Hướng Dẫn Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Theo Từng độ Tuổi
Có thể bạn quan tâm
Ung thư cổ tử cung là một khối u ác tính trong các mô của cổ tử cung. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5.000 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung và hơn 2.000 trường hợp tử vong.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Xét nghiệm Pap: ThinPrep Pap hoặc Pap Smear
- Xét nghiệm Virut HPV
Cả hai xét nghiệm đều sử dụng các tế bào lấy từ cổ tử cung:
+ Đối với xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap Smear): giúp được kiểm tra xem có sự hiện diện của tế bào bất thường nào không.
+ Đối với xét nghiệm Virut HPV: giúp kiểm tra xem có nhiễm HPV hay không, và nếu có thì là chủng (type) nào.
Thời điểm thực hiện và loại xét nghiệm phụ thuộc vào tuổi và bệnh sử của bạn:
>> Phụ nữ nên bắt đầu tầm soát lúc 21 tuổi. Không tầm soát nếu dưới 21 tuổi, không kể tuổi bắt đầu quan hệ tình dục.
>> Từ 21 đến 29 tuổi thực hiện Pap Smear 3 năm 1 lần (hoặc có thể thay đổi tùy theo chỉ định bác sĩ khám). Không xét nghiệm HPV ở phụ nữ 21 – 29 tuổi vì tần suất nhiễm chủng HPV sinh ung ở tuổi này khoảng 20%, hầu hết trường hợp HPV sẽ biến mất mà không cần can thiệp.
>> Phụ nữ tuổi 30 – 64 nên thực hiện cả xét nghiệm Pap và HPV mỗi 5 năm.
>> Nữ giới trên 65 tuổi với tầm soát âm tính đầy đủ trước đó và không phát hiện CIN2+ trong vòng 20 năm gần nhất… có thể ngưng tầm soát…
Nếu người bệnh đã phẫu thuật cắt tử cung thì vẫn có thể cần sàng lọc. Quyết định này dựa trên việc liệu cổ tử cung đã được cắt bỏ hay chưa và nguyên nhân cắt. Ngay cả khi cổ tử cung đã bị cắt bỏ thì tại thời điểm cắt đó các tế bào cổ tử cung vẫn có thể có mặt ở phía trên của âm đạo. Nếu có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc thay đổi tế bào cổ tử cung, vẫn nên tiếp tục sàng lọc trong 20 năm tiếp theo tính từ thời điểm phẫu thuật.
Khuyến cáo tầm soát này cũng áp dụng cho người bệnh đã tiêm phòng HPV. Phụ nữ đã được tiêm vắc-xin ngừa HPV vẫn cần tuân theo các khuyến nghị sàng lọc theo nhóm tuổi.
Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Tri Phương, Hồng Bàng, Hải Phòng. Làm việc tất cả các ngày, kể cả ngày lễ tết. Liên tục từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, không nghỉ trưa. Trực chụp cấp cứu 24 giờ. Điện thoại liên hệ: 0838737373 Email: 73dbp.goldstar@gmail.com
Hiểu rõ về ung thư cổ tử cung
*Xem thêm các dịch vụ khác của chúng tôi:
- Tầm soát, sàng lọc ung thư buồng trứng
- Tầm soát, sàng lọc ung thư cổ tử cung
- Tầm soát, sàng lọc ung thư vú
- Các gói dịch vụ khám bệnh khác
- Các chuyên khoa khám, chữa bệnh
Từ khóa » Cách Xét Nghiệm Hpv ở Nữ Giới
-
Xét Nghiệm HPV Bằng Cách Nào, Cần Lưu ý Gì Trước Khi Xét Nghiệm?
-
Xét Nghiệm HPV Quan Trọng Với Chị Em Phụ Nữ Như Thế Nào?
-
Các Bước Tiến Hành Lấy Mẫu Xét Nghiệm HPV | Vinmec
-
Tìm Hiểu Xét Nghiệm Xác định Virus HPV | Vinmec
-
Cách Xét Nghiệm HPV ở Nữ Giới - TPH Solutions
-
Nên Xét Nghiệm HPV Bao Lâu 1 Lần Là Tốt Nhất? - GENTIS
-
3 Phương Pháp Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung Hiện đại Nhất
-
Xét Nghiệm HPV Là Gì? Vai Trò Của Xét Nghiệm Này Ra Sao? | BvNTP
-
Ung Thư Cổ Tử Cung: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả
-
Xét Nghiệm HPV- Phương Pháp Sàng Lọc Ung Thư Cổ Tử Cung
-
Mục đích Của Xét Nghiệm PAP Và Xét Nghiệm HPV Có Giống Nhau ...
-
Một Số điều Cần Biết Về Nhiễm HPV Cơ Quan Sinh Dục
-
Virus Hpv Là Gì? Xét Nghiệm Hpv ở đâu Hà Nội Uy Tín? - Welcome
-
Xét Nghiệm HPV ở Nam Giới Bằng Cách Nào? - YouMed