HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN ĐỘ SỤT ÁP TRÊN DÂY DẪN THEO IEC
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đến nội dung chính
ÁP DỤNG: - Sụt áp ở chế độ bình thường: ∆U% = 100∆U/ Un Bảng 2 cho 1V/A/km do đó: ∆U cho cáp = 1,3 x 35 x 0,15 = 6,825 V ∆U Tổng = 6,825 + 10 = 16,825 V è ∆U% = (16,825/400)*100 = 4,20625 % Giá trị này nhỏ hơn 8%. - Sụt áp khi khởi động: ∆U cho cáp = 0,65 x 175 x 0,15 = 17,0625 V Sụt áp tại tủ phân phối sẽ vượt quá 10V do dòng phụ khi khởi động động cơ. Giả sử dòng chạy qua tủ phân phối khi khởi động động cơ là 285 + 175 = 460 A, vậy tại tủ phân phối sẽ sụt áp: (10 x 460) / 320 = 14,375 V ∆U Tổng = 17,0625 + 14,375 = 31,4375 V è ∆U% = (31,4375/400)*100 = 7,86 % Thõa mãn yêu cầu về điện áp khi khởi động động cơ. HTT0903840248
HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN ĐỘ SỤT ÁP TRÊN DÂY DẪN THEO IEC
1.Tổng quan
Tổng trở của đường dây tuy nhỏ nhưng không thể bỏ qua. Khi mang tải sẽ luôn tồn tại sự sụt áp giữa đầu và cuối đường dây. Vận hành của các tải (như động cơ, chiếu sáng...) phụ thuộc nhiều vào điện áp trên đầu vào của chúng và đòi hỏi giá trị điện áp gần với giá trị định mức. Do vậy cần phải chọn kích cỡ dây sao cho khi mang tải lớn nhất, điện áp tại điểm cuối phải nằm trong phạm vi cho phép. |
2.Xác định độ sụt áp cần kiểm tra
- Độ sụt áp phù hợp với tiêu chuẩn đặc biệt về điều áp. - Độ sụt áp là chấp nhận được và thoả mãn các yêu cầu về vận hành.3.Độ sụt áp lớn nhất cho phép
Độ sụt áp lớn nhất cho phép sẽ thay đổi tuỳ theo quốc gia. Các giá trị điển hình đối với lưới hạ áp sẽ được cho trong bảng 1 dưới đây. Các sụt áp giới hạn này được cho trong các chế độ vận hành bình thường (ổn định tĩnh) và không được sử dụng khi khởi động động cơ, hoặc khi đóng cắt đồng thời một cách tình cờ nhiều tải. Khi sụt áp vượt quá giới hạn như ở bảng 1 thì phải dùng dây có tiết diện lớn hơn. Nếu sụt áp 8% được cho phép thì sẽ gây ra hàng loạt vấn đề sau cho động cơ: - Nói chung sự vận hành động cơ đòi hỏi điện áp dao động 5% xung quanh giá trị định mức của nó ở trạng thái ổn định tĩnh. - Dòng khởi động của động cơ có thể gấp 5 - 7 lần dòng làm việc lớn nhất. Nếu sụt áp là 8% tại thời điểm đầy tải, thì sẽ dẫn đến sụt áp 40% hoặc hơn ở thời điểm khởi động. Điều này làm cho động cơ: + Đứng yên (do mô men điện từ không vượt quá mô men tải) và làm cho động cơ quá nóng; + Tăng tốc độ chậm do vậy, dòng tải rất lớn (gây giảm áp trên các thiết bị khác) sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian khởi động. - Sụt áp 8% sẽ gây tổn thất công suất đáng kể nhất là cho các tải làm việc liên tục. Do vậy độ sụt áp lớn nhất 8% sẽ không được cho phép đối với những lưới rất nhạy với điện áp.4.Cách tính toán sụt áp gần đúng ở điều kiện ổn định
Cách tính sụt áp theo công thức tính ở một số tài liệu là không cần thiết nếu ta sử dụng bảng tính đơn giản dưới đây. Bảng dưới đây sẽ cho công thức chung để tính sụt áp gần đúng cho mỗi km chiều dài dây dẫn cho 1A và phụ thuộc vào: - Dạng của tải: cho động cơ với cosφ gần bằng 0,8 hay chiếu sáng với cosφ gần bằng 1. - Dạng của cáp : 1 pha hay 3 pha. Độ sụt áp sẽ được tính bằng công thức ∆U = K x IB x L (V) (*) Trong đó: - K được cho trong bảng 2 ở bên dưới. - IB là dòng làm việc lớn nhất (A). - L chiều dài đường dây dẫn (km). Cột động cơ với cosφ = 0,35 của bảng 2 có thể dùng để tính sụt áp khi khởi động động cơ.Bảng 2. Sụt áp dây ∆U cho 1A trên 1km (V) Như vậy, từ công thức (*) nêu trên, hệ số K tra bảng 2 ta sẽ có (giá trị này phụ thuộc vào tiết diện dây, loại dây đồng hay nhôm, tải 3 pha hay 1 pha...). Gía trị dòng điện IB ta đã có (tính được từ giá trị phụ tải). L (Chiều dài đường dây). Áp dụng vào công thức ta sẽ có giá trị sụt áp và đối chiếu giá trị sụt áp này với tiêu chuẩn sụt áp cho phép để chọn kích cỡ dây, loại dây và tải cho phép đảm bảo kỹ thuật, kinh tế. 5.Ví dụ Cho dây đồng 3 pha tiết diện 25mm2 dài 150m cấp điện cho động cơ 400V có dòng: - 35A với cosφ = 0,8 ở chế độ bình thường. - 175A (= 5*In) với cosφ = 0,35 khi khởi động. Sụt áp tại điểm nối vào tủ động cơ là 10V khi khởi động động cơ. Hãy tính sụt áp tại đầu vào động cơ: - Chế độ bình thường. - Chế độ khởi động. |
