[Hướng Dẫn] Thủ Tục Làm Lễ Cúng Chuyển Vào Nhà Mới đúng Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Cuộc sống luôn vận động và thay đổi từng ngày. Vì quá bận rộn nên nhiều gia đình trẻ ngày nay khi chuyển dọn nhà thường chỉ làm lễ nhập trạch đơn giản với một mâm cúng nhỏ và tối giản các bước.
Nhưng bên cạnh đó, nhiều người lại cho rằng nhập trạch chuyển nhà lại là một nghi thức rất quan trọng để được thần linh tổ tiên chấp thuận, phù hộ, vậy nên không thể sơ sài và cần phải làm đúng thủ tục về nhà mới.
Trong bài viết này, Chuyển Nhà 24H xin được giới thiệu các bước tiến hành thủ tục làm lễ cúng chuyển nhà nhập trạch đầy đủ nhất theo chuẩn phong thủy. Theo đây, tùy điều kiện gia đình cũng như niềm tin tâm linh của bạn mà có thể thực hiện đầy đủ hay lược bỏ bớt cho phù hợp.
A. Ý NGHĨA CỦA NGHI LỄ CÚNG CHUYỂN NHÀ NHẬP TRẠCH
Lễ cúng nhập trạch là gì?
Nhập trạch là một từ Hán Việt, theo đó “nhập” là vào, “trạch” là nhà. Như vậy nhập trạch có nghĩa đơn giản là dọn vào nhà mới. Lễ nhập trạch tương đương với việc “đăng ký hộ khẩu” với thần linh hay thổ địa đang cai quản ngôi nhà. Đây là một nghi lễ cổ truyền khá là quan trọng của dân tộc ta được lưu truyền từ ngàn đời qua và được coi là thủ tục cúng về nhà mới.
Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch
Vậy ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch là gì? “Đất có thổ công, sông có hà bá”, theo quan niệm từ ngàn xưa của ông bà ta cho rằng, mỗi một vùng đất hay khu vực đều có thần linh trấn quản. Vậy nên việc chuyển hoặc đi đến đều phải làm lễ trình báo xin phép, có như vậy mới được chấp thuận, cuộc sống gia đình, công việc sau này theo đó mới có thể “thuận buồm xuôi gió”.
Đồng thời, do tổ tiên, thần tài thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển nhà mới, cúng nhập trạch để xin phép được chuyển họ đến nhà mới là việc cần làm, để gia đạo tiếp tục được các vị ấy phù hộ.
B. HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỂ CÚNG NHẬP TRẠCH CHUYỂN NHÀ MỚI
Thủ tục cúng về nhà mới cần chuẩn bị những gì?
Để tránh việc thiếu sót, mất thời gian trong ngày chuyển nhà, bạn cần nắm rõ cúng nhập trạch cần chuẩn bị những gì. Hãy sử dụng một mảnh giấy nhỏ, ghi chú lại những thứ đồ cần chuẩn bị cho lễ nhập trạch dưới đây và lên kế hoạch để mua hoặc soạn ra sẵn nhé!
1. Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch
Một ngày tốt để cúng vào nhà mới nên hội tụ đủ các yếu tố: Thuận lợi cho gia chủ, là ngày hoàng đạo đẹp, nếu là ngày hợp với tuổi mệnh của gia chủ thì lại càng tuyệt vời.
2. Chuẩn bị mâm đồ cúng (lễ vật) nhập trạch
Mâm cúng nhập trạch thường có ba phần: là hương hoa, ngủ quả và mâm thức ăn. Bạn có thể chia thành 3 mâm nhỏ, hoặc bố trí chung trên một mâm lớn. Tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể làm đồ cúng hoành tráng hay đơn giản. Nhưng hãy nhớ, quan trọng nhất vẫn là lòng thành, không nhất thiết mâm cúng nhập trạch lớn thì sẽ được phù hộ nhiều hơn, vậy nên bạn cứ mua lễ cúng chuyển nhà mới trong khả năng tài chính của mình nhé!
