Hướng Dẫn Tạo File In 3D Chuẩn Và Xuất File Sang Máy In 3D - Digman
Có thể bạn quan tâm
File 3D là một định dạng file phổ biến trong những bản thiết kế mô hình 3D hiện nay. Có rất nhiều các định dạng khác nhau cho file thiết kế 3D. Những file này được sử dụng riêng vào từng phần mềm và ứng dụng khác nhau. Chẳng hạn như in 3D, video, kiến trúc, phim ảnh,... Vậy thì có những file in 3D nào phổ biến? Bạn nên sử dụng loại định dạng nào? DIGMAN sẽ hướng dẫn tạo file in 3D chuẩn cho lĩnh vực in 3D và cách xuất file sang máy in 3D.
Xem thêm: 5 website chia sẻ file 3D
File 3D là gì?
File 3D là một dạng tập tin dùng để lưu trữ thông tin về hình ảnh, mô hình 3D dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu nhị phân. Tất cả các hình học, hoạt cảnh của nó được mã hóa và nén lại. Tùy vào định dạng file 3D mà chúng có cách lưu trữ riêng. Chẳng hạn như định dạng STL thì chỉ lưu trữ hình dạng 3D, còn định dạng COLLADA lưu trữ tất cả các thông số, dữ liệu khác.
Hiện nay thì có rất nhiều định dạng file 3D khác nhau. Một số đó bao gồm:
- STL: Tên đầy đủ là Standard Tessellation Language. Đây là một dạng file 3D tương thích với máy in 3D phổ biến nhất hiện nay.
- 3MF: Tên đầy đủ là 3D Manufacturing Format. Đây là định dạng được dùng để thiết kế tạo mô hình cũng như in 3D. File này chứa thông tin về vật liệu, màu sắc. Những thông tin này không có trong file STL
- OBJ: Đây là một định dạng file mở tương thích với nhiều phần mềm như Blender, 3Ds Max,..
- MAX: Định dạng độc quyền của phần mềm 3Ds Max. Được dùng để thiết kế sản phẩm 3D, kiến trúc, nội thất....
- COLLODA: Là một định dạng mở tương thích với nhiều phần mềm khác. COLLODA lưu trữ tất cả dữ liệu 3D bao gồm hình học, màu sắc, vật liệu.
- STP: Tương thích với các phần mềm CAD và được sử dụng cho xây dựng, kiến trúc,...
- X3D: Hiển thị nội dung file 2D và 3D trên các trình duyệt như chrome, firefox,...
- FBX: Là viết tắt của Filmbox. Đây là định dạng phổ biến trong các ngành dựng game, hình ảnh CGI.
Hướng dẫn tạo file
Để thiết kế 3D thì bạn cần các phần mềm thiết kế như AutoCAD, Blender,.... Xem qua các phần mềm thiết kế 3D và chọn cho mình phần mềm phù hợp với nhu cầu nhất. Thông thường thì có 2 định dạng khi in 3D là OBJ và STL. DIGMAN khuyến nghị bạn nên sử dụng file STL thì sẽ tiện và dễ dàng hơn.
Một số tiêu chí khi làm file 3D:
- Độ kín: Khi thiết kế hãy đảm bảo các layer, khối được kín và liên kết với nhau. Nếu bạn đưa vào máy in thì sẽ in ra những sản phẩm lỗi.
- Độ dày: Ngoài việc điều chỉnh được độ dày của file thì máy in cũng cần thông số này. Hãy đồng nhất độ dày trên cả file thiết kế và máy in.
- Liên kết: Nếu bạn hay ghép các khối lại để thiết kế thì hãy loại bỏ những đường giao nhau giữa các khối. Bởi vì khi đưa vào máy in thì máy sẽ không hiểu bạn muốn in gì và có thể gây lỗi. Hãy xem bề mặt của mẫu cả 2D và 3D để dễ hình dung hơn.
- Các chi tiết nhỏ: Lưu ý cài đặt thông số cho các chi tiết nhỏ như chữ nổi, họa tiết nổi, ... Để khi in 3D thì sẽ hiện rõ ràng hơn.
Sau khi thiết kế xong bạn nhấn vào File > Export... và chọn định dạng STL hoặc OBJ.
Cách xuất file ra máy in 3D
Để xuất file sang máy in 3D thì cần thêm phần mềm Cura, Slic3r hoặc Markerbot,... Trong các phần mềm như Cura thì bạn có thể điều chỉnh độ mịn, chi tiết, mật độ lớp infill,.. Sau khi chỉnh xong các bạn hãy xuất file STL sang dạng file GCODE. Đây là dạng file dành riêng cho máy in 3D. File GCODE này chứa tất cả các thông số đã được chỉnh cho mô hình in và riêng máy in đó. Bạn không thể dùng file GCODE của máy in này cho máy khác được.
Bạn chọn file STL cần in và mở lên bằng phần mềm Cura. Vào menu File > Load model file… để mở file STL lên. Một số thông số chỉnh cho máy in:
- Print speed: Là tốc độ in, in càng chậm thì càng đẹp hơn.
- Nozzle temperature: Nhiệt độ vòi phun, tùy vào chất liệu in hãy chỉnh sao cho hợp lý.
- Bed temperature: Nhiệt độ cho bàn in.
- Print order prioritization: Thứ tự ưu tiên nếu bạn in nhiều.
- Cooling fan settings: Cài đặt cho quạt tản nhiệt.
- Infill percentage: Mật độ lớp điền đầy bên trong. Càng nhiều thì càng tốn vật liệu đổi lại vật in sẽ chắc chắn hơn.
- Infill pattern: Cấu trúc cho lớp điền đầy.
Sau khi chỉnh được thông số như ý rồi thì hãy lưu lại dưới dạng GCode. Cuối cùng bạn hãy chép file GCode vừa lưu vào thẻ nhớ rồi cắm thể nhớ rồi gắn vào máy in 3D. Việc cuối cùng chỉ là bật máy in lên và bấm nút in 3D. Và đó là tổng kết của bài viết hướng dẫn tạo và xuất file in 3D ra máy in.
Từ khóa » File In Mô Hình 3d
-
Top 10 Web Chia Sẻ File Phục Vụ Mẫu In 3D Miễn Phí - 3DThinking
-
5 Website Chia Sẻ File 3D Tốt Nhất - Digman
-
THƯ VIỆN FILE 3D - Scantechvn
-
Tìm Mẫu In 3D ở đâu, Download Online | In3DS
-
Hướng Dẫn Thiết Kế Mô Hình đúng Chuẩn In 3D - Blog In3D
-
File In 3D Mô Hình Batman Artstation | Shopee Việt Nam
-
File In 3D Mô Hình April 2021 Lord Of The Print Miniature - Shopee
-
Thư Viện Mô Hình 3D Miễn Phí, Tải File 3D Free - Blog Mèo Mướp
-
File In Mô Hình 3D Dragon Tiamat
-
File In 3D Mô Hình Archangel
-
Top 10 Trang Web Tải File, Mô Hình In 3D Miễn Phí - GuideChimp
-
Những Website Tốt Nhất để Download File Thiết Kế 3D - ViHoth
-
50 Web Tốt Nhất để Tải File 3D Miễn Phí | Việt Machine