Hướng Dẫn Thủ Tục Hải Quan Chuyển Loại Hình Sản Xuất Xuất Khẩu ...
Có thể bạn quan tâm
Chuyển loại hình sản xuất xuất khẩu
Công ty TNHH vướng mắc thủ tục đối với trường hợp hàng hóa đã nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu theo mã loại hình E31, doanh nghiệp xin chuyển loại hình, nộp thuế, sau đó xuất bán ra nước ngoài.
Hướng dẫn thủ tục cho doanh nghiệp, theo Cục Hải quan TPHCM, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 2103/GSQL-GQ2 ngày 28/10/2021 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan- Tổng cục Hải quan, đối với nguyên liệu đã làm thủ tục nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu, nhưng sau đó xuất bán ra nước ngoài thì người khai hải quan phải thực hiện thủ tục thay đổi mục đích sử dụng sau đó thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định.
Về Mã loại hình, thực hiện theo quy định tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan, Công văn 4032/TCHQ-GSQL ngày 16/8/2021 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ hàng nhập khẩu thì sử dụng mã loại hình B11 – xuất kinh doanh, hoặc B13 – xuất khẩu hàng đã nhập khẩu.
Tuy nhiên, do có vướng mắc liên quan thủ tục hoàn thuế khi thực hiện Công văn số 2103/GSQL-GQ2 ngày 28/10/2021, Cục Hải quan TPHCM đã có công văn báo cáo Tổng cục Hải quan để hướng dẫn.
Đối với nguyên liệu mua trong nước sau đó xuất khẩu, Khoản 2 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định: “Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:
Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.”
Về mã loại hình, Quyết định 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan quy định cụ thể mã loại hình. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước thì sử dụng mã loại hình B11.
Thủ tục nhập khẩu hàng từ kho ngoại quan
Hướng dẫn Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Hàng hải về việc nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan, Cục Hải quan TPHCM có ý kiến hướng dẫn, căn cứ Khoản 2 Điều 88 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, được sửa đổi bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định: Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài theo loại hình nhập khẩu tương ứng, thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan Hải quan xác nhận hàng hóa đưa ra khỏi kho ngoại quan.
Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc diện buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì không được phép nhập khẩu trở lại thị trường Việt Nam.
Khoản 4 Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài Chính được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế
Mã loại hình, doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1357/QĐ-TCHQ ngày 18/5/2021 của Tổng cục Hải quan.
Về chính sách miễn thuế đối với hàng nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016, đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ.
CV 1357/QĐ-TCHQ Vv ban hành bảng mã loại hình xuất nhập khẩu và hướng dẫn sử dụng
Từ khóa » Khai Hải Quan Loại Hình B11
-
Hỏi - Đáp: 11 Vướng Mắc Về Mã Loại Hình Xuất, Nhập Khẩu
-
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Tại Chỗ Theo Loại Hình B11 Có Phải Thực ...
-
Tiếp Tục Hướng Dẫn Sử Dụng Mã Loại Hình Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu
-
Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu
-
Công Văn 4032/TCHQ-GSQL V/v Hướng Dẫn Sử Dụng Mã Loại Hình ...
-
Công Văn 1478/TCHQ-GSQL
-
Đề Xuất Chọn Loại Hình B11 Và B13 -1357/QĐ-TCHQ - Bách Khoa Luật
-
Tờ Khai Khi Nhập Khẩu Sử Dụng Mã Loại Hình A11, A12 Khi Tái Xuất ...
-
Giải đáp Thủ Tục Hải Quan | [GÓC KHÓ ĐỠ - KHAI SAI MÃ LOẠI HÌNH ]
-
VẤN ĐỀ TỜ KHAI LOẠI HÌNH B11 HAY B13 THEO QĐ 1357/2021
-
MÃ CÁC LOẠI HÌNH NHẬP KHẨU | SIMBA GROUP
-
Bảng Mã Loại Hình Xuất Nhập Khẩu Trên Hệ Thống VNACCS
-
Chính Sách Và Thủ Tục - Cục Hải Quan Tỉnh Đồng Nai