Nhận xét
Đăng nhận xét
Bài đăng phổ biến từ blog này
2 String khác hướng có được kết nối (đấu nối) vào cùng 1 MPPT trên String? Đấu dây tấm năng lượng mặt trời và các kết nối các tấm với nhau là một kiến thức cơ sở đối với một người lắp đặt hệ thống. Chúng ta cần phải hiểu các cấu hình đấu nối khác nhau sẽ ảnh hưởng đến điện áp, dòng điện và công suất của một dàn các tấm năng lượng mặt trời như thế nào. Đồng thời nó quyết định việc lựa chọn inverter phù hợp và đảm bảo hệ thống sẽ vận hành một cách hiệu quả. Để hiểu những khái niệm này, hãy tưởng tượng điện năng như nước trong bình. Mực nước cao tương ứng với điện áp cao – có khả năng cao xảy ra một hiện tượng nào đó (dòng điện hoặc dòng nước chảy), như dưới đây. Nguyên tắc cơ bản khi đấu nối những string với nhau vào cùng 1 MPPT : phải cùng hướng, cùng độ nghiên, cùng số lượng tấm pin. Điều gì sẽ xãy ra nếu 2 string khác hướng nhau? Nó giống như hiện tượng hotpot xảy ra khi bị che nắng tấm pin kết quả là sẽ gây ra dòng ngược đối với string còn lại và kết quả nhiệt độ bên s... Đọc thêmẢnh Hưởng của đổ bóng trong hệ thống Điện Mặt Trời
Ảnh hưởng của bóng che trong hệ thống điện năng lượng măt trời Ảnh hưởng bóng che trong hệ thống điện mặt trời như thế nào? Bóng che là gì? Bóng che là hiện tượng một cell pin trong tấm năng lượng mặt trời bị che phủ. + Bóng che hoặc bụi bẩn: các vật thể trên cao (ví dụ như cây, cột, tường nhà đổ bóng v.v.), thảm thực vật phát triển quá mức, ô nhiễm bề mặt, vật lạ trên bề mặt PV. Các ảnh hưởng của bóng và làm bẩn có thể được giảm thiểu trong giai đoạn thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời . Một nghiên cứu chi tiết có thể được thực hiện để xác định ảnh hưởng của cây, cột hoặc các vật thể khác có thể che mát các mô-đun trong suốt cả ngày và trong suốt cả năm. Làm bẩn có thể được giảm thiểu với bảo trì hệ thống định kỳ. ví dụ: cho thấy một mô-đun trình bày các điểm nóng là các đóm sáng trắng. (hot spots) Đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng Hot-spots nóng cục bộ tại vị trí bị che phủ. Để giải quyết vấn đề này thì các hãng sản xuất... Đọc thêmLưu trữ
- tháng 5 20201
- tháng 12 20193
Báo cáo vi phạm
Từ khóa » Tiêu Chuẩn độ Sụt áp Cho Phép
-
HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN SỤT ÁP TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
-
Xác định độ Sụt áp | VNK EDU
-
Tính Toán Sụt áp Trên đường Dây Dẫn điện Theo Tiêu Chuẩn IEC
-
Tiêu Chuẩn VN Về độ Sụt áp - WebDien
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7995:2009 (IEC 60038 : 2002) Về Điện ...
-
Sụt áp Là Gì? Công Thức Tính độ Sụt áp Trên đường Dây (2022)
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7909-2-6:2008 Tương Thích điện Từ ...
-
Hướng Dẫn Tính Toán Sụt áp Hệ Thống điện Theo Tiêu Chuẩn IEC
-
Bảng Tra Độ Sụt Áp Công Thức Tính Độ Sụt Thế Trên Đường Dây ...
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 8241-4-11:2009 (IEC 61000-4-11:2004 ...
-
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN SỤT ÁP - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bảng Tra Tiết Diện Dây Dẫn, Dòng điện Cho Phép Dây điện Cadivi