Hướng Dẫn Tính Toán Thiết Kế Băng Tải Toàn Tập
Có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BĂNG TẢI
Băng Tải Việt Phát chia sẻ với các bạn tập tài liệu này, hướng dẫn các điểm chính thiết yếu khi thiết kế mỗi dòng băng tải. Ước tính có khoảng 10 dòng băng tải chủ yếu. Thường trong ngành xác định dòng băng tải qua chất liệu dây băng tải và kết cấu mặt dây băng tải. Ví dụ các dòng: băng tải PVC, băng tải PU, băng tải xích lưới inox, băng tải xích tấm inox, băng tải cao su, băng tải nhựa, băng tải xích nhựa, băng tải con lăn, băng tải trục vít, hay băng tải tích hợp tự động hóa.
Video dưới đây các bạn coi sơ mẫu 10 thiết kế băng tải thường gặp nhất. Các sản phẩm băng tải trong video do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo.
Thường mỗi dòng băng tải khi thiết kế có rất nhiều chi tiết mà trong một bài viết không thể liệt kê hết. Nên Việt Phát chỉ điểm sơ những điểm cần chú ý nhất, những điểm các bạn thiết kế cơ khí có nghề nhưng không chuyên về băng tải thường phải tìm tòi mò mẫm. Ví dụ như các thông số thiết kế dòng băng tải nhựa trong bản vẽ dưới đây. Hy vọng bài viết này là tài liệu tốt cho các bạn thiết kế cơ khí sử dụng để tham khảo khi thiết kế một dòng băng tải bất kỳ.
Các bạn cũng có thể liên hệ số điện thoại và zalo hotline của Băng Tải Việt Phát: O912.I36.739. Đây là số điện thoại và zalo thường trực phòng kinh doanh, kinh doanh các dòng phụ kiện băng tải. Các bạn phòng kinh doanh có thể tư vấn về ứng dụng các dòng phụ kiện. Với các câu hỏi khó, các bạn phòng kinh doanh sẽ chuyển qua phòng kỹ thuật. Sẽ có các kỹ sư chuyên ngành hỗ trợ các bạn.
MỤC LỤC
Băng Tải Việt Phát chia sẻ với các bạn bài viết hướng dẫn tính toán thiết kế băng tải toàn tập dưới đây. Kiến thức chia sẻ trong tài liệu do các kỹ sư chế tạo máy chuyên ngành băng tải của Băng Tải Việt Phát, được đào tạo tại các hãng băng tải quốc tế Intralox, Ammeraal Beltech, Kansai chia sẻ và đóng góp.
Nội dung chính bao gồm:
- Hướng dẫn cách xác định chiều rộng lọt lòng tối thiểu từng loại dây băng tải;
- Chọn động cơ thế nào cho băng tải?
- Hướng dẫn cách tính vận tốc băng tải và tỷ số truyền hộp giảm tốc động cơ;
- Hướng dẫn cách tính công suất motor giảm tốc;
- Cách thay dây băng tải nhựa, băng tải pvc, băng tải cao su, băng tải xích;
- Hướng dẫn cách tính lực kéo phân bổ đều trên dây băng tải;
- Các điểm hay sai sót chú ý cần tránh khi thiết kế mỗi dòng băng tải đặc thù;
- Dòng dây băng tải nào thiết kế chạy hai chiều được, dòng nào không?
- Hướng dẫn cách tính góc nghiêng tối đa khi thiết kế băng tải lên xuống dốc;
- Hướng dẫn cách tính khoảng cách tối ưu con lăn đỡ bị động;
- Hướng dẫn cách lựa chọn dây băng tải phù hợp ứng dụng;
- Hướng dẫn các thiết kế các dòng băng tải chạy cong: băng tải PVC, băng tải con lăn, băng tải nhựa, băng tải xích nhựa;
- Hướng dẫn cách tính, bố trí và xác định kết cấu các trục ru lô, các con lăn đỡ trong hệ thống kết cấu của băng tải;
- Hướng dẫn thiết kế băng tải PVC;
- Hướng dẫn thiết kế băng tải nhựa;
- Hướng dẫn thiết kế băng tải xích lưới;
- Hướng dẫn thiết kế băng tải cao su;
- Hướng dẫn thiết kế băng tải con lăn.
