Hướng Dẫn Thi Công Dầm Sàn Dự Ứng Lực
Có thể bạn quan tâm
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Thi Công Dầm Sàn Cáp Dự Ứng Lực
Việc thi công dầm sàn dự ứng lực (DƯL) được thực hiện xen kẽ với các công tác thi công cốp pha, cốt thép và bê tông sàn và được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Lắp dựng cốp pha đà giáo
Cốp pha đáy dầm được kéo dài ra 1.2m kể từ mép ngoài của sàn để làm sàn thao tác thi công DƯL. Lan can bảo vệ bằng thép được lắp xung quanh sàn thao tác.
Sau khi nghiệm thu xong cốp pha đà giáo thì tiến hành xác định vị trí đặt neo và thép DƯL và các con kê thép DƯL. Vị trí đặt neo và thép DƯL được xác định bằng thước dây và được dánh dấu bằng sơn lên cốp pha.
Vị trí đặt con kê được xác định bằng thước dây và được đánh dấu bằng các màu sơn của con kê.
1Lắp đặt thép lớp dưới của sàn
Việc lắp đặt thép lớp dưới của sàn và dầm đúng theo thiết kế và tuân thủ TCVN4453-1995.
2Lắp đặt neo và thép dự ứng lực
Đế neo và cốc nhựa tạo hốc neo được lắp đặt đúng vị trí được đánh dấu trên cốp pha thành và được liên kết chặt chẽ với cốp pha thành theo đúng thiết kế. Sau khi lắp đặt xong cáp và đế neo thì tiến hành lắp đặt thép gia cường đầu neo.
Thép DƯL được gia công tại bãi gia công bên dưới mặt đất, cắt cáp bằng máy cắt chuyên dụng (chiều dài cắt cáp = chiều dài thiết kế giữa 2 đầu neo + 0.8m x số đầu neo kéo), đầu neo chết được chế tạo bằng máy ép thủy lực, chiều dài để trần của cáp để bám dính với bê tông >= 1m và kích thước khi ép phing2 của đầu neo chết >= 10cm.
Vận chuyển cáp lên mặt sàn bằng cần cẩu tháp và đặt đúng vị trí được đánh dấu trên cốp pha sàn. Cáp được bố trí thành từng cặp 2 sợi đi liền nhau, đến vị trí đầu neo kéo thì 2 đầu sợi được tách ra cách nhau 20cm để đảm bảo khoảng cách bố trí neo, tấm đệm đầu neo.
Căn cứ vào thiết kế lưới cáp để xác định thứ tự rải cáp chính xác, đảm bao cho việc lên profile sau này.
Sai số cho phép về vị trí thép DƯL là ± 10mm theo phương ngang ± 5mm theo phương đứng.
3Lắp dựng cốt thép lớp trên của sàn và thép đai
Cốt thép trên và thép đai của dầm dọc được lắp dựng theo thiết kế và tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN4453-1995.
Nếu vị trí cốt thép trên hoặc thép đai cắt qua thép DƯL thì được phép dịch cốt thép thường khỏi vị trí đó, sao cho vừa đủ không thể làm thay đổi vị trí của cáp DƯL.
Sử dụng con kê để liên kết các lớp thép dưới của sàn nhằm mục đích làm cho các thép này không bị dịch chuyển trong quá trình thi công đổ bê tông sàn.
4Lắp dựng con kê tạo profile cáp DƯL và các chi tiết đặt sẵn
Các con kê được đánh dấu bằng màu sơn tương ứng với màu đánh dấu vị trí cần đặt cốp pha sàn.
Con kê được đặt với khoảng cách a1000mm, có cấu tạo và vị trí được thiết kế nhằm định hình được sợi cáp theo đúng profile thiết kế và được liên kết bằng dây thép 1mm với thép sàn và với thép DƯL.
Lắp đặt các chi tiết đặt sẵn, các ống kỹ thuật, cáp điện, thông tin, cứu hỏa,…theo yêu cầu thiết kế.
5Đổ bê tông sàn
Trước khi đổ bê tông sàn cần tiến hành kiểm tra tổng thể mặt bằng để khẳng định rằng cốp pha, đà giáo, thép thường, thép DƯL, các bộ phận neo DƯL và các chi tiết đặt sẵn, các vị trí, đường ống, đường dây kỹ thuật khác đã được lắp chính xác và cố định theo thiết kế. Nếu trong quá trình kiểm tra, phát hiện các công việc nói trên chưa đảm bảo yêu cầu thiết kế phải tiến hành sửa chữa, điều chỉnh trước khi tiến hành đổ bê tông.