- Ngũ quả: Lựa chọn 5 loại trái cây tươi theo mùa, ít hơn hoặc nhiều hơn 5 cũng được, miễn sao nhìn mâm trái cây tươi ngon và đẹp mắt.
- Hương hoa: Gồm lọ hoa tươi để cúng nhà mới (hồng, cúc hoặc ly), cặp đèn cầy, nhang, trầu cau, vàng mã cúng nhập trạch, 3 hũ nhỏ dùng đựng muối gạo và nước.
- Mâm cơm cúng chuyển nhà: Phụ thuộc vào quan niệm thờ cúng mà bạn có thể lựa chọn mâm cơm chay cúng chuyển nhà hoặc mâm cơm mặn. Nếu là mâm cỗ mặn thì bao gồm bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc và 1 trứng vịt luộc), gà luộc hoặc heo quay, xôi hoặc cháo, các món mặn khác thêm tùy ý. Nếu là mâm cơm chay thì bạn có thể làm theo gợi ý sau: rau củ xào, đậu hũ, canh cải, xôi đậu, chè, bánh kẹo,…. Ngoài ra mâm cơm cúng nhập trạch còn cần có thêm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.
3. Chuẩn bị bài văn khấn cúng vào nhà mới
Văn khấn lễ nhập trạch khi chuyển nhà bao gồm 2 phần là văn khấn thần linh và gia tiên. Lưu ý cần đọc văn khấn thần linh trước khi đọc bài văn khấn gia tiên. Bài văn khấn trình bày mong muốn của chủ nhà, xin phép chuyển nhà, chuyển bàn thờ đến nơi ở mới. Cần đọc rõ ràng với thái độ thành tâm. Hai bài văn khấn khá dài. Bạn cũng có thể tham khảo chi tiết nội dung bài văn khấn Tại đây!
4. Chuẩn bị các vật dụng (vật phẩm) khác
- Bếp than đặt ở giữa cửa chính.
- Chiếu hoặc đệm đang sử dụng.
- Theo thủ tục nhập trạch thì các thành viên trong gia đình khi bước vào nhà sẽ không được đi tay không, ai cũng phải cầm theo một vài đồ vật may mắn như: Chổi mới, bếp nấu (như bếp gas, bếp dầu, không dùng bếp điện vì dân gian quan niệm rằng bếp điện có tinh mà không có tướng, tức có nhiệt mà không có ngọn lửa nên không tốt), gạo, muối, vàng, tiền bạc và các vật may mắn khác,…
Hướng dẫn cách cúng lễ nhập trạch chuyển nhà mới cụ thể
Dưới đây là hướng dẫn về cách cách cúng về nhà mới chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu bạn cảm thấy phần chưa phù hợp với gia đình mình thì có thể lược bỏ bớt một vài yếu tố.
- Việc đầu tiên trong lễ nhập trạch cần làm là đốt lò than và đặt ngay ở cửa ra vào. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể đến nhà mới và đốt lò trước khi xe chuyển nhà tới.
- Khi xe chuyển nhà tới thì hãy bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn, chuẩn bị các vật dụng sẵn sàng để tiến hành thủ tục cúng nhập trạch chuyển nhà mới.
- Chủ nhà (nên là nam trụ cột trong gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên (chân trái trước, chân phải sau), tay cầm theo một bát hương cùng bài vị gia tiên.
- Các thành viên khác cũng bắt đầu lần lượt bước qua lò than, cầm theo các vật dụng thờ cúng còn lại, chiếu (hoặc nệm), bếp nấu và các đồ vật may mắn đã đề cập, lưu ý không thành viên nào được đi tay không.
- Điều đầu tiên nên làm khi bước vào nhà mới là bật tất cả điện và mở mọi cánh cửa, cửa sổ tượng trưng cho việc khai thông khí và đánh thức ngôi nhà
- Khi này, một số thành viên sẽ sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài thổ địa cho gọn gàng, ngay ngắn. Một số thành viên khác bày mâm cúng đặt ở giữa nhà, nên hướng về phía hợp tuổi của chủ nhà.