- Các liên kết hướng dẫn thiết kế và gia công từng chi tiết cơ khí cấu thành băng tải.
Tài liêu chia sẻ các công thức tính toán các thông số kỹ thuật trên lý thuyết, chia sẻ các kinh nghiệm thiết kế thực tế qua nhiều năm chuyên nghiệp trong ngành. Đặc biệt, trong tài liêu sẽ liệt kê các điểm phải chú ý khi thiết kế băng tải ở mỗi dòng trong hầu hết các dòng băng tải khác nhau. Các lỗi thiết kế này hay gặp phải với các bạn làm cơ khí không chuyên băng tải.
Đọc thêm: Thư viện chia sẻ các bài viết kỹ thuật chuyên ngành băng tải
Các lỗi thiết kế này không khó, nhưng khi các bạn chưa thiết kế qua dòng băng tải này rất hay thường gặp. Các lỗi này có thể dẫn tới hậu quả lớn sau khi đã hoàn tất chế tác cơ khí: sửa, chắp vá, hư băng khi vận hành, tuổi thọ không bền, thậm chí phải làm lại hoặc thay mới băng tải cho khách hàng.
Tham khảo thêm: Chân Tăng Đua Băng Tải Gia Công Tại Việt Nam Giá Siêu Rẻ
Video trên đây là một cụm băng tải nâng hạ, sử dụng dây băng PVC mặt trơn có cánh gạt. Cánh gạt để chống trôi ngược sản phẩm tải. Khi độ dốc không lớn quá, hoặc sản phẩm tải hình hộp, trọng lượng không quá nhẹ, đáy sản phẩm tiếp xúc ma sát tốt với mặt dây băng tải, chúng ta không cần sử dụng cánh gạt chống trôi ngược sản phẩm tải. Chúng ta sử dụng dây băng PVC mặt nhám. Sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất. Và đơn giản hóa kết cấu cơ khí của băng tải.
Tham khảo thêm: Cơ Cong Băng Tải
Trường hợp không phải căn chỉnh độ cao của băng tải nâng hạ, các bạn không cần làm cơ cấu nâng hạ bằng motor truyền động kéo tời làm gì. Sẽ tăng chi phí chế tạo không cần thiết. Các bạn sử dụng cơ cấu chỉnh nâng hạ thủ công bằng vít me. Cơ cấu nâng hạ vít me được mô tả khá kỹ trong video trên đây.
Các phương thức tính toán thông số kỹ thuật Băng Tải Việt Phát chia sẻ dưới đây có thể áp dụng tương tự hoặc nội suy thông số kỹ thuật tương ứng giữa các dòng băng tải khác nhau cho nhau.
Tài liệu này do Băng Tải Việt Phát soạn thảo. Có tham khảo tài liệu hướng dẫn thiết kế băng tải từ các bộ tài liệu hướng dẫn thiết kế băng tải chuyên dụng trong nước và nước ngoài. Các video và hình ảnh đều ghi chú các điểm kỹ thuật cần chú ý khi thiết kế chế tạo băng tải. Thường các bạn thiết kế băng tải cũng chỉ hay vấp các điểm đó.
Video này minh họa cách gia công băng tải xích tấm bản lề. Các bạn thiết kế băng tải xích tấm bản lề không nhất định phải làm bản rộng rất lớn. Có thể thiết kế dạng đồng trục song song. Điểm ghi nhớ là nếu trục tang dài quá thì nên có các bộ khớp nối liên kết để chống đảo trục. Kết cấu lắp khớp nối chống đảo trục ở khúc giữa video. Trong video cũng có bản vẽ các thông số kỹ thuật cần tính khi thiết kế chọn thông số dây băng tải xích tấm. Vật tư dây băng tải xích tấm phổ thông nhất là: tấm bản lề và ty inox 304, xích sên biên thép. Các mã xích sên biên hay sử dụng: C2052, C2062, C2082. Tương ứng với các bước xích: 31.75mm, 38.1mm, 50.8mm. Dòng băng tải này rất hữu dụng trong thiết kế băng tải các ứng dụng chịu nhiệt, hoặc yêu cầu vật liệu an toàn thực phẩm. Nếu tải phôi thép thuần túy thì vật tư tấm bản lề và ty có thể sử dụng thép. Tiết kiệm chi phí chế tác và hạ thấp giá thành dự toán công trình.
