Hướng Dẫn Sử Dụng Vi Lượng Sắt (Fe Chelate)
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt (Fe chelate)
2. Sự hấp thu sắt ở thực vật: Rễ cây hấp thu sắt chủ yếu ở hai dạng Fe2+ và Fe3+, nhưng Fe3+ thường được khử thành Fe2+ trước khi rễ hấp thu. Dạng Fe2+ được hấp thu và tồn tại nhiều trong cây trồng, đây là dạng tương đối hòa tan, nhưng lại dễ dàng bị oxy hóa thành Fe3+. Cơ chế chính trong hấp thu sắt ở thực vật là rễ cây sản sinh ra các proton (H+), làm giảm pH ở vùng rễ, tăng tính hòa tan của sắt hoặc rễ cây tiết ra các hợp chất được gọi là siderophores, có khả năng “chelation” nhằm “kìm sắt” để tăng cường khả năng hấp thu sắt. Ở đất có tính kiềm, Fe3+ không được hòa tan, vì dễ dàng kết hợp với phosphate, carbonate, magie, calcium và các hydroxid. Vì vậy, cây thường biểu hiện triệu chứng thiếu sắt ở môi trường đất kiềm và môi trường đất có chứa nhiều calcium. 3. Phân bón chứa sắt (Fe): - Sắt sulphate (FeSO4): chứa khoảng 20% sắt (Fe2+), thường được sử dụng chủ yếu để phun lên lá. Bón vào đất thường không mang lại hiệu quả cao, đặc biệt là ở các đất có pH trên 7.0, bởi Fe2+ sẽ nhanh chóng biến đổi thành Fe3+ và tạo tủa trong các oxid sắt. - Phân bón vi lượng Sắt chelate: “Chelate” là các hợp chất ổn định các ion kim loại (sắt) và bảo vệ chúng khỏi quá trình oxy hóa hoặc rửa trôi. Sắt chelates bao gồm ba thành phần: - Fe3+. - Ion có cấu trúc phức tạp: chẳng hạn như EDTA, DTPA, EDDHA, acid amine, acid humic-fulvic, citrate. - Natri (Na+) hoặc Amoni (NH4+). Trước kia, người ta cho sắt vào dung dịch dinh dưỡng cùng với acid salicylic, citric hay tartric. Các acid này được gọi là các “chất kìm - chelate”, có thể tạo phức hợp hòa tan với các cation như sắt và calcium. Ngày nay, người ta thường dùng EDTA để kìm Fe3+. Ở bề mặt rễ, Fe3+ bị khử thành Fe2+ và rời phức hợp Fe-EDTA hòa tan. EDTA trở lại dung dịch để “kìm” Fe3+ mới, trong khi Fe3+ vào rễ và được giữ hòa tan nhờ các chất kìm hữu cơ trong tế bào. Dường như acid citric là chất kìm sắt quan trọng nhất của sự vận chuyển đường dài trong mô mộc. Sử dụng Fe - EDTA (Etylendiamin Tetra Acetate) dạng chelate không bị kết tủa và được giải phóng dần tùy theo nhu cầu của thực vật. Fe - EDTA thường ổn định ở mức pH dưới 6,0; nếu pH trên 6,5 thì khoảng 50% của sắt không hiệu quả. Vì vậy, Fe – EDTA thường không hiệu quả trong đất kiềm, dạng chelate này cũng có ái lực cao với calcium, vì vậy không nên sử dụng nó trong đất giàu calcium. Fe - DTPA thường ổn định ở mức độ pH lên đến 7.0 và không phải là dễ bị thay thế sắt bằng calcium. Fe - EDDHA ổn định ở các cấp độ pH cao là 11,0, nhưng đây là một dạng chelate sắt có giá rất cao và hiếm gặp trên thị trường. Trong thiên nhiên, acid humic - fulvic có vai trò chất kìm để chuyển ion vào tế bào thực vật, mà không cần sự “gỡ kìm” để phóng thích ion. Acid fulvic hình thành 4 điểm kết nối với các nguyên tố “được chelate hóa”. Nhưng khác với những chế phẩm chelate tổng hợp (EDTA, DTPA, EDDHA), acid fulvic có thể được hấp thụ vào bên trong cây trồng. Điều này, làm tăng thêm tính di động của dinh dưỡng trong cây. Những dưỡng chất “được chelate hóa” bởi acid fulvic có thể dịch chuyển tự do hơn trong những điều kiện môi trường không thuận lợi như: cố định bởi Canxi – thường xảy ra đối với những dưỡng chất có tính di động thấp. Acid fulvic duy trì hiệu lực của nó ở những điều kiện như độ pH cao hoặc thấp. Trong những điều kiện đối nghịch như vậy, những cây