- Một người đại diện thắp nhang và bắt đầu đọc văn khấn, các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng và chấp tay nghiêm trang.
- Sau khi đọc bài văn khấn, trong thời gian chờ nhang tàn, gia chủ bật bếp và nấu nước phà trà, nên để nước sôi tầm 5-7 phút trước khi pha. Trà dùng để dâng lên mâm cúng và để người nhà cùng thưởng thức. Việc nấu nước có ý nghĩa khai hỏa, tạo nhiệt sống cho nhà mới.
- Tiến hành hóa tiền vàng, khi cháy hết thì lấy rượu tưới lên tro tàn
- Bạn nên giữa lại 3 hũ muối, gạo, nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân, biểu tượng cho sự no đủ
- Lúc này lễ khấn nhập trạch xem như đã hoàn tất, bạn có thể đem lần lượt các thùng đồ vào trong nhà và sắp xếp lại như ý muốn
C. MỘT SỐ LƯU Ý KHI CÚNG LỄ NHẬP TRẠCH
- Nếu bạn chỉ nhập trạch để lấy ngày và chưa chuyển đồ về ngay, thì các bước tiến hành cũng tương tự, xem như là chuyển bàn thờ gia tiên và thần linh về trước, rồi đồ đạc sẽ chuyển về nhà sau. Tốt nhất là nên ngủ lại 1 đêm. Trong thời gian chờ đợi cũng nên thường xuyên đến thắp nhang và trông nom để tạo sinh khí cho bàn thờ.
- Nếu làm lễ nhập trạch nhà chung cư thì bạn cũng tiến hành tương tự nhập trạch nhà bình thường bao gồm các bước: xem ngày tốt, chuẩn bị vật cúng, mâm cúng, soạn văn khấn, làm lễ nhập trạch… Tuy nhiên theo quy tắc an toàn cháy nổ thì nhiều chung cư sẽ hạn chế việc đốt lò than, do đó bạn cần phải hỏi kỹ. Nếu không được phép thì trong lễ nhập trạch nhà chung cư bạn có thể lược qua bước này (điều đó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của buổi lễ nên bạn có thể yên tâm nhé!). Việc hóa vàng cũng chỉ nên vừa đủ, không nên đốt quá nhiều. Tránh quá nguyên tắc sẽ gây ra rắc rối không đáng có (Ban quản lý chung cư có thể sẽ đến xử lý, hoặc gây ra phiền hà cho hàng xóm- bạn không muốn điều đó xảy ra trong ngày đầu tiên chuyển đến đúng không?)
- Lễ nhập trạch ở nhà thuê, nhà trọ là không bắt buộc và tùy niềm tin của mỗi người. Có người cho rằng khi mình chuyển đến nơi ở mới, bàn thờ tổ tiên và thần linh cũng chuyển đi nên việc làm lễ khấn nhập trạch nhà trọ, nhà thuê là điều cần thiết. Lại có người cho rằng nhà thuê là nhà cửa, đất đai của người khác, mình chỉ là người ở tạm nên không cần phải làm lễ. Tuy nhiên, nếu bạn muốn vẫn có thể thực hiện được bình thường theo các bước trên. Cách làm lễ nhập trạch cho nhà chính chủ và nhà thuê là như nhau.
- Nghi thức xông, tẩy uế nhà mới: Không bắt buộc trong lễ nhập trạch, nhưng nếu muốn bạn có thể thực hiện để xua đuổi tà khí, tẩy uế làm không khí trong nhà lưu thông. Chỉ cần mua một ít thảo mộc, trầm hương, đốt trong lư hương (hoặc nồi nhỏ) và xông khắp nhà, đặc biệt xông ở các vị trí ẩm thấp, các ngóc ngách.
- Trấn nhà: Dùng các loại đá phong thủy hợp mệnh, hoặc tiền xu (Thường là 8 đồng), chia ra và chôn 4 góc nhà để cầu may mắn, sung túc. Nhưng hiện tại các nhà đều được xây cố định, lót gạch và thậm chí có nhà có hình thù phức tạp, không rõ góc nhà. Vậy nên bạn cũng có thể cho vào các hủ nhỏ, bọc vải đỏ và đặt ở các góc nhỏ khuất trong nhà hoặc nhiều hơn 4 cũng được.
- Treo chuông gió: chuông gió (phong linh) theo quan niệm dân gian xưa sẽ có tác dụng luân chuyển không khí, xua tan tà khí, hút tài vận.
- Trong bài viết này bạn được hướng dẫn cách làm lễ nhập trạch tại nhà mới. Nhưng trước khi chuyển đến, bạn cũng phải xin phép chuyển bàn thờ gia tiên và thần tài, thổ địa.
- Chuyện bà bầu có nên chuyển dọn nhà và người tuổi Dần kiêng kỵ chuyển nhà tùy thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người. Tuy nhiên theo Chuyển Nhà 24H, nếu gia chủ cẩn thận và có lòng thành, tuân thủ những gì cần làm trong lễ nhập trạch thì phụ nữ mang thai hay người tuổi Dần đều có thể tham gia vào việc chuyển nhà!
- Hãy luôn giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ, nói những điều tốt đẹp trong khoảng thời gian nhập trạch. Làm mọi việc cẩn thận, tránh rơi rớt đồ. Nếu cẩn thận có thể thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói để giảm thiểu các sự cố không đáng có và tiết kiệm thời gian.
- Không nên ngủ trưa lại nhà mới vì đó là biểu hiện của sự lười biếng, ù lì, đây là điều bạn cần biết để tránh khỏi khi nhập trạch.
- Lưu ý về vấn đề cháy nổ khi đốt vàng mã hoặc đốt lò than
Thực ra cần làm trong nghi lễ nhập trạch khá đơn giản, do đó bạn có thể tự cúng tại nhà. Nếu gia căn nào có điều kiện hoặc chuyển dọn nhà với quy mô lớn và đặc biệt tin vào phong thủy thì có thể mời thêm thầy cúng nhập trạch. Nhưng chung nói chung lại, việc làm nghi lễ cúng nhập trạch đều có mục đích thể hiện lòng thành của chủ nhà, vậy nên dù tự cúng hay mời thầy đều cần phải thành tâm.
Chúc bạn có buổi lễ cúng nhập trạch suôn sẻ, chúc cuộc sống gia đình về sau hanh thông, thịnh vượng và tràn trề hạnh phúc trong ngôi nhà mới!
Từ khóa » Nghi Lễ Vào Nhà Mới
-
10 điều Cần Biết Về Thủ Tục Nhập Trạch để May Mắn Và Bình An đến ...
-
Thủ Tục Về Nhà Mới Lấy Ngày - Nhập Trạch Lấy Ngày đầy đủ Nhất
-
Nghi Lễ Nhập Trạch Và Những Lưu ý Khi Dọn Về Nhà Mới - Qualitas
-
Lễ Cúng Nhập Trạch Chuyển Nhà Mới & Những điều Cần Lưu ý
-
Bài Cúng Về Nhà Mới, Cúng Nhập Trạch đầy đủ Nhất
-
Thủ Tục Về Nhà Mới ( Thủ Tục Nhập Trạch) Những Kiêng Kỵ Và điều Cần ...
-
[Tư Vấn] Đặt Mâm Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới #Chuẩn Nhất!
-
NGHI LỄ NHẬP TRẠCH - Phong Thủy Tam Nguyên.
-
Lễ Nhập Trạch Gồm Những Gì? Cách Cúng Lễ Nhập Trạch Nhà Mới
-
Ý Nghĩa Và Thủ Tục Về Nhà Mới (nhập Trạch) - Bách Hóa XANH
-
Dọn Về Nhà Mới Tuyệt Đối Không Được Quên 8 Việc Cần Làm Ngay
-
Dọn Chuyển Về Nhà Mới Kiêng Gì? Cách Xem Ngày, Sắm Lễ, Văn Khấn
-
Mâm Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Cần Sắm Lễ Gì?
-
Thủ Tục, Văn Khấn Và Mâm Cúng Lễ Nhập Trạch Nhà Chung Cư