Trong tài liệu, Băng Tải Việt Phát cố gắng chuyển tải lại các nội dung kỹ thuật bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất. Ngôn ngữ sẽ phù hợp với cả các bạn thiết kế mới vô ngành, dù kiến thức thiết kế có thể bao gồm cả kiến thức nhập môn và chuyên sâu. Các video, hình ảnh, diễn giải kỹ thuật là bản quyền của Băng Tải Việt Phát.
Nếu các bạn sử dụng công cộng, vui lòng trích nguồn nội dung kỹ thuật. Các số điện thoại và zalo trong video và hình ảnh minh họa các bạn có thể liên hệ để nhận tư vấn và đặt hàng các dòng vật tư phụ kiện các bạn sử dụng để thiết kế băng tải.
Các dòng băng tải liệt kê trong bài viết hướng dẫn thiết kế băng tải này bao gồm: băng tải PVC, băng tải PU, băng tải cao su, băng tải nhựa, băng tải xích nhựa, băng tải inox, băng tải xích lưới, băng tải xích tấm, các dạng băng tải mặt dây băng phẳng, mặt dây băng riềm tai bèo cánh gạt, và mặt dây băng tạo hình lòng máng…
Cụm băng tải PVC tai bèo trắng lên dốc trong hệ thống dây chuyền sản xuất snack của nhà máy Orion, do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo. Trong cụm băng tải tai bèo này, các bạn để ý phương thức thiết kế con lăn đè chuyển hướng dây băng và chống sàng băng tải. Khoảng hở hai bên dây băng (thuật ngữ Tiếng Anh gọi là indent), chúng ta ép gân dẫn hướng. Con lăn đè đổi hướng dây băng xẻ rãnh, kẹp gân dẫn hướng ở giữa. Con lăn cả phần trên đè chuyển hướng và phần dưới đỡ võng đường về dây băng, đều tham gia chống sàng cho dây băng tải. “Sàng băng” là thuật ngữ chuyên ngành chỉ dây băng tải từ từ chuyển động lệch về một bên trong quá trình vận hành băng tải.
Kiểm tra bảng báo giá tổng các dòng băng tải PVC tại đây: Báo Giá Băng Tải PVC
Các bạn có thể sử dụng các phương thức hướng dẫn trong tài liều để tính toán thiết kế tương tự cho băng tải cao su phẳng, băng tải PVC lòng máng, băng tải PVC thẳng, băng tải xích lưới, băng tải xích tấm và các dòng băng tải tương đương khác.
Chế tạo băng tải cao su lòng máng tại xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát. Các bạn để ý băng tải cao su lòng máng thường luôn sử dụng motor giảm tốc cốt dương.
THUẬT NGỮ TIẾNG ANH NGÀNH BĂNG TẢI
Một số thuật ngữ kỹ thuật các bạn cần biết trong thiết kế các loại băng tải, cả Tiếng Anh và Tiếng Việt, từ các tài liệu kỹ thuật tham chiếu, như dưới đây. Các bạn nên để ý và nhớ các thuật ngữ này cả hai ngôn ngữ.
Lý do là vì chúng sẽ rất hay xuất hiện trong các tài liệu hướng dẫn, kể cả bằng Tiếng Việt, và trong luôn cả các yêu cầu của khách hàng thiết kế băng tải.