Tiến hành kiểm tra các công tác chuẩn bị cho việc đổ bê tông như việc tập kết vật liệu, thiết bị đầm, cung cấp điện, phương tiện vận chuyển và nhân công. Việc đổ bê tông được tiến hành nếu như công tác chuẩn bị trên được hoàn tất.
Bê tông sàn được đổ liên tục cho từng khối sàn theo thiết kế. Thi công đổ bê tông sàn tuân thủ theo TCVN 4453-1995.
Việc sử dụng máy đầm, phương tiện vận chuyển bê tông không được làm thay đổi vị trí cáp DƯL cũng như cáp thường.
6Tháo cốp pha thành và khuôn neo
Sau khi đổ bê tông 24 giờ thì tiến hành tháo cốp pha thành và khuôn neo. Việc tháo cốp pha thành và khuôn neo tiến hành cẩn thận để không làm vỡ bê tông tại khu vực đầu neo.
Trong khi tháo cốp pha thành và khuôn neo cần tiến hành kiểm tra lại cấu tạo đầu neo. Nếu phát hiện thấy có hiện tượng nứt vỡ bê tông hoặc xê dịch vị trí các bộ phận neo, thép DƯL thì phải thông báo ngay cho kỹ thuật phụ trách DƯL để có biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp xử ý kỹ thuật có sự cố nói trên được kỹ thuật phụ trách DƯL đề xuất và thông báo cho thiết kế trước khi thực hiện.
7Kéo căng cáp DƯL
Công tác kéo căng được thực hiện sau khi đổ bê tông sàn đạt được 80% cường độ hoặc theo chỉ dẫn của thiết kế. Cường độ này được xác định bằng việc thử mẫu với bê tông thương phẩm trong thơi gian khoảng 7 ngày tuổi.
Trước khi lắp neo công tác và kích thủy lực dùng cho việc kéo căng cần phải được kiểm tra để đảm bảo rằng chắc chắn bản neo được đặt vuông góc với trục của cáp DƯL. Vị trí bản neo và thép DƯL không bị xê dịch trong suốt quá trình đổ bê tông sàn.
Neo công tác và kích thủy lực được lắp vào vị trí thích hợp sao cho đảm bảo không làm thép DƯL bị uốn cong, neo được tiếp xúc đều trên bản neo, đầu kích được tiếp xúc đều trên mặt neo.
Công tác kéo căng cho mỗi sợi cáp DƯL được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
- Kéo theo các cấp lực: 0 Pk => 0.1 Pk => 0.5 Pk (lực kéo Pk được xác định căn cứ vào ứng suất kéo thiết kế, ma sát của hệ thống thiết bị, ma sát của sợi cáp phụ thuộc chủng loại, chiều dài và profile của cáp). Đo và ghi chép độ dãn dài tương ứng với mỗi cấp lực.
- Kéo theo các cấp lực: 0 Pk => 0.1 Pk => 0.5 Pk. Đo và ghi chép độ dãn dài tương ứng với mỗi cấp lực.
- Cho toàn sàn, công tác kéo căng được thực hiện theo trình tự:
- Kéo theo hướng từ giữa sàn ra hai biên.
- Kéo các bó tại vị trí chân cột trước, sau đó đến các bó giữa nhịp sàn.
- Sau khi kết thúc bước 1 cho toàn sàn thì mới tiến hành bước 2.
- Trình tự kéo sẽ được lập chi tiết (sơ đồ đánh số sợi cáp, thứ tự kéo của các sợi,…) và đệ trình Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát để chấp thuận trước khi thi công.
- Công tác kiểm tra độ tụt neo được thực hiện với tần suất 3 sợi/ 1 sàn.
- Cho toàn sàn, công tác kéo căng được thực hiện theo trình tự:
Khi gặp sự cố trong quá trình thi công (tụt neo, tụt nêm neo, độ dãn dài bất thường, đứt cáp,…) Nhà thầu sẽ lập tức dừng thi công và thông báo với các bên có liên quan để tìm giải pháp xử lý, khắc phục. Công tác căng kéo được hoàn thành khi tất cả các sợi cáp được kéo đến lực kéo yêu cầu, độ dãn dài và độ tụt neo nằm trong giới hạn cho phép, các sự cố (nếu có) được khắc phục theo đúng yêu cầu.