trồng được cung cấp acid fulvic được ghi nhận là không có biểu hiện sốc hoặc thiếu hụt dinh dưỡng… so với những cây trồng được cung cấp những chế phẩm chelate tổng hợp. Acid fulvic còn tăng cường cải thiện tính lưu động của các dưỡng chất khác nhau trong mô thực vật. Kết luận: Các chế phẩm chelate có tác dụng tăng cường tính linh động của nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các yếu tố vi lượng, có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nên nhà nông cần tìm kiếm những dưỡng chất đáp ứng một dãy các hợp chất được chelate. Điều này đảm bảo chắc chắn tính “dễ tiêu” của dinh dưỡng ở nhiều điều kiện khác nhau bao gồm cả những điều kiện trên hoặc dưới ngưỡng tối ưu, gây ảnh hưởng tới sự hấp thu của các yếu tố dinh dưỡng. CN Sinh học Phan Văn Lệ Dịch từ: www.smart-fertilizer.com Xu hướng tìm kiếm: Hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt (Fe chelate) ủ các phế phẩm hữu cơ thành phân vi sinh (Bacillus) 1. Bacillus subtilis, còn được gọi là trực khuẩn cỏ khô hoặc trực khuẩn cỏ, là một loại vi khuẩn Gram dương, catalase dương tính. Thuộc chi Bacillus, ... KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM QUÝT Giới thiệu một số giống cam, quýt được trồng phổ biến ở nước ta và kỹ thuật trồng và chăm sóc cam. I. Giới thi...
- Trang chủ
- TIN TỨC
- Hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt (Fe chelate)
- TIN TỨC
- TƯ VẤN
- TƯ VẤN KỸ THUẬT CÂY TRỒNG
Hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt (Fe chelate)
Hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt (Fe chelate) Cây ăn trái, giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây con) cần 4-12g/cây Giai đoạn bắt đầu ra trái 2-3 năm: 12-20g/cây Giai đoạn trưởng thành 3-5 năm: 20-40g/cây Giai đoạn già cỗi (lớn) 5-10 năm: 40-80g/cây. Cây hoa, cây dây leo lấy quả: 2-4 g/m2 hoặc gốc. Cây trồng sử dụng hệ thống nước tưới nhỏ giọt hòa dinh dưỡng (tiết kiệm nước và phân bón), giảm 40% lượng phân bón vi lượng sắt. use crops and method : Soil base: irrigating root Fruit, peach, orange, pear, apple, navel orange, kiwi fruit, litchi, loquat, dongzao, cherry, etc The young tree · · · · · · · · · · · · · · · · · · 4 to 12 g/tree Hanging in the early fruit · · · · · · · · · · · · · · · · 12 to 20 grams/tree Adult tree · · · · · · · · · · · · · · · · · 20-40 grams/tree Old tree · · · · · · · · · · · · · · · · · 40-80 grams/tree seedbed: Plant · · · · · · · · · · · · · · · · · · 0.8 to 4.0 grams Every square metre · · · · · · · · · · · · · · · · 2.4 to 4.0 grams Stolons plants: grapes, strawberries, etc young plant · · · · · · · · · · · · · · · · · · 2.4 4.0 g/strain Adult plant · · · · · · · · · · · · · · · · · 4 to 8 g/plant Flower gardening: lily, rose, African chrysanthemum, carnation, anthurium, sowbread, chrysanthemum, yulan, etc Every square metre · · · · · · · · · · · · · · · · · · 0.8 4 grams Used with nutrient solution drip irrigation, a 40% reduction in usage theo aminohvpThông tin sản phẩm