- Dringving pulley, idle pulley, tail pulley: tang ru lô chủ động, tang ru lô bị động, tang ru lô phần đuôi;
- Conveyor: Cụm băng tải;
- PLC: Hệ thống lập trình điều khiển băng tải tự động;
- Side guide: dẫn hướng biên băng tải;
- Flight: cánh gạt ngang trên dây băng tải;
- Tracking guide: dẫn hướng dây băng tải;
- Feed chute: phễu / máng tiếp liệu;
- Loading skirt: vùng cấp liệu;
- Tripper: Cơ cấu gạt sản phẩm tải;
- Discharge chute: phễu / máng xả liệu
- Snub and bend pulley: ru lô căng dây băng và dẫn hướng băng tả</span>i;
- Return idler: ru lô bị động đường về;
- Carrying idler: con lăn đỡ chịu lực dây băng;
- Troughing carrying idler: con lăn tạo hình lòng máng cho băng tải;
- Belt: dây băng tải;
- PVC-PU belt: Dây băng tải PVC-PU;
- Modular belt: Dây băng tải nhựa;
- Flat top chain / Slat top chain: Dây băng tải xích nhựa
- Rubber belt: Dây băng tải cao su.
KHI NÀO THIẾT KẾ CẦN TẠO HÌNH LÒNG MÁNG CHO DÂY BĂNG TẢI? KHI NÀO THIẾT KẾ MẶT DÂY BĂNG PHẲNG?
Băng tải mục đích chỉ để chuyển tải một sản phảm tải từ vị trí A sang vị trí B. Nói một cách khác, chúng ta có thể hình dung một cụm băng tải độc lập tương đương với một bộ truyền đai nhưng với kích thước lớn hơn nhiều. Bộ truyền đai chỉ dẫn động ru lô, còn băng tải truyền tải sản phẩm tải.
Lý thuyết đơn giản nhất là khi sản phẩm định hình, cố định, dạng khối hộp… thì thiết kế băng tải mặt dây băng dạng phẳng.
Sản phẩm tải cần chuyển tải dạng rời, còn gọi là hàng xá, đổ trực tiếp lên dây băng tải, chúng ta cần thiết kế tạo hình lòng máng để sản phẩm tải không tràn biên. Các sản phẩm tải dạng hộp carton, hoặc được đóng gói, hoặc các sản phẩm định hình vật lý không tràn biên, không rơi ra bên ngoài khi vận hàng, nên khi thiết kế chúng ta không cần thiết kế tạo hình lòng máng cho dây băng làm gì cho phức tạp hệ thống và không đúng ứng dụng.
Đây chỉ là lý thuyết cơ bản. Nhiều trường hợp các bạn tải hàng rời, nhưng vẫn sử dụng thiết kế dây băng mặt phẳng, làm lan can biên chống tràn liệu. Nên sử dụng trường hợp này với các thiết kế dây băng bản rộng nhỏ, không đủ để tạo độ võng lòng máng như ý muốn. Thường bản rộng dây băng đủ để tạo lòng máng phải từ 600mm trở lên. Cũng tùy thuộc vô độ cứng mềm của vật liệu dây băng tải nữa.
Cách thiết kế băng tải xích nhựa góc cong sử dụng cặp cơ cong 90 độ
Sử dụng cặp cơ cong 90 độ có thể thiết kế các góc cong 45 độ, 90 độ, 135 độ, 180 độ… Có một số điểm cần chú ý khi sử dụng cặp cơ cong này để thiết kế băng tải xích nhựa chạy cong. Mã hàng dây băng thường gặp nhất là mã: 880 TAB K325.
Các điểm cần chú ý, Băng Tải Việt Phát đã chia sẻ chi tiết và kỹ lưỡng trong video dưới đây, bao gồm cả cách sử dụng cơ cong, thông số kỹ thuật để CNC phụ kiện băng tải này nếu các bạn muốn, và các điểm cần chú ý khi sử dụng cơ cong thiết kế góc cong cho băng tải xích nhựa.
