Hướng Dẫn Thứ Tự Apply Các Sản Phẩm Chăm Sóc Da
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù chủ đề này đã được bàn tới từ lâu nhưng dường như rất nhiều cô gái của Mint còn “lấn cấn” chưa rõ. Vậy nên Mint sẽ up lại để các nàng có cái nhìn tổng quan và biết cách phối hợp các sản phẩm skincare của mình theo đúng thứ tự nhé!
Mint xin phép mượn bài của chị Kat T ở blog chieclavotinh (có chỉnh sửa lại chút để dễ theo dõi hơn) cho các bạn nha vì thực sự bài này quá đầy đủ, quá xuất sắc, quá tuyệt vời, cô Mint không biết viết gì thêm ~T_T~
Nếu các nàng đam mê skincare thì nhất định nên ghé qua blog chị Kat T, một trong những blogger đời đầu, một “cây cổ thụ” làm chỗ dựa vững chắc về mọi thông tin kiến thức và review sản phẩm luôn. Chị giỏi lắm, bài viết hữu ích lắm, mình là big fan của chị luôn (=^.^=)
Link blog của chị: http://chieclavotinh.blogspot.com
THỨ TỰ SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA:
3 Nguyên tắc cơ bản cần nằm lòng:
- Lỏng trước, đặc sau
- Độ pH thấp trước, cao hoặc không phụ thuộc pH sau
- Linh hoạt ngoại lệ
Trình tự cơ bản:
Tẩy trang ➡ Sữa rửa mặt ➡ Tẩy da chết cơ học ➡ Mặt nạ (tuần 1-2 lần) ➡ Nước hoa hồng ➡ Essence/First Essence ➡ Serum ➡ Ampoule ➡ Kem mắt ➡ Oil/Emulsion (Nếu có) ➡ Kem dưỡng ẩm ➡ Mặt nạ ngủ
Vầng nếu như bạn có đủ hơn chục bước skincare mỗi ngày thì về cơ bản thứ tự sẽ là như trên. Tuy nhiên khi thêm các sản phẩm đặc trị như BHA, AHA, L-AA, Tretinol,… thì thứ tự ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
Các sản phẩm đặc trị cho da (treatment products)
Thông thường, mình sẽ bắt đầu từ những sản phẩm chứa hoạt chất có pH thấp đến cao, nhưng vẫn có một số ngoại lệ (tớ sẽ viết cụ thể sau).
Tớ có kẻ một cái bảng về các hoạt chất cũng như độ pH tương ứng cho các bạn dễ theo dõi nhé:
Các hoạt chất | Độ pH |
Salicylic acid | < 4 |
Mandelic acid | |
Glycolic acid | |
Lactic acid | |
L-ascorbic acid | 3.0-3.5 |
Hydroquinone | 4.0 |
Azelaic acid | 5.0 |
Arbutin | 6.0 |
Retinoids | 5.0-8.0 |
Niacinamide | 5.0-6.0 |
Các phái sinh của vitamin C | 6.0-7.0 |
1.1. Tẩy da chết hóa học (chemical exfoliants) luôn là các hoạt chất bôi trước tất cả các hoạt chất khác. Mình có 2 loại chính là AHAs và BHA, loại nào tan trong dầu sẽ layer trước loại tan trong nước (vì tan trong dầu nên nó sẽ loại bỏ những dầu thừa nếu còn sót lại trong lỗ chân lông, nhờ vậy AHAs bôi sau sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn).
Theo nguyên tắc đó, mình có salicylic acid sẽ là lớp đầu tiên, mandelic acid vừa tan trong dầu vừa tan trong nước sẽ là lớp tiếp theo. Giữa hai AHAs tan trong nước là glycolic acid và lactic acid, glycolic acid có kích thước phân tử nhỏ hơn sẽ apply trước lactic acid có phân tử lớn.
Tóm lại: salicylic acid -> mandelic acid -> glycolic acid -> lactic acid
1.2. L-ascorbic acid có pH axit từ 3.0-3.5 sẽ apply ngay sau bước tẩy da chết hóa học.
1.3. Whitening ingredients & 1.4. Retinoids
Tớ sẽ nói hai nhóm này cùng một lúc vì hai nhóm này có cách sử dụng liên quan đến nhau. Trường hợp ngoại lệ mà tớ nói ở trên đó, nó nằm ở chỗ này đây.
