Hướng Dẫn Thủ Tục Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp để Nhận Trợ Cấp Nhanh ...
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục bảo hiểm thất nghiệp làm như thế nào để được nhận trợ cấp nhanh nhất? Đây là băn khoăn của rất nhiều người lao động sau khi nghỉ việc. Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền quan trọng để hỗ trợ một phần chi phí trong khoảng thời gian lao động chưa có việc làm. Dưới đây sẽ là hướng dẫn để lao động nhận tiền BHTN nhanh chóng và thuận tiện.
Hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp để nhận trợ cấp nhanh nhất.
1. Điều kiện được chi trả trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định, 5 điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
-
Là người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
-
Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ một số trường hợp đặc biệt có quy định riêng.
-
Đủ điều kiện về thời gian đóng BHTN:
-
Đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc xác định hoặc không xác định thời hạn.
-
Đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
-
Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.
-
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ một số trường hợp theo quy định.
2. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Để làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp, nếu người lao động đủ điều kiện nêu trên thì cần chuẩn bị các hồ sơ theo quy định tại Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ hưởng BHTN bao gồm các giấy tờ sau:
-
Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
-
Sổ bảo hiểm xã hội.
-
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác minh việc đã chấm dứt hợp đồng như: quyết định chấm thôi việc, sa thải, kỷ luật buộc thôi việc hoặc thông báo thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động/ hợp đồng làm việc.
-
Giấy tờ cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân,...
Chuẩn bị hồ sơ hưởng BHTN.
3. Các bước làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, người lao động thực hiện nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo các bước:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, trong thời gian 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nếu lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho các trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương.
Các bước nộp hồ sơ hưởng BHTN.
Bước 2: Chờ kết quả giải quyết hồ sơ
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ xác nhận giải quyết chế độ BHTN.
Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm sẽ quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp. Thời điểm bắt đầu được hưởng trợ cấp được tính từ ngày làm việc thứ 16 kể từ ngày nộp hồ sơ.
Bước 3: Nhận chi trả trợ cấp thất nghiệp
Nếu đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp từ cơ quan BHXH tại địa phương.
Hàng tháng, cơ quan BHXH sẽ chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 này kể từ ngày tính hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không có quyết định tạm dừng hoặc ngừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. 7 điểm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp có thể nộp hồ sơ ở 7 trung tâm dịch vụ việc làm dưới đây:
-
Điểm Yên Hòa: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội - 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
Điểm Bách Khoa: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội - Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
-
Điểm Hà Đông: Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội - Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.
-
Điểm Long Biên: Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Quang Trung - Ngõ 403, tổ 14 Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.
-
Điểm Sóc Sơn: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn - Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.
-
Điểm Đông Anh: Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long - Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
-
Điểm Sơn Tây: UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây - Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Các điểm nộp hồ sơ để hưởng BHTN.
Trên đây thaison.vn đã hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp để được hưởng trợ cấp nhanh nhất. Người lao động có thể tham khảo để nắm được các quy định và nộp hồ sơ hưởng quyền lợi sớm và thuận tiện.
Từ khóa » Thủ Tục Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Những Gì
-
Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Những Giấy Tờ Gì? - VinID
-
Nộp Hồ Sơ Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp ở đâu, Cần Giấy Tờ Gì ?
-
Giải đáp Thắc Mắc: Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Những Giấy Tờ Gì?
-
Thủ Tục Và Quy Trình Làm Hồ Sơ Hưởng Trợ Cấp Bảo Hiểm Thất Nghiệp
-
Thủ Tục Nộp Hồ Sơ Lãnh BHTN - Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam
-
Quy Trình Và Thủ Tục Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất Năm 2022
-
Hồ Sơ Nhận Tiền Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Những Giấy Tờ Gì?
-
Theo Quy định Của Pháp Luật Làm BHTN Cần Những Giấy Tờ Gì?
-
Hồ Sơ Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Những Giấy Tờ Gì? [Cập ...
-
Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Những Giấy Tờ Gì? - Luật Hoàng Phi
-
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
-
Thủ Tục Nhận Bảo Hiểm Thất Nghiệp Mới Nhất 2022 - Thái Sơn
-
Làm Bảo Hiểm Thất Nghiệp Cần Photo Những Gì?
-
Quy Trình Nộp Hồ Sơ Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp - Báo Lao động