Tham khảo thêm: Cơ Cong Băng Tải
Tham khảo thêm: Cơ Cong Xích Tải 882 TAB K1000
THIẾT KẾ BĂNG TẢI GÓC CONG PVC
Với các dòng băng tải góc cong dây băng PVC, PU, PVC, PTFE, Băng Tải Việt Phát đã có bài chia sẻ riêng về cách thiết kế chế tạo các dòng băng tải này. Các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại đây:
Tham khảo thêm: Thiết kế gia công băng tải góc cong PVC bằng cơ cấu truyền động lo xo kéo
Tham khảo thêm: Thiết kế gia công băng tải góc cong PVC bằng cơ cấu truyền động bánh xe dẫn hướng
Về các dòng dây băng tải ôm trục pulley và kéo truyền động bằng ma sát giữa mặt dưới dây băng và trục pulley, các bạn có thể tham khảo danh mục tại đây:
Tham khảo: Các dòng băng tải ôm trục trực tiếp pulley: PVC, cao su, PU, PTFE, PVK
KHI NÀO BĂNG TẢI LÒNG MÁNG SỬ DỤNG 02 CON LĂN ĐỠ? KHI NÀO SỬ DỤNG 03 CON LĂN ĐỠ?
Sản phẩm tải dạng hàng rời, hàng xá đặt trong lòng máng của dây băng tải. Chúng ta tạo hình lòng máng cho băng tải bằng các con lăn bị động. Có thể sử dụng hệ thống 02 con lăn tạo máng hoặc 03 con lăn tạo máng, tùy các bạn thiết kế.
Các cụm băng tải cao su lòng máng này thường dài trên 10m. Ngắn hơn, chúng ta đổi sang các dòng băng tải khác như băng tải PVC, băng tải nhựa. Với ngành chế biến thực phẩm thì chúng ta nên sử dụng băng tải nhựa. Vật liệu nhựa làm dây băng là PP và POM đều đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
Băng tải nhựa này sử dụng lan can dẫn hướng chống tràn biên chứ không sử dụng dây băng PU thực phẩm tạo hình lòng máng. Băng tải nhựa có cánh gạt để thiết kế tải sản phẩm lên dốc, thường thiết kế dạng chữ Z. Đầu tiếp liệu bằng. Đầu đổ tải bằng. Thường ứng dụng trong ngành chế biến thực phẩm, tải vật liệu thô từ dưới lên đổ tải vô một thiết bị chế biến nào đó.
Thiết kế khúc đổi hướng dây băng tải nhựa tại các điểm cong chữ Z có hai giải pháp. Hoặc các bạn làm con lăn đè đổi hướng. Hoặc các bạn cắt nhựa tấm và định vị tấm nhựa này trên khung sườn băng tải để đổi hướng dây băng. Các video sản phẩm băng tải nhựa chữ Z này, các bạn sẽ thấy các vị trí tấm nhựa đè đổi hướng dây băng tải, nhựa HDPE, màu xanh.
Điểm chú ý là dây băng tải không nên có bản rộng dưới 400mm, vì bản rộng quá nhỏ sẽ rất khó tạo lòng máng cho dây băng. Lý do là bản rộng yêu cầu của băng tải nhỏ, kể cả dây băng tải PU mỏng cũng không tạo hình lòng máng đủ độ sâu cho băng tải. Hình ảnh dưới đây là một cụm băng tải nhựa tải hàng rời thực phẩm.
Với băng tải cao su lòng máng, khi nào chúng ta xài 02 con lăn đỡ? Khi nào chúng ta xài 03 con lăn đỡ? Tùy vô bản rộng dây băng tải cao su. Bản rộng từ 600mm tới 800mm có thể thiết kế cụm con lăn đỡ 02 con lăn bị động. Bản rộng từ 800mm trở lên nên thiết kế cụm con lăn đỡ 03 con lăn bị động.
Ngoài lề: Phòng Kinh Doanh của Băng Tải Việt Phát (các số hotline: 0912.136.739 / 093.323.5588 / 0919.68.77.33) cung cấp đủ và luôn có hàng tồn các dòng phụ kiện băng tải, bao gồm dây băng tải PVC, dây băng tải cao su, lan can dẫn hướng, thanh trượt đỡ dây băng, thanh trượt chống mòn, chân chạc hai chạc ba, nẹp, tay nắm lan can, các dòng băng tải nhựa linh kiện nhập khẩu và lắp ráp trực tiếp tại Việt Nam.
