Hướng Dẫn Thực Hiện Kỹ Thuật Nuôi Cá Chép đúng Chuẩn

Cá  chép được biết đến là một loài cá nước ngọt sinh sống và được nuôi ở nhiều nơi, trong các môi trường khác nhau. Hiện nay, mô hình nuôi cá chép đang không ngừng phát triển ở nhiều nơi tại Việt Nam, hằng năm đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn. Vậy kỹ thuật nuôi cá chép được thực hiện như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nào. 

Hướng dẫn cách thực hiện Kỹ thuật nuôi cá chép 
Hướng dẫn cách thực hiện Kỹ thuật nuôi cá chép

Hướng dẫn chọn và chuẩn bị ao nuôi cá chép  

Bước đầu tiên cần thực hiện trong kỹ thuật nuôi cá chép đúng chuẩn chính là lựa chọn ao nuôi cá và chuẩn bị ao. Để thực hiện bước này, hãy cùng xem cách thực hiện sẽ như thế nào. 

Cách chọn ao nuôi cá chép

Giống với ao nuôi các loại cá khác, ao nuôi cá chép cũng phải đảm bảo được một số điều kiện như sau: đất không bị chua mặn, ở gần nguồn cấp nước sạch và phải không nằm gần các mạch nước ngầm độc hại. Hãy đào ao nuôi cá hình chữ nhật với chiều dài gấp đôi hoặc gấp rưỡi chiều rộng ở gần chuồng trại chăn nuôi để tiện quản lý hơn. Phải đảm bảo môi trường ao nuôi cá luôn thoáng sạch và không bị ô nhiễm. Điều kiện nhiệt độ nước trong ao luôn nằm trong khoảng 20 – 30oC, nước ao luôn trong xanh với độ trong từ 10 – 20cm, nồng độ pH khoảng 6.5 – 8.5, nồng độ oxy từ 3 – 8 mg/l. Đặc biệt, nước trong ao không được có H2S, hàm lượng NH4 cũng phải nhỏ hơn 1mg/l,…. 

Chuẩn bị ao nuôi cá chép như thế nào?
Chuẩn bị ao nuôi cá chép như thế nào?

Chuẩn bị ao nuôi cá  chép

Trước khi cho cá chép vào nuôi, cần phải chuẩn bị ao nuôi theo những bước như sau: 

Bước 1: Tiến hành tu sửa lại bờ ao, kiểm tra cống và phát quang lại bờ ao. 

Bước 2: Tát cạn nước trong ao, vệ sinh và làm sạch bèo cỏ, vét bớt bùn và san phẳng đáy ao.  

Bước 3: Tẩy vôi ở toàn bộ đáy áo, công đoạn này sẽ giúp diệt cá tạp cùng các mầm bệnh có thể xuất hiện khi nuôi cá. Trường hợp trong vụ trước ao nuôi cá bị bệnh, độ chua cao thì cần tăng lượng vôi tẩy ao lên. 

Bước 4: Phơi ao nuôi trong 3 ngày, bón lót ao bằng việc rải khắp ao từ 30 – 40 kg phân chuồng đã được ủ kỹ cùng với khoảng 40 – 50kg lá xanh cho diện tích khoảng 100m2. Dùng trâu để cày bừa đáy ao được rải phân xanh và lá được băm nhỏ, lấp phẳng đáy ao lại. 

Bước 5: Cho nước vào ao khoảng 0.5m và ngâm từ 5 – 7 ngày để nước ao chuyển thành màu xanh nõn chuối. Tiếp tục lọc nước vào ao với độ sâu 1m trước khi thả cá vào nuôi. 

Cách chọn và thả cá giống tốt 

Để chọn cá giống thì bạn nên tìm đến các trại cá giống uy tín, đảm bảo chất lượng cá đồng đều với chiều cao thân từ 8 – 10mm. Xem xét cá có bơi lội long hoạt, không mất nhớt và sây sát, cơ thể sáng bóng và có màu sắc đặc trưng. Đặc biệt, giống đã qua kiểm tra chất lượng của các cơ quan thú y thì càng tốt. 

