Hướng Dẫn Tạo USB Boot Bằng DLC Boot 2019.V3.6 [Google Drive]

Mục lục nội dung

Toggle
  • DLC Boot là gì?
  • DLC Boot có những công cụ gì?
  • Chuẩn bị cài đặt
  • Các bước tạo USB Boot bằng DLC Boot
5/5 - (6 bình chọn)

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019, cách cài đặt bộ DLC Boot vào USB hoặc phân vùng ổ cứng để cứu hộ máy tính.

DLC Boot là gì?

DLC Boot là một bộ các phần mềm cứu hộ máy tính, cho phép người dùng tìm và khắc phục các sự cố trong máy tính để bàn và máy tính xách tay. DLC Boot chứa môi trường WinPE có khả năng boot từ USB hoặc phân vùng ổ cứng, cho phép người dùng xử lý các vấn đề khởi động của máy tính.

  • Tác giả bộ công cụ: Trần Duy Linh [Việt Nam]
  • Dung lượng: ~3.12 GB
  • Định dạng file: .ISO
  • Phiên bản phổ biến nhất: 2019.V3.6
  • Nhóm: phần mềm cứu hộ máy tính

DLC Boot tối đa hóa năng suất và cung cấp các công cụ để sửa chữa hệ thống bị hư hỏng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

DLC Boot có những công cụ gì?

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6 [Google Drive]
Menu khởi động của DLC Boot 2019.V3.6

Gói công cụ hỗ trợ cài đặt Mini Windows 10 bản 32bit hoặc 64bit. Đây là phiên bản WinPE của Windows 10 với dung lượng thấp hơn rất nhiều bản chính thức, phiên bản vẫn có các công cụ cơ bản như soạn thảo, nghe nhạc, xem phim. Tích hợp USB 3.0, USB 3G và UEFI. Được sử dụng trong trường hợp Windows 10 của bạn bị lỗi, không thể sửa được và bạn muốn trải nghiệm nhanh một phiên bản Windows 10 phụ nhưng vẫn đầy đủ các chức năng cơ bản.

Các chức năng của DLC Boot 2019 nổi bật nhất:

  1. Disktools/Partition tools: Phân vùng ổ cứng, quản lý các dữ liệu, kiểm tra các tệp có trong hệ thống, di chuyển các phần SSD hoặc từ HDD sang SSD,…
  2. Backup/Restore Tool: Sao lưu dữ liệu và ghost máy tính.
  3. Driver: Cập nhật và tải các driver bị thiếu.
  4. Recovery/Data Recovery: Khôi phục dữ liệu.
  5. Hardware Tools: Kiểm tra các thông tin phần cứng của máy tính.
  6. Office: Bộ phần mềm văn phòng như Word, Excel, Powerpoint,…
  7. Antivirus: Các phần mềm diệt virus cao cấp.
  8. System: Hỗ trợ các phần mềm hệ thống máy tính.
  9. Utilities: Các tiện ích máy tính.
  10. USB tools: Công cụ hỗ trợ cho thiết bị USB.
  11. Password: Công cụ thao tác lấy lại mật khẩu và bảo mật.
  12. Và 1 số công cụ bản quyền khác

Chuẩn bị cài đặt

  • Máy tính chạy Windows
  • Tải gói công cụ DLC Boot (~3.12Gb) > giải nén
  • Ổ USB khoảng 4Gb hoặc hơn (phải lớn hơn dung lượng gói công cụ)

Các bước tạo USB Boot bằng DLC Boot

1. Cắm USB vào máy tính

2. Click chuột phải vào file DLCBoot.exe => chọn Run as administrator

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6 [Google Drive]

3. Cửa sổ tool hiện ra, nhấn vào icon chiếc USB > Tích chọn chiếc USB cần tạo Boot

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6 [Google Drive]

4. Các tùy chọn format như sau:

4.1 Phần Boot Kernel:

Chọn SysLinux hoặc Grub4dos tùy ý. Gợi ý chọn kiểu SysLinux, vì theo tác giả nó có giao diện đẹp hơn so với Grub4dos.

4.2 Phần Boot Type: (chỉ chọn 1 kiểu)

Kiểu Normal: Tạo USB Boot thông thường, USB chỉ có một phân vùng vừa chứa file Boot vừa chứa dữ liệu.

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6 [Google Drive]

Kiểu Hide: Tạo usb Boot với phân vùng Boot ẩn, USB sẽ được chia làm 2 phân vùng. Một phân vùng chứa file boot, một phân vùng còn lại sẽ chứa dữ liệu.

Nếu lựa chọn kiểu Hide này thì bạn cần nhập dung lượng cho phân vùng Boot ẩn. Chú ý là phân vùng Boot ẩn này phải lớn hơn dung lượng của file DLC Boot, nếu USB có dung lượng lớn thì nên để thừa ra khoảng 1 – 2 Gb để sau này có thể tích hợp thêm ứng dụng khác vào.

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6
Nhập dung lượng cho phân vùng boot ẩn nếu chọn Boot type là Hide

4.3 Phần USB Format DLC Boot Partition:

  • Không chọn mục nào: Tạo USB Boot mà không Format lại USB, dữ liệu không bị xóa.
  • NTFS: USB Boot sẽ KHÔNG khởi động được với chuẩn UEFI nhưng chứa được file lớn hơn 3.7 Gb.
  • FAT32 (UEFI): USB Boot sẽ khởi động được với chuẩn UEFI nhưng KHÔNG chứa được file lớn hơn 3.7 Gb. (Nếu chọn Boot Type là Hide – “phân vùng ẩn” thì nên chọn mục này và lưu DATA vào phân vùng dữ liệu riêng với file lớn hơn 3.7 Gb)
  • NTFS (UEFI): Sẽ có tùy chọn này khi tạo USB Boot kiểu Normal. Boot được trên chuẩn UEFI và chứa được các file > 3.7 Gb.

5. Nhấn Create Boot để bắt đầu > Nhấn Yes để đồng ý

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6
Xác nhận chọn chuẩn FAT32

6. Tiến trình định dạng và copy các file boot vào USB

Tiến trình tự động copy công cụ DLC Boot vào USB

Thông báo tạo USB hoàn tất

Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6

7. Click nút Test Boot của công cụ, hoặc sử dụng phần mềm kiểm tra USB boot để kiểm tra kết quả.

Nguồn: Hướng dẫn tạo USB Boot bằng DLC Boot 2019.V3.6 [Google Drive] – wikimaytinh.com

Bài viết này có hữu ích với bạn không?Không

Từ khóa » Cách Tạo đĩa Dlc Boot