Các video dưới đây mô tả việc gia công băng tải cao su lòng máng tại xưởng cơ khí Băng Tải Việt Phát. Các bạn có thể để ý phần gia công con lăn đỡ. Có cả 02 con lăn đỡ và 03 con lăn đỡ. Tùy theo bản rộng dây băng tải cao su bạn sử dụng. Và nhiều khi cũng tùy yêu cầu đặc thù của khách hàng hoặc chủ đầu tư công trình nữa.
Gia công khung sườn băng tải tại Băng Tải Việt Phát với kết cấu đỡ 02 con lăn bị động.
Gia công hoàn tất băng tải cao su lòng máng tại Băng Tải Việt Phát với kết cấu đỡ 03 con lăn bị động.
CÁC ĐIỂM CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ BĂNG TẢI PVC
Băng tải PVC là dòng băng tải sử dụng nhiều nhất. Trừ băng tải góc cong, cơ bản dòng băng tải này dễ thiết kế chế tạo. Nhìn chung, cấu trúc cơ khí của một hệ thống băng tải PVC thường bao gồm một vài điểm dưới đây các bạn cần chú ý:
- Dây băng tải PVC nhiều màu tuỳ mỹ quan người sử dụng: xanh, trắng, đen, xám… Chọn độ dầy, số lớp bố, thiết kế mặt dây băng trơn hay nhám, có gắn cánh gạt hay gân dẫn hướng không…
- Chiều dài băng tải tuỳ biến. Nhỏ thì chỉ dài 01 mét. Lớn có thể dài 60 mét hoặc hơn mỗi cụm. Kết nối hệ thốngnhieeuf băng tải có thể kéo dài vài cây số.
- Chiều rộng băng tải mini từ 200mm tới khoảng 800mm. Băng tải trung bình chiều rộng 500mm tới 1.2 mét. Rộng hơn thì tính quá chuẩn. Bản rộng trên 3 mét thì dây băng tải phải nối giữa.
- Chiều cao băng tải điều chỉnh phù hợp với người sử dụng. Thường từ 600mm tới 750mm. Ứng dụng băng tải nâng hạ hoặc băng tải lên xuống dốc thì tuỳ mặt bằng và yêu cầu người sử dụng để thiết kế.
- Nếu thiết kế lên dốc, với nghiêng băng tải dưới 27 độ thì thường sản phẩm tải không trôi ngược. Có thể thiết kế mặt nhám dây băng PVC để tăng độ bám. Trên 30 độ cho góc nghiêng thì nên sử dụng dây băng tải PVC có cánh gạt.
- Trường hợp thiết kế tải các sản phẩm hàng rời, hàng xá… thì sử dụng băng tải PVC cánh gạt tai bèo.
- Tốc độ băng tải có thể điều chỉnh phù hợp bằng biến tần. Tốc độ trung bình khoảng 12 tới 15 mét mỗi phút. Viết tắt đơn vị tính là mpm hoặc m/p.
- Khung sườn chân băng tải thường sử dụng các vật liệu như thép sơn tĩnh điện, inox 201, inox 304, nhôm định hình… Giá cả cao thấp khác nhau. Chúng ta chọn vật liệu làm khung sườn băng tải PVC nên chọn vật liệu phù hợp ứng dụng, không cần chi phí cao không cần thiết.
- Hệ điện thường gồm tủ điều khiển, biến tần chỉnh tốc độ, nút tắt khẩn cấp…
- Cũng có thể thiết kế băng tải PVC với các phụ kiện tương ứng khác theo yêu cầu như: lan can dẫn hướng, hộp sấy, line phân liệu, đèn chiếu sáng, quạt thường hoặc quạt khử tĩnh điện…
BẢN RỘNG TỐI THIỂU CỦA DÂY BĂNG TẢI
Bản rộng tối thiểu của dây băng tải chúng ta thiết kế phụ thuộc vô công suất tải yêu cầu của khách hàng, tức tổng khối lượng sản phẩm tải chúng ta thiết kế chuyển tải trong vòng một giờ. Tuy nhiên, bản rộng tối thiểu của dây băng tải còn liên quan tới tính chất vật lý của sản phẩm tải nữa. Ví dụ: kích cỡ đơn vị sản phẩm tải, độ đánh đống, độ trượt, độ ma sát bám mặt dây băng… của sản phẩm tải.