Cách chọn cá giống tốt
Cách chọn cá giống tốt

Cần sử dụng bao ni lông có bơm oxy để chuyển cá từ trại cá giống đến ao nuôi, nhớ thả cá vào lúc trời mát. Tiến hành sát trùng cho cá bằng muối hay thuốc tím KMnO4 trước. Khi thả cần phải ngâm túi ni lông trong ao khoảng 15 – 20 phút nhằm cân bằng lượng nhiệt trong bao và ao, sau đó mới mở túi từ từ để cá bơi ra ngoài. 

Nếu như muốn cá lớn, trọng lượng từ 0.7 – 0.8 kg thì cần phải thả cá theo mật độ từ 3 – 4 con/m2 mà thôi. Trường hợp nuôi cá ghép trong ao lấy những đối tượng khác là chính thì chỉ thả cá chép từ 5 – 10%, tính toán sao cho mỗi con cá chép sẽ có khoảng 10 – 20m2 đáy ao. 

Chăm sóc và quản lý cá chép được nuôi trong ao như thế nào?

Theo kỹ thuật nuôi cá chép, cần phải cho cá ăn dựa trên 4 nguyên tắc là định chất, định lượng, định vị và định thời gian. Khẩu phần ăn sẽ rơi vào khoảng 2 – 3% tổng lượng cá chép ở trong ao. Khẩu phần ăn sẽ càng giảm khi cá càng lớn. Một ngày chỉ cho cá ăn 2 lần vào sáng và chiều, lúc nước nhiều oxy và không mưa. 

Bởi vì cá chép được nuôi ở mật độ cao thức ăn, điều kiện môi trường khác với tự nhiên nên thường có sức đề kháng kém, dễ bị bệnh hơn. Trong đó, cá chép thường mắc phải các bệnh về tiêu hóa, để giải quyết tình trạng trên cần bổ sung thêm BioBactil vào thức ăn cho cá từ 3-5g/kg thức ăn, mỗi ngày thực hiện một lần.

Cách chăm sóc, quản lý cá chép tốt
Cách chăm sóc, quản lý cá chép tốt

Theo định kỳ hay khi thời tiết xấu thì có thể bổ sung thêm vitamin C, các ion hòa tan giúp cá chép trao đổi khoáng tốt hơn, liều dùng 1kg cho 1500 – 2000m3. 

Tiến hành kiểm tra định kỳ trọng lượng cá, kiểm soát các mầm bệnh để thay đổi được lượng khẩu phần ăn phù hợp.

Giữ lượng nước trong ao ổn định, kiểm tra bờ ao và cống rãnh hằng ngày. Tiến hành thay nước định kỳ theo tuần hoặc tháng. Tăng mực nước trong ao dựa theo sự tăng trưởng của cá. Thường xuyên quan sát các biểu hiện của cá khi bơi lội, sức ăn, nổi đầu…. để có thể xử lý kịp thời. 

Công đoạn thu hoạch cá chép

Sau từ 6 – 8 tháng nuôi thì cá chép có thể thu hoạch được. Có thể tiến hành thu tỉa các con cá đủ tiêu chuẩn cá thịt trước. Trước khi thu hoạch thì phải ngừng cho ăn 1 ngày. Trong khi thu hoạch thì phải rút bớt nước và thống kê sản lượng thu hoạch. Đây chính là công đoạn cuối cùng trong kỹ thuật nuôi cá chép mà bạn cần phải nắm bắt tốt. 

Xem thêm: Cá chép kho

Thu hoạch cá chép sau mỗi vụ mùa
Thu hoạch cá chép sau mỗi vụ mùa

Trên đây là những thông tin chi tiết về kỹ thuật nuôi cá chép tiêu chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng thông qua những thông tin trong bài viết thì các bạn có thể nuôi cá chép đúng kỹ thuật. 

Từ khóa » Cá Chép Trong Ao