Sau đây là nguyên tắc chung để các bạn dễ nhớ:
– Nhóm làm trắng như HQ, AzA, arbutin ổn định với độ pH hơi axit và nói chung là mấy ẻm ‘thích quẩy’ trong môi trường axit =)) (ví dụ: HQ hay được kết hợp với glycolic acid hoặc salicylic acid trong các sp của bà Paula hay Alpha Skincare)
– Retinoids như tretinoin, retinol ổn định trong môi trường bazơ và mấy bạn đó thì hổng thích chơi với pH có tính axit. (tretinoin ổn định với pH 7.2-8.2)
Ghê chưa. Rõ ràng là hai nhóm này tụi nó không có ưa nhau; NHƯNG trong một số sách và thông tin trên mạng tớ ‘google thần chưởng’ được thì các bác sĩ da liễu thường hay hướng dẫn mình trộn các thành phần làm trắng với retinoids, tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2 gì đó, trộn lại và bôi. Cách sử dụng này cũng không có gì sai các bạn ạ. Mặc dù chúng (nhóm làm trắng và retinoids) có sở thích pH khác nhau, nhưng cả hai rất hợp để làm ‘đôi bạn cùng tiến,’ không có chuyện chất này triệt tiêu chất kia.
Các bạn sử dụng theo cách này cũng được luôn nhé. Tớ chỉ có một lưu ý là việc trộn hai thứ lại và bôi thì khả năng châm chích hơi bị cao đó. Bản thân việc layer lớp này đến lớp kia đã có thể là bị châm chích rồi, đằng này trộn lại nữa thì còn ‘dữ dội’ hơn 😀 Nói tóm lại: hai nhóm này khá linh hoạt và mình có thể layer theo nhiều kiểu khác nhau ha ^^
1.5. Nhóm các chất chống oxi hóa như niacinamide hay các phái sinh của vitamin C sẽ là nhóm hoạt chất cuối cùng mình layer.
Có một bạn đã hỏi tớ về việc bôi L-ascorbic acid và niacinamide cùng một buổi (sáng/tối) liệu có ảnh hưởng gì không, chất này có làm mất tác dụng của chất kia hay không. Câu hỏi này rất hay và cũng phổ biến, tớ chắc chắn là nhiều bạn cũng có thắc mắc giống vậy. Và câu trả lời cho câu hỏi trên là ‘có thể có nhưng không sao đâu.’
(Giải thích về điều này các nàng có thể click vào link đầu bài viết đọc chi tiết thêm nhé, mình sẽ cắt gọn đoạn này ở đây để khỏi làm rối bài ^^)
2. Nước/tinh chất dưỡng (hydrating essence—hydrating Japanese lotion—hydrating serum/ampoule)
Bước này gồm ba sản phẩm theo thứ tự apply gồm: essence—Japanese lotion—serum
Trước khi đi vô phần chi tiết của ba loại sản phẩm này, tớ có một số lưu ý cho các bạn:
– Trong phần thứ tự layer các sản phẩm dưỡng da ở đầu trang, tớ có để bước dưỡng này sau bước apply LAA và trước nhóm thành phần làm trắng. Mục đích là để các bạn linh hoạt hơn trong việc layer các sản phẩm của mình, bởi vì cái khó khăn mà nhiều bạn hay gặp là sự khác biệt về texture, thường các thành phần làm trắng hay retinoids có dạng kem, đặc; trong khi bước số 3 lại gồm các sản phẩm có kết cấu lỏng hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy linh hoạt layer bước 3 trước các loại kem làm trắng/retinoids nếu bạn cảm thấy cái chất kem đó quá đặc. Và cũng đừng lo là bước số 3 này ảnh hưởng ‘ghê gớm’ đến tác dụng của các hoạt chất làm trắng/retinoids nhé bởi vì nó (các sp ở bước 3) chỉ là các humectants, cấp ẩm cho da, đơn thuần là bland moisturizers thôi.