8Cắt đầu cáp thừa
Sau khi hoàn thành công việc kéo căng thép DƯL cho mỗi sàn, có thể tiến hành cắt đầu cáp thừa.
Việc cắt cáp thừa được tiến hành bằng máy cắt cáp cầm tay. Độ tụt vào phía trong mép sàn của cáp còn lại nằm trong khoảng từ 15-20mm.
9Bảo vệ đầu neo
Sau khi kết thúc việc cắt cáp thừa, cần nhanh chóng tiến hành công việc bảo vệ đầu neo, đảm bảo thép DƯL không bị ăn mòn dưới tác động của môi trường. Công việc bảo vệ đầu neo được tiến hành như sau:
- Vệ sinh lỗ neo.
- Bôi mỡ chống rỉ cho neo và đầu thép DƯL (mỡ trung tính).
- Sử dụng vữa không co ngót đổ chèn hốc neo đảm bảo độ chắc đặc, tránh sự xâm thực của môi trường (dự kiến thời gian từ khi bắt đầu kéo căng đến khi kết thúc trong 03 ngày).
Tháo dỡ ván khuôn, đà giáo và hoàn thành thi công dầm sàn dự ứng lực
Công việc tháo dỡ cốp pha đà giáo chỉ được tiến hành sau khi công việc thi công DƯL đã được hoàn thành và được nghiệm thu.
Việc tháo dỡ cốp pha, đà giáo được tiến hành một cách cẩn thận, kỹ thuật DƯL phải có mặt tại công trình để xem xét diễn biến của sàn BTCT trong quá trình tháo dỡ cốp pha và có biện pháp kịp thời mỗi khi có hiện tượng bất thường xảy ra.
Người gửi
stex
Tôi hy vọng những bài viết mà các bạn đang đọc mang lại giá trị mà các bạn cần tìm.Thông Tin công ty
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên *
Email *
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Bài Viết MớiTháng Mười Một 22, 2022
Giải pháp điều hòa Multi 1 nóng 3 lạnh từ Điều hòa AC&T
Tháng Tư 26, 2020
Vách Ngăn Thạch Cao Được Ứng Dụng Vào Công Trình Nào?
Tháng Tư 20, 2020
Sika Chống Thấm Là Gì? Top 8 Sản Phẩm Sika
Tháng Tư 15, 2020
Công Nghệ Làm Đường Từ Bê Tông Nhựa Nóng
Tháng Tư 14, 2020
Phân Biệt Các Loại Gạch Bê Tông Nhẹ
- Hướng Dẫn
- Liên Hệ WooCommerce not Found
- Newsletter
Từ khóa » Tính Sàn Dul
-
Tính Toán Sàn Dự ứng Lực Với ETABS | Thiết Kế Xây Dựng Căn Bản
-
Căn Bản Về Thiết Kế Xây Dựng Sàn Dự ứng Lực–Phần 1
-
Sàn Dự ứng Lực Là Gì ? Biện Pháp Thi Công Sàn Dự ứng Lực.
-
[PDF] XÉT ẢNH HƯỞNG CỦA SÀN DỰ ỨNG LỰCTRONG KẾT CẤU ...
-
Đề Tài: Tính Toán Sàn, Dầm Bê Tông Cốt Thép ứng Lực Trước Căng Sau
-
Sàn Dự Ứng Lực 1 Phương - CDF Design
-
Quy Trình Tính Sàn 01 Phương Bê Tông Cốt Thép Dự Ứng Lực ...
-
SAFE 2014 Thiết Kế Sàn Phẳng Bê Tông Cốt Thép, Sàn Dự ứng Lực P1
-
[DOC] Chương 4: Các Phương Pháp Tính Toán Sàn Bê Tông Dự ứng Lực
-
THIẾT KẾ SÀN DỰ ỨNG LỰC - CHỈ MANG TÍNH THAM KHẢO
-
Sàn Dự ứng Lực Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Sàn Bê Tông Dự ứng Lực
-
Tính Toán Sàn Ult - Diễn đàn Của Các Kỹ Sư Kết Cấu Việt Nam
-
Sàn Dự Ứng Lực Là Dạng Kết Cấu, Hướng Dẫn Thi Công Dầm Sàn ...