Thông thường thì sản phẩm tải có kích thước càng lớn, bản rộng yêu cầu tối thiểu của dây băng tải cũng càng lớn theo.
Đối với các sản phẩm tải dạng hộp, sử dụng băng tải dây băng mặt phẳng, việc xác định bản rộng tối thiểu cho dây băng tải rất dễ. Trung bình chúng ta cứ lấy một cạnh lớn nhất của sản phẩm tải nhân lên thêm khoảng 20%.
Với sản phẩm tải hàng rời, hàng xá và kết cấu dây băng lòng máng thì rắc rối hơn. Thay vì đưa ra một công thức phức tạp khó tính toán, Băng Tải Việt Phát chia sẻ với các bạn bảng thông số kỹ thuật dưới đây. Các bạn có thể chiếu theo bảng thông số tham khảo để xác định bản rộng tối thiểu cho băng tải các bạn đang thiết kế.
Trong bảng thông số kỹ thuật Băng Tải Việt Phát chia sẻ ở trên, cột đầu tiên chính là bản rộng lọt lòng dây băng tải các bạn thiết kế. Cột thứ hai quy chiếu các sản phẩm tải dạng hạt với kích thước đồng nhất. Cột thứ ba quy chiếu các sản phẩm tải dạng hạt với kích thước không đồng nhất, nhưng khác biệt kích thước không quá 15%.
Trường hợp sản phẩm tải dạng hạt có kích thước không đồng nhất khác biệt vượt trên 15%, các bạn lấy kích thước lớn nhất và quy chiếu tương tự với cột thứ hai tương tự như các sản phẩm tải dạng hạt với kích thước đồng nhất.
VIDEO HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH TÍNH BẢN RỘNG TIÊU CHUẨN CHO BĂNG TẢI NHỰA.
Trong video dưới đây, Băng Tải Việt Phát chia sẻ với các bạn cách tính bản rộng tiêu chuẩn của băng tải nhựa. Nguyên lý cũng tương đối đơn giản. Bản rộng tiêu chuẩn của băng tải nhựa luôn là hệ số nhân của bản rộng mắt nhỏ nhất theo thiết kế dòng băng tải nhựa các bạn sử dụng.
Mỗi hãng sản xuất có một tiêu chuẩn khác nhau. Nhưng hầu hết đều lấy bản 50mm làm tiêu chuẩn. Có tới hơn 80% các mã hàng băng tải nhựa theo tiêu chuẩn này. Và băng tải nhựa phải lắp so le, bản rộng cần tối thiểu một mắt lớn, một mắt nhỏ.
Như vậy, trong hơn 80% các trường hợp, các bạn khi thiết kế sẽ chọn các bản rộng tiêu chuẩn sau: 150mm, 200mm, 250mm,… , 400mm, 450mm, …, 950mm, 1000mm, 1050mm,…
Vậy, nếu tính sai bản rộng tiêu chuẩn của băng tải nhựa khi thiết kế, hậu quả sẽ thế nào? Không quá lớn. Nhà sản xuất sẽ cắt mắt cho bạn, để ngắn bản rộng lại, phù hợp với yêu cầu của bạn. Có mấy yếu điểm như sau:
- Chi phí cao hơn, do công cắt từng mắt băng tải;
- Băng tải cắt thì ngoại quan rất xấu, hay có ba-vớ nhựa;
- Thường một bên mép băng tải bị cắt mất kết cấu khóa ty. Và các nhà sản xuất hàn nhiệt để giữ ty. Mối hàn nhiệt theo thời gian sẽ bung, vì băng tải hoạt động có độ rung. Như vật giảm rất nhiều tuổi thọ của dây băng tải;
- Không tìm được hàng thay thế khi dây băng tải hết tuổi thọ sử dụng.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết chi tiết về cách tính bản rