xa được bật/tắt tự động. Cảm biến có trên kính chắn gió sẽ xác định thời điểm bật đèn pha như: điều kiện thiếu ánh sáng; điều kiện thời tiết xấu…

Lưu ý, không nên sử dụng đèn chiếu xa khi bạn đang đến gần các phương tiện giao thông khác; đi theo các phương tiện giao thông khác; khi đang đỗ xe hoặc khi cảnh sát đang chỉ đạo giao thông.

Nút điều khiển cần gạt mưa

Nút điều khiển cần gạt mưa

Gạt mưa rất hữu ích để quét nước mưa/nước đọng trên kính chắn tầm nhìn của bạn khi lái xe. Vị trí của nút điều khiển cần gạt nước mưa nằm sau vô-lăng, cùng với cần gạt đèn nhưng khác phía. Khi bạn kéo cần gạt về phía bạn, nước rửa kính sẽ được phun lên kính chắn gió phía trước và gạt mưa sẽ hoạt động

Nếu ô tô của bạn có gạt nước phía sau, nó thường được kích hoạt bằng cách bạn xoay phần cuối của cần gạt.

Tùy thuộc vào độ mới của chiếc xe của bạn, cần gạt nước sẽ có tối đa 5 cài đặt, đó là: Tắt (OFF); Tự động (AUTO); Ngắt quãng (INT –  Intermittent); Chậm (LO – Slow) và Nhanh (HI – High).

Phanh tay điện tử

Các nút điều khiển trên xe ô tô – Phanh tay điện tử

Hệ thống phanh tay điện tử thay thế cho phanh đỗ điều khiển cơ học chỉ bằng một nút bấm đơn giản lần đầu tiên xuất hiện trên BMW 7 Series vào năm 2001. Kể từ đó, nhiều nhà sản xuất ô tô khác đã bổ sung các hệ thống tương tự cho các dòng xe của họ.

Thực tế đã chứng minh phanh tay điện tử dễ dàng và an toàn hơn so với các loại phanh truyền thống, đồng thời giải phóng nhiều không gian giữa ghế lái và hành khách để chứa đồ đạc. Theo thời gian, chắc chắn công nghệ này sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Điều khiển hành trình Cruise Control

Điều khiển hành trình Cruise Control

Hệ thống kiểm soát hành trình là một tính năng thường xuất hiện trên các xe ô tô mới. Nó rất hữu ích để ổn định tốc độ của xe mà không cần phải đạp ga. Nhờ đó, chân của người lái không bị mỏi hoặc cứng khi hoạt động liên tục. Với chức năng này, bạn có thể để chân nghỉ ngơi và chỉ tập trung vào tay lái. Mặc dù công nghệ Cruise Control giúp bạn thoải mái và thư giãn hơn, nhưng bạn vẫn phải tập trung cao độ trên đường.

Cách kích hoạt hệ thống Cruise Control khá dễ dàng. Đầu tiên, hãy chạy xe ở vận tốc bạn muốn, ví dụ 40 km/h. Sau khi xe đã đạt vận tốc đó, nhấn nút điều khiển hành trình. Tự động, tốc độ xe luôn ở mức 40 km/h.

Thông thường, tốc độ tối thiểu để kiểm soát hành trình là 40 km/h. Và nó sẽ không được kích hoạt nếu tốc độ xe dưới mức trên. Tính năng này rất hữu ích khi sử dụng trên đường cao tốc và không nên sử dụng trong đô thị vì có nguy cơ xảy ra đâm nhau. Trừ khi xe của bạn được trang bị cảm biến laser có thể ngăn chặn va chạm bằng cách phát hiện các phương tiện khác phía trước. Khi khoảng cách gần, xe sẽ tự động dừng lại. Khi ra xa ô tô vẫn giữ nguyên tốc độ.

Nút khóa trẻ em

Các nút điều khiển trên xe ô tô – Khóa trẻ em

Khi bạn mang theo trẻ nhỏ, tất nhiên, bạn không hề muốn chúng có thể mở cửa từ bên trong khi bạn đang lái xe. Do đó, bạn có thể sử dụng nút khóa trẻ em. Khi được kích hoạt, nó ngăn không cho cửa mở từ bên trong.

Bạn có thể tìm thấy nút bấm (hoặc nút gạt) này bằng cách mở cửa phía sau và nhìn gần vị trí khóa cửa.

Các ký hiệu trên ô tô thường gặp

Các ký hiệu trên ô tô thường gặp

Dưới đây là 15 ký hiệu phổ biến trên bảng điều khiển ô tô và ý nghĩa của chúng:

  1. Cảnh báo nhiệt độ động cơ: Sáng lên khi động cơ quá nóng.
  2. Cảnh báo áp suất lốp: Áp suất trong 1 hoặc nhiều lốp xe của bạn quá thấp và cần được khắc phục.
  3. Cảnh báo áp suất dầu: Động cơ của bạn sắp hết dầu hoặc có vấn đề với hệ thống áp suất dầu của ô tô.
  4. Kiểm soát lực kéo: Hệ thống kiểm soát lực kéo của ô tô đã được kích hoạt
  5. Cảnh báo động cơ: Khi đèn này nhấp nháy, nó báo hiệu rằng bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về động cơ, có thể gây ra hậu quả khó lường nếu bị bỏ qua.
  6. Cảnh báo phanh ABS: Xe có vấn đề với hệ thống chống bó cứng phanh và cần được khắc phục.
  7. Chỉ báo nhiên liệu: Bạn sắp hết nhiên liệu.
  8. Nhắc nhở cài dây an toàn: Vui lòng thắng dây an toàn.
  9. Chỉ báo túi khí: Có thể có vấn đề với một hoặc nhiều túi khí trên ô tô của bạn hoặc hệ thống túi khí nói chung.
  10. Đèn báo sương mù: Khi đèn sương mù của bạn đang bật
  11. Kiểm soát lực kéo trục trặc: Đã xảy ra sự cố với hệ thống chống trượt của bạn và nó có thể bị tắt hoàn toàn.
  12. Chỉ báo thêm nước rửa kính: Mức nước rửa kính thấp, hãy thêm nó khi bạn có cơ hội

Tại sao người điều khiển xe hoặc người ngồi xe cũng cần phải biết các ký hiệu ô tô này

Khi có sự cố xảy ra với ô tô của bạn hoặc nếu một tính năng trên ô tô được kích hoạt, tín hiệu sẽ truyền qua hệ thống điện vào bảng điều khiển. Điều này làm sáng lên ký hiệu tượng hình trên bảng điều khiển.

Mỗi một ký hiệu đều có những nghĩa khác nhau, điều tối quan trọng là đừng bỏ qua chúng. Chiếc xe ô tô của bạn không biết nói, nhưng chính những ký hiệu này đã thay cho lời nói. Vì vậy, việc người điều khiển hoặc người ngồi trên xe hiểu biết về các ký hiệu trên ô tô có thể giúp bạn nhận ra các vấn đề về chiếc xe của mình, thậm chí một số vấn đề có thể nghiêm trọng.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Daily Auto về chức năng của các nút điều khiển trên xe ô tô. Hy vọng rằng những thông tin này là hữu ích, đặc biệt đối với những ai mới bắt đầu học lái xe.

Từ khóa » Các Nút Trên ô Tô