Hướng Dẫn Thi Công Bê Tông Bịt Đáy

Những vị trí xây dựng công trình có đất nền là đất bùn yếu hoặc đất thấm lớn thì kết cấu khung vây cọc cừ ván thép phải có lớp bê tông bịt đáy nhằm ổn định chân khung vây, chống đẩy trồi đất hoặc chống thấm và lớp lót đáy phục vụ cho công tác thi công. Vậy cách thi công bê tông bịt đáy như thế nào? Hãy cùng huongdanthicong.vn tham khảo qua bài viết này.

Bê Tông Bịt Đáy Là Gì?

Là lớp đệm bằng bê tông được đổ vào đáy khung vây theo phương pháp đổ bê tông trong nước và có chức năng để phản áp, cứng hóa nền và làm sạch đáy hố móng phục vụ công tác thi công.

Tại sao lại cần lớp bê tông bịt đáy hố móng?

  • Khi không thể hút nước ra khỏi hố móng (do có hiện tượng cát chảy hoặc lưu lượng nước chảy vào hố móng quá lớn…) thì cần đổ bê tông bịt đáy sử dụng các phương pháp đổ bê tông trong nước.
  • Khi bê tông bịt đáy đạt khoảng 50% cường độ thiết kế thì có thể hút cạn nước trong hố móng và tiến hành đổ bê tông bệ móng.
  • Trước khi đổ bê tông bệ móng cần phải phá bỏ lớp mặt bê tông bịt đáy từ 10‐15cm.
  • Bê tông bịt đáy không tính vào chịu lực của kết cấu.

Tính toán chiều dày lớp bê tông bịt đáy theo 2 điều kiện:

  • Thắng áp lực đẩy nổi.
  • Đảm bảo không bị vỡ do uốn khi áp lực nước từ dưới đẩy lên.

Yêu cầu công tác bê tông

  • Sử dụng bê tông trạm trộn có mác C20 (mẫu hình trụ) đã đọc thí nghiệm và trộn thử tại trạm trộn. Lượng xi măng cho khoảng 1m3 bê tông không dưới 370kg, để đảm bảo cho việc bơm vữa không bị tắc ống độ sụt thích hợp trong khoảng 15-18 cm.
  • Dự kiến sử dụng 2 trạm IMI công suất 45m3/h và 60m3/h của công ty
  • Đổ bê tông bằng phương pháp bê tông bịt đáy rút ổng thẳng đứng tương tự phương pháp đổ bê tông cọc khoang nhồi.
  • Ống đổ bê tông bằng thép có đường kính D-250mm hoặc dùng ống đổ bê tông bằng cọc khoang nhồi có chiều dài từ 1-3m liên kết 2 đầu bằng ren, tổ hợp ống phù hợp với chiều cao khi cắt cầu (tùy theo từng trụ). Ống bê tông phải đảm bảo thẳng, nhẵn, kín nước nhất là tại mối nối ghép phải đảm bảo quả cầu có thể di chuyển trơn tru và kín nước.
  • Bê tông phải đảm bảo độ sụt quy định phù hợp với tính năng máy bơm bê tông và khả năng lan tỏa khi thoát ra khỏi ống với bán kính lan tỏa theo kinh nghiệm thực tế là R từ 3-5m.
  • Căn cứ diện tích hố móng để bố trí vị trí các ống đổ bê tông cho phù hợp để đảm bảo diện tích bề mặt bê tông tiếp xúc với nước là tối thiểu và bề mặt tương đối bằng phẳng.
  • Bê tông được cấp liên tục bằng 2 trạm trộn đồng thời. Việc dự trữ các cấp liệu bổ sung phải đảm bảo cho các trạm hoạt động liên tục với cơ số dự phòng 1-2 lần tùy theo công suất của trạm.
  • Ống bê tông chỉ được phếp di chuyển thẳng đứng, cấm di chuyển ngang vì bất cứ lý do nào.
  • Trước khi cắt cầu đáy ống dẫn bê tông phải đặt cách đáy hố móng khoảng 15-20cm tùy thuộc kích thước quả cầu được sử dụng.
  • Tốc độ di chuyển của bê tông trong ống phải phù hợp với năng suất cấp bê tông, phải luôn duy trì mức bê tông trong ống cao hơn mực nước bên ngoài hố móng 1.5m, điều chỉnh tốc độ ra của bê tông bằng cách nâng hoặc hạ ống bê tông.
  • Nếu việc cấp bê tông bị dán đoạn quá 1,5 giờ hoặc vì một lý do nào đó có thể rút ống đổ bê tông ra khỏi mặt bê tông, về sinh sạch và cắt cầu lại ngay sau khi bê tông được cấp trở lại.

Hướng Dẫn Thi Công Bê Tông Bịt Đáy

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bê Tông Bịt đáy