Thành phần: Fe = 13 % Tên hóa học: Ethylenediaminetetraacetic acid, ferric-sodium complex; EDTA-FeNa.3H2O Công thức phân tử: C10H12N2O8FeNa.3H2O Khối lượng phân tử: 421,1 Tính chất: Bột mịn khô, màu hơi vàng nâu, tan nhanh trong nước, cây dễ hấp thụ hiệu quả tức thì. Đặc điểm chính Davidking E-Fe-13 là một chelate kim loại tan tốt trong nước Độ hòa tan trong nước: approx.90 g / L (20oC); approx.120 g / L (30oC) Đóng gói: Trong bao 25 kg hoặc trong hộp các tông với túi polyethylene bên trong. Sử dụng: Trong nông nghiệp và rau quả cho đất hoặc các ứng dụng thức ăn trên lá. Tác dụng của Sắt đối với cây trồng: + Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì chất, diệp lục tố trong cây. + Là thành phần chủ yếu của nhiều enzym. + Đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hóa axit nucleic, ảnh hưởng đến sự chuyển hóa RNA hoặc diệp lục tố. 130.000 đ/kg Chi tiết liên hệ: dong.nguyen@dpcc.biz - 0903865035Tham khảo Hướng dẫn sử dụng vi lượng sắt (Fe chelate)
VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN VI LƯỢNG SẮT CHELATE ĐỐI VỚI CÂY
Cây trồng nếu bị thiếu hụt sắt thường biểu hiện đầu tiên ở các đỉnh sinh trưởng và các lá non. Thiếu sắt, làm cây ngừng sinh trưởng và phát triển; lá non, đọt non bị vàng dần, do giảm lượng chlorophin ở lá. 1. Sắt (Fe) trong thực vật: Sắt có vai trò quan trọng trong các phản ứng oxy hóa - khử, là thành phần trong prophyrin của cytochrom, tham gia cấu trúc của nhiều enzym như catalaz, peroxidaz, leghemoglobin và trong ferredoxin, nitrogenaz có vai trò quan trọng trong chuyển chuyền điện tử ở quang hợp, hô hấp và tổng hợp diệp lục tố. Sắt là nguyên tố ít di động, do “trầm hiện” trong các lá già ở dạng oxid hay phosphate, hoặc do “tạo phức hợp” với phytoferritin - protein dính với sắt. Do đó, sự thiếu hụt sắt thường biểu hiện đầu tiên ở các đỉnh sinh trưởng và các lá non. Thiếu sắt, làm cây ngừng sinh trưởng và phát triển; lá non, đọt non bị vàng dần, do giảm lượng chlorophin ở lá. Sự thiếu sắt có thể liên quan đến các điều kiện môi trường khác như: mức độ carbonate trong đất, độ mặn, độ ẩm của đất, nhiệt độ thấp, nồng độ của các yếu tố khác (như cạnh tranh dinh dưỡng với Ca, P...). Khắc phục hiện tượng thiếu sắt nhanh chóng bằng việc phun trực tiếp các loại phân bón có chứa sắt lên lá. Ảnh minh họa.“Chelate” bắt nguồn từ chữ “chele” của Hy Lạp nghĩa là “móng vuốt”, một sự kết hợp mang tính thích ứng cao bởi vì chelate hóa là một quá trình giống như sự nắm chặt và giữ lấy cái gì đó bằng móng vuốt. Rất nhiều nguyên tố vi lượng tích điện dương dạng ion trong dung dịch, trong khi những lỗ hoặc những đường mở trên rễ và lá cây tích điện âm. Những nguyên tố này vì vậy mà không thể vào được bên trong cây bởi sự dính chặt của điện tích âm và điện tích dương; với việc thêm một chelate, những nguyên tố dạng ion sẽ được bao bọc và điện tích dương biến thành điện tích âm hoặc đẳng điện, sẽ cho phép nguyên tố đó đi qua lỗ này vào trong cây trồng một cách dễ ràng. |
Từ khóa » Fe Cho Cây Trồng
-
Bài 5: VI LƯỢNG SẮT (Fe) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
-
Sắt (Fe) - Iron - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Sử Dụng Fe-EDDHA Sự Lựa Chọn Thông Minh Và Cần Thiết Cho Cây ...
-
Phân Bón Amino Fe (Sắt) – Trị Bệnh Vàng Lá - Nông Nghiệp Đẹp
-
[Mã 157LIFESALE Giảm 8% đơn 99K] Amino Fe Chai 100ml - Shopee
-
Cùng Tìm Hiểu Về Sắt (Fe) - Iron - SIÊU THỊ PHÂN THUỐC
-
Dinh Dưỡng Vi Lượng Sắt. Vai Trò Của Sắt đối Với Cây Trồng
-
Sắt (Fe) - Iron - Phân Bón Fnano
-
Bài 5: VI LƯỢNG SẮT (Fe) ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG - Phân Bón Miền ...
-
Dinh Dưỡng Vi Lượng Sắt: Khả Năng Hấp Thụ Sắt ở Thực Vật - Hacheco
-
Phân Bón Lá Vi Lượng Sắt Cho Cây Trồng - Chelafer 12.5g - Sendo
-
Vai Trò Của Vi Lượng đối Với Cây Trồng - NPK Đình Vũ
-
Cải Thiện Tình Trạng Thiếu Sắt Của Cây Trồng Tại Nhà - YouTube