– Thứ 2, như tớ vừa nói, ba loại sản phẩm này đều chỉ có tác dụng chính là cấp ẩm cho da, làm da bạn mướt hơn, mềm hơn, mọng hơn; cho nên các bạn hoàn toàn có thể chỉ cần chọn 1 trong 3 loại là đủ rồi, không cần phải bôi hết cả ba. Đây là một bước cần thiết cho những bạn nào đang bị tình trạng da thiếu nước (dehydrated skin). Còn đối với những bạn da không thiếu nước thì không cần cũng được, thêm vô thì càng tốt, dẫu sao thì mình vẫn còn bước số 4 nữa mà ^^
2.1. Essence, còn gọi là pre-serum, serum đầu tiên hay các bạn có thể gọi là nước thánh, nước tiên gì cũng được.
Thành phần của các loại nước cấp ẩm này là các loại nấm lên men, vi khuẩn lên men, tảo biển lên men, củ cải lên men … Nói chung cái gì lên men đều có tác dụng cấp ẩm cho da rất tốt. Vì sao nó có tác dụng này? Các bạn hãy liên tưởng đến việc mình muối dưa, muối kim chi hay làm sữa chua đó, việc lên men chua sẽ giúp tạo thành các axit nhẹ như lactic acid.
Lactic acid thường được biết đến như là một AHA, tẩy da chết hóa học, trong điều kiện nồng độ > 5% và pH < 4; Nếu nồng độ < 5% hoặc > 5% mà pH > 4 thì lactic acid cũng chỉ có tác dụng như một humectant mà thôi. Tớ gọi các thành phần lên men (probiotics) trong các nước dưỡng cấp ẩm là humectants thế hệ mới ạ, vì bây giờ mấy ai xài glycerin hay hyaluronic acid để cấp ẩm cho da nữa, texture dính dính khó chịu mà nghe cũng thật quê mùa =))
Bước này dành cho các sản phẩm như: Estee Lauder Micro-Essence, nước thần SK-II, nước thần Kiehl’s…
2.2. Sau khi apply nước cấp ẩm, bước tiếp theo mình sẽ layer đến hydrating lotion, lotion ở đây là theo cách gọi của các bạn Nhật thôi, chứ không phải là dạng sữa hay kem dưỡng như bước số 3. Thật ra lotion cũng giống như essence vậy, chỉ khác ở chỗ texture của nó dầy hơn essence một tẹo và khá là dính bởi vì sử dụng humectants truyền thống, ‘cổ lỗ sĩ’ và rẻ như glycerin, nhóm glycols, hyaluronic acid (không rẻ lắm nhưng vẫn rẻ hơn probiotics), … Dĩ nhiên so về sự hiệu quả thì không cái nào hơn cái nào cả, tùy theo sở thích của các bạn mà chọn essence hay lotion thôi ^^
Bước này dành cho các sản phẩm như: Hada Labo Lotion
2.3. Cuối cùng là là bước serum. Sự khác nhau giữa essence/lotion và serum đó là:
– Texture: một bên (essence/lotion) lỏng như nước, một bên (serum) dầy hơn, dạng giống gel hoặc sữa.
– Thành phần: mặc dù cùng có base chính là các chất cấp ẩm (humectants) nhưng giữa chúng có sự khác biệt về thành phần mà các bạn có thể dễ dàng nhận ra là essence/lotion gần như chỉ đơn thuần là bland moisturizer, trong khi serum ngoài dưỡng ẩm ra, nó còn có thể có thêm một số active ingredients, có tác dụng sửa chữa, hồi phục nhẹ những hư tổn cho da.
Một số ví dụ các serum dưỡng ẩm cho da:
– Caudalie Vinosource S.O.S Thirst Quenching Serum (glycerin, butylene glycol, không chứa hoạt chất)
– Estée Lauder Advanced Night Repair Serum (bifida ferment lysate, các hoạt chất sửa chữa DNA)
3. Bước cuối cùng trong chu trình dưỡng da đó chính là các sữa/kem dưỡng.
Dựa theo thành phần của chúng thì mình chia ra là 3 loại theo thứ tự layer:
– Các kem dưỡng chứa thành phần cấp ẩm (humectant-based moisturizers)
– Các kem dưỡng chứa thành phần làm mềm và giữ ẩm (emollient-based moisturizers)
– Các sáp khóa ẩm (occlusive-based moisturizers)
Một lần nữa, các bạn không nhất thiết phải xài đủ cả 3 loại kem này đâu nhé mà tùy theo tình trạng da của mình, lựa chọn loại phù hợp nhất:
– Với những bạn nào có tình trạng da thiếu nước, da mệt mỏi, xanh xao, thiếu sức sống, thường bị căng sau khi xài SRM, … nhóm kem cấp ẩm chính là một sự bổ sung tuyệt vời.
– Với những bạn da khô, thô ráp, thiếu dầu, thường bị bong tróc, … cần bổ sung nhóm kem làm mềm và giữ ẩm.
– Với những bạn da bị châm chích, ngứa, hoặc cảm thấy da chưa được dưỡng sâu lắm với những kem làm mềm ở trên, hoặc da khô nẻ trong mùa đông, hãy bôi thêm các loại sáp khóa ẩm.
Các bạn có thể đọc thêm cách phân biệt các kem dưỡng cấp ẩm, khóa ẩm ở bài viết này của Mint nhé!
>> Cấp ẩm hay Khóa ẩm – Làn da bạn cần gì?
Ngoài các loại kem dưỡng, các bạn có thể dùng dầu dưỡng ẩm
– Da dầu: squalene oil, maracuja oil, safflower seed oil, …
– Da thường: evening primrose oil, rosehip oil, borage seed oil, …
– Da khô: argan oil, camellia japonica oil, emu oil, …
Tóm lại:
(1) Xịt khoáng (hydrosol mist) hoặc nước cân bằng làm dịu da (soothing toner)
(2) Các sản phẩm chứa hoạt chất (active ingredient) có pH thấp đến cao (low to high pH) theo thứ tự:
– Salicylic acid
– AHAs (mandelic acid, glycolic acid, lactic acid)
– L-ascorbic acid
– (3) (bạn có thể sử dụng bước số 3 ở đây được rồi)
– Whitening ingredients (hydroquinone, azelaic acid, arbutin)
– Retinoids
– Antioxidants (niacinamide, các phái sinh của vitamin C)
(3) Nước/tinh chất dưỡng (hydrating essence—Japanese lotion—serum/ampoule)
(4) Sữa/kem dưỡng (moisturizer) có kết cấu lỏng đến đặc (thin to thick, watery to oily texture) theo thứ tự:
– Humectant-based moisturizer
– Emollient-based moisturizer
– Occlusive-based moisturizer
Giữa mỗi bước, mỗi hoạt chất các bạn chờ 15-20 phút.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc sắp xếp các lớp dưỡng da nhé!
Hẹn gặp các bạn ở những bài viết sau 🙂
Từ khóa » Thứ Tự Bôi Các Loại Kem Dưỡng Da
-
Thứ Tự Thoa Kem Dưỡng Da Thế Nào Là đúng? 6 Bước Dưỡng Da Cơ Bản
-
TRÌNH TỰ BÔI KEM DƯỠNG DA THẾ NÀO LÀ ĐÚNG? - Beauskin
-
Thứ Tự Sử Dụng Các Sản Phẩm Chăm Sóc Da | Vinmec
-
Các Bước Skincare Ban Ngày & Ban đêm Cho Mọi Loại Da Mặt
-
Trình Tự Bôi Kem Dưỡng Da Thế Nào Là đúng? - Aladin
-
Theo Bác Sĩ: Đây Là Thứ Tự Bôi Các Sản Phẩm Skincare Chuẩn Nhất
-
Dưỡng Da Cũng Phải Có Thứ Tự, Không Phải Thích Gì Bôi Nấy! | Đẹp365
-
Thứ Tự Sử Dụng Các Bước Dưỡng Da - Sebamed
-
Các Bước Chăm Sóc Da Cơ Bản Cho Người Mới Bắt đầu - Hello Bacsi
-
Đâu Là Thứ Tự Dùng Sản Phẩm Dưỡng Da Đúng Cách?
-
THỨ TỰ CỦA CÁC LỚP KEM DƯỠNG DA
-
Các Bước Skincare Ngày Và Đêm: Chăm Sóc Da Chuyên Sâu Nhất
-
Thứ Tự Sử Dụng Các Bước Dưỡng Da - Update My Current Skincare ...
-
Trình Tự Cơ Bản Sử Dụng Các Sản Phẩm Chăm Sóc Da