Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Của ...
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
Biết được :
Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
Kĩ năng
So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
B. Trọng tâm
Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
C. Hướng dẫn thực hiện
Dùng TN vật lí hoặc mô phỏng về cấu tạo nguyên tử (sự bắn phá của hạt anpha qua một lá kim loại) để thấy: nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân tích điện dương ở tâm và xung quanh có các electron tích điện âm tạo nên vỏ nguyên tử.
Hạt nhân gồm proton tích điện dương và nơtron không mang điện
So sánh khối lượng, kích thước của p, e, n với nguyên tử để thấy: p, e, n có kích thước vô cùng nhỏ và nguyên tử có cấu tạo rỗng, khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
24 trang hanzo10 3823 1 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học lớp 10 (chương trình chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênVô gi¸o dôc trung häc Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Híng dÉn thùc hiÖn chuÈn kiÕn thøc kÜ n¨ng Cña ch¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng M«n ho¸ häc líp 10 Ch¬ng tr×nh chuÈn Hµ néi - 2008 CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm ; Kích thước, khối lượng của nguyên tử. - Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. Kĩ năng - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử. B. Trọng tâm - Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích) C. Hướng dẫn thực hiện - Dùng TN vật lí hoặc mô phỏng về cấu tạo nguyên tử (sự bắn phá của hạt anpha qua một lá kim loại) để thấy: nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân tích điện dương ở tâm và xung quanh có các electron tích điện âm tạo nên vỏ nguyên tử. - Hạt nhân gồm proton tích điện dương và nơtron không mang điện - So sánh khối lượng, kích thước của p, e, n với nguyên tử để thấy: p, e, n có kích thước vô cùng nhỏ và nguyên tử có cấu tạo rỗng, khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. (khối lượng tính theo đơn vị u, kích thước tính theo đơn vị ) Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Hiểu được : - Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân. - Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. - Kí hiệu nguyên tử : là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. - Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. Kĩ năng - Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử ngược lại. - Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị. B. Trọng tâm - Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) Þ nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học, khi số n khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị. - Cách tính số p, e, n và nguyên tử khối trung bình C. Hướng dẫn thực hiện - Nêu quy tắc trung hòa điện tích để thấy: nguyên tử trung hòa điện nên “Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số p = số e”. - Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e; Số khối của hạt nhân (A) = Z + N (số nơtron)” - Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử. So sánh khối lượng e với khối lượng một nguyên tử để thấy: electrron có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều (không đáng kể) so với khối lượng nguyên tử nên có thể coi nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân. Þ nếu biết Z và A sẽ tính được số p, số e, số n. Áp dụng tính số p, e, n của một số nguyên tử - Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số p và được kí hiệu: X - Áp dụng: từ kí hiệu nguyên tử X tính số p, e, n và ngược lại - Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử và được coi bằng số khối (A). - Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số p nhưng khác nhau về số n Þ số khối A khác nhau Þ một nguyên tố có thể có nhiều đồng vị nên khối lượng tương đối của nguyên tử là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó - Áp dụng với đồng vị của các nguyên tố H, Cl, O, K, Ar... Bài 4. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử. - Trong nguyên tử, các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N). - Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp. Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. - Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. Kĩ năng Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp. B. Trọng tâm - Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử - Lớp và phân lớp electron C. Hướng dẫn thực hiện GV dùng hình ảnh hoặc thí nghiệm mô phỏng hướng dẫn HS nêu được: - Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. - Vỏ nguyên tử gồm các electron chiếm các mức năng lượng khác nhau trong nguyên tử tạo nên lớp và phân lớp electron. - Lớp e (K, L, M...) gồm các electron có mức năng lượng gần bằng nhau. Lớp K có mức năng lượng thấp nhất và gần hạt nhân nhất. Số electron tối đa trong mỗi lớp là 2n2( n là số thứ tự của lớp (1,2,3,4). - Phân lớp electron (s,p,d, f...) gồm các electron có mức năng lượng bằng nhau. Phân lớp s có mức năng lượng thấp nhất. Số electron tối đa trong mỗi phân lớp s, p, d, f... tương ứng là 2, 6, 10, 14... Nêu thí dụ minh họa với nguyên tử cụ thể. Xác định số electron và biểu diễn được sự phân bố các electron trên mỗi lớp trong nguyên tử cụ thể N, Mg. Bài 5. CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 electron (ns2np6), lớp ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron (riêng heli có 2 electron). Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng. Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. Kĩ năng - Viết được cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng. B. Trọng tâm - Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử. - Đặc điểm cấu hình của lớp electron ngoài cùng. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn để HS: - Biết các mức và phân mức năng lượng theo thứ tự tăng dần: 1s 2s 2p 3s... 5s có chú ý sự chèn mức năng lượng 4s và 3d. - Nêu được quy ước cách viết cấu hình electron nguyên tử và vận dụng để viết được cấu hình electron của 20 nguyên tố đầu tiên. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của một nguyên tố, HS xác định được: + Đó là nguyên tố s hay p, d, s và p tùy thuộc vào vị trí của e ở lớp ngoài cùng. Nêu thí dụ minh họa. + Tính chất cơ bản của nguyên tố thuộc loại khí hiếm (8e) hay kim loại (thường 1e- 3e) hoặc phi kim (5e- 7e). Nêu thí dụ minh họa. CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). Kĩ năng Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và ngược lại. B. Trọng tâm - Ô nguyên tố. - Chu kì nguyên tố. - Nhóm nguyên tố. - Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dãn HS Nêu được: - Các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử, dẫn ra thí dụ minh họa. - ô nguyên tố gồm : kí hiệu, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối, cấu hình electron, độ âm điện, số oxi hóa, dẫn ra thí dụ minh họa. - Chu kì gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, dẫn ra thí dụ minh họa. - Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm, được xếp cùng một cột, dẫn ra thí dụ minh họa. - Đặc điểm của mỗi khối các nguyên tố s, p, d, f và dẫn ra thí dụ minh họa. Nêu và giải thích được mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, dẫn ra thí dụ minh họa. Bài 8. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; - Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hoá học các nguyên tố trong cùng một nhóm A; - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. Kĩ năng - Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng. - Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p. B. Trọng tâm Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A - Trong một chu kì. - Trong một nhóm A. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn để HS: - Phân tích để thấy được có lặp lại sự biến đổi cấu hình e của các nguyên tố nhóm A sau mỗi chu kì 2, 3. Rút ra quy luật chung về sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e sau mỗi chu kì và dẫn ra thí dụ minh họa. - Phân tích để thấy được sự giống nhau về cấu hình e ngoài cùng của các nguyên tố trong cùng nhóm IA, VIIA, VIIIA. Rút ra quy luật chung cho các nhóm A và dẫn ra thí dụ minh họa. Bài 9. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức - Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A. - Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử). - Hiểu được sự biến đổi hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì. - Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A. - Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn. Kĩ năng - Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí dụ sự biến thiên về: - Độ âm điện, bán kính nguyên tử. - Hoá trị cao nhất của nguyên tố đó với oxi và với hiđro. - Tính chất kim loại, phi kim. - Công thức hoá học và tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng. B. Trọng tâm Biết: - Khái niệm tính kim loại, tính phi kim, độ âm điện. - Quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim, hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro của một số nguyên tố trong một chu kì, trong nhóm A . (Giới hạn ở nhóm A thuộc hai chu kì 2, 3). - Định luật tuần hoàn C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn để HS: - Nêu được sự biến đổi bán kính nguyên tử theo một chu kì, nhóm A và dẫn ra thí dụ minh họa. - Phân tích tìm ra mối liên hệ giữa cấu hình e lớp ngoài cùng các nguyên tố nhóm IA, VII A với tính chất hóa học cơ bản của chúng. Rút ra nhận xét chung đối với các nhóm còn lại. Chú ý một số trường hợp đặc biệt ở nhóm ... Sắt là chất khử; lưu huỳnh là chất oxi hóa Thí nghiệm 4. Tính khử của lưu huỳnh + Lưu huỳnh cháy hồng ngoài không khí; cháy sáng khi đưa vào bình O2; + Lưu huỳnh là chất khử; O2 là chất oxi hóa GV hướng dẫn để HS: - Nêu và giải thích được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện mỗi thí nghiệm đốt sắt trong oxi, đun nóng lưu huỳnh, đốt nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh, đốt lưu hùynh trong không khí và trong oxi. - Chọn dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm bảo đảm hiện tượng rõ ràng, bảo đảm an toàn, không xảy ra đổ, vỡ, bắn hóa chất, tai nạn... Chú ý: Hóa chất đảm bảo khô, sạch thì thí nghiệm mới thành công. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng mỗi phản ứng và viết PTHH: sắt cháy sáng, bắn ra các hạt; sự thay đổi trạng thái, màu sắc của S theo nhiệt độ, hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh bốc cháy sáng rực, lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh. - Điền đúng kết quả thí nghiệm vào bản tường trình đã quy định. - Khử chất thải sau thí nghiệm bằng nước vôi. Bài 32. HIĐRO SUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3. - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết. - Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp. B. Trọng tâm Tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn để HS: - Nêu và giải thích được H2S có tính khử mạnh. Dẫn ra các phản ứng hóa học và viết phương trình hóa học minh họa. Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. Viết phương trình hóa học minh họa nếu có. - Nêu và giải thích được SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Dẫn ra các phản ứng hóa học và viết phương trình hóa học minh họa. Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2. Viết phương trình hóa học minh họa nếu có. - Biết H2S và SO2 là chất gây độc hai, gây ô nhiễm môi trường. - Vận dụng giải bài tập: + Phân biệt chất khí (dung dịch), + Tính % thể tích khí trong hỗn hợp. Bài 33. AXIT SUNFURIC- MUỐI SUNFAT A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. Hiểu được: - H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...) - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric. - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế. - Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...) - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. B. Trọng tâm - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. - H2SO4 loãng có tính axit mạnh. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn HS: - Nêu được tính axit mạnh của H2SO4và dẫn ra các phản ứng hóa học minh họa. - Nêu và giải thích được H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. Dẫn ra các phương trình hóa học minh họa. - Nêu được một số tính chất của muối sunfat, phương pháp nhận biết ion sunfat và viết các phương trình hóa học (nếu có). - Vận dụng giải bài tập: + Phân biệt chất rắn, dung dịch, + Tính % khối lượng chất trong hỗn hợp, + Tính khối lượng hoặc nồng độ chất trong phản ứng. Bài 35. THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + Tính khử của hiđro sunfua. + Tính khử của lưu huỳnh đioxit, tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit. + Tính oxi hoá của axit sunfuric đặc. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Điều chế và thử tính khử của H2S - Tính oxi hóa – khử của SO2. - Tính oxi hóa của H2SO4. C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Lắp bộ dụng cụ TN như hình vẽ + Sục chất khí vào chất lỏng trong ống nghiệm + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Đun nóng ống nghiệm + Lắc ống nghiệm + Thả chất rắn vào chất lỏng trong ống nghiệm - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Điều chế và chứng minh tính khử của H2S + Khí H2S cháy màu vàng, tỏa mùi hắc (SO2); + H2S là chất khử; O2 là chất oxi hóa Thí nghiệm 2. Tính khử của lưu huỳnh đioxit + Màu nâu của brom nhạt dần; + SO2 là chất khử; Br2 là chất oxi hóa Thí nghiệm 3. Tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit + Có vẩn đục màu vàng (S) xuất hiện + SO2 là chất oxi hóa; H2S là chất khử; Thí nghiệm 4. Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc + Khi đun nóng, bắt đầu có bọt khí (SO2) không màu thoát ra và dung dịch có màu xanh dần (Cu2+) ; + H2SO4 là chất oxi hóa; Cu là chất khử; GV hướng dẫn để HS: - Nêu và giải thích được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện mỗi thí nghiệm điều chế khí H2S từ dung dịch HCl và FeS và đốt khí thoát ra, nước brom + khí SO2, khí SO2 với dung dịch H2S , axit sunfuric đặc, nóng với Cu. - Chọn dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm bảo đảm hiện tượng rõ ràng, bảo đảm an toàn, không xảy ra đổ, vỡ, bắn hóa chất, tai nạn... - Khử chất thải sau thí nghiệm bằng nút bông tẩm nước vôi và chậu đựng nước vôi. Chú ý làm việc an toàn với axit sunfuric đặc, nóng. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng mỗi phản ứng và viết PTHH. - Điền đúng kết quả thí nghiệm vào bản tường trình đã quy định. - Khử chất thải sau thí nghiệm bằng nước vôi. CHƯƠNG 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC Bài 36. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi. B. Trọng tâm Tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn HS: - Nêu được định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. - Nêu được ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng khi thay đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác và dẫn ra các thí dụ minh họa. - Vận dụng giải bài tập: + Dự đoán hiện tượng khi làm thay đổi một hoặc một vài yếu tố, + Đề xuất biện pháp để thực hiện tăng tốc độ phản ứng có lợi và giảm tốc độ phản ứng có hại. Bài 37. THỰC HÀNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: + ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. + ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. + ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH. - Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm - Tốc độ phản ứng hóa học. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng C. Hướng dẫn thực hiện - Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Đun nóng ống nghiệm + Lắc ống nghiệm + Thả chất rắn vào chất lỏng trong ống nghiệm - Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng + Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm (2) chậm hơn; + Khi tăng nồng độ chất phản ứng Þ tốc độ phản ứng tăng Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng + Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm được đun sôi nhanh và nhiều hơn; + Khi tăng nhiệt độ hệ phản ứng Þ tốc độ phản ứng tăng Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt chất rắn đến tốc độ phản ứng + Bọt khí thoát ra ở ống nghiệm được thả mẫu có kích thước hạt nhỏ hơn nhanh và nhiều hơn; + Khi tăng diện tích bề mặt chất rắn Þ tốc độ phản ứng tăng GV hướng dẫn để HS: - Nêu và giải thích được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện mỗi thí nghiệm Hai dung dịch HCl có nồng độ khác nhau cùng tác dụng với 2 viên kẽm có kích thước giống nhau, Hai dung dịch H2SO4 có nhiệt độ khác nhau cùng tác dụng với 2 viên kẽm có kích thước giống nhau, 2 viên kẽm có kích thước khác nhau cùng tác dụng với 2 dung dịch H2SO4 có nồng độ giống nhau. - Chọn dụng cụ, hóa chất, tiến hành thí nghiệm bảo đảm hiện tượng rõ ràng, bảo đảm an toàn, không xảy ra đổ, vỡ, bắn hóa chất, tai nạn... - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng mỗi phản ứng và viết PTHH. - Điền đúng kết quả thí nghiệm vào bản tường trình đã quy định. - Thu hồi kẽm, khử chất thải sau thí nghiệm bằng nước vôi. Bài 38. CÂN BẰNG HOÁ HỌC A. Chuẩn kiến thức kĩ năng Kiến thức Biết được: - Định nghĩa phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ . - Khái niệm về cân bằng hoá học và nêu thí dụ. - Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và nêu thí dụ. - Nội dung nguyên lí Lơ Sa- tơ- liê và cụ thể hoá trong mỗi trường hợp cụ thể. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học. - Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể. B. Trọng tâm Cân bằng hóa học, sự chuyển dịch cân bằng hóa học, nguyên lí Lơ Sa- tơ- liê. C. Hướng dẫn thực hiện GV hướng dẫn để HS: - Nêu được định nghĩa về cân bằng hoá học và dẫn ra thí dụ minh họa. Mô tả được thí dụ về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và rút ra định nghĩa. - Trình bày được sự ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, nồng độ, chất xúc tác... đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học và rút ra kết luận chung : Nội dung nguyên lí Lơ Sa- tơ- liê. - Vận dụng: + Phân biệt phản ứng thuận nghịch và phản ứng một chiều, + Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch và sự chuyển dịch cân bằng; + Dự đoán chiều của phản ứng thuận nghịch khi thay đổi một yếu tố cụ thể; + Đề xuất biện pháp làm tăng hiệu suất phản ứng theo sản phẩm mong muốn
Tài liệu đính kèm:
- Chuan 10 co ban.doc
- Giáo án Hóa học lớp 10 - Tiết 6: Luyên tập cấu tạo vỏ nguyên tử
Lượt xem: 1496 Lượt tải: 0
- Đề ôn kiểm tra Hóa học Lớp 10 - Học kỳ II
Lượt xem: 465 Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học 10 năm học 2010 – 2011
Lượt xem: 1334 Lượt tải: 1
- Giáo án Hoá 10 (nâng cao)
Lượt xem: 2403 Lượt tải: 4
- Giáo án Hóa học 10 - Tiết 26: Luyện tập: liên kết hoá học
Lượt xem: 2441 Lượt tải: 1
- Giáo án Hóa học 10 - Kì II - Tiết 64: Cân bằng hóa học
Lượt xem: 4738 Lượt tải: 1
- Đề kiểm tra học kì I môn Hoá, lớp 10 nâng cao - Mã đề 139
Lượt xem: 1522 Lượt tải: 0
- Đề thi học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn Hoá khối 10 ban cơ bản - Mã đề 431
Lượt xem: 1343 Lượt tải: 2
- Giáo án Hóa học 10 - Tiết 47 Bài 28: Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brôm và iốt
Lượt xem: 2638 Lượt tải: 1
- Giáo án Tiếng Anh 12 - Theme 4: Nature
Lượt xem: 1641 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop10.com - Giáo án điện tử lớp 10, Tai lieu tham khao, luận văn hay
Từ khóa » Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Hóa Học 10 Cơ Bản
-
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Hóa Học 10 Cơ Bản - Giáo Án Mẫu
-
CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG HOÁ HỌC LỚP 10 - Thư Viện Giáo án
-
Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Hóa 10 Cả 2 Ban - Thư Viện Giáo án điện Tử
-
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Hóa 10 - 123doc
-
Chuẩn Kiến Thức Kỹ Năng Hóa 10,11,12 - Tài Liệu - 123doc
-
Chuan Kien Thuc Va Ki Nang Hoa 10 Copy
-
Dạy Học Theo Chuẩn Kiến Thức, Kĩ Năng Môn Hóa Học Lớp 10
-
Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Hoá Học 10
-
Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Hóa Học 10 Cơ Bản
-
Dạy Học Theo Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Môn Hóa Học Lớp 10
-
Hướng Dẫn Thực Hiện Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng ... - Thư Viện Đề Thi
-
[PPT] Chuẩn Kiến Thức Kĩ Năng Hóa Học 10 Nâng Cao - 5pdf
-
CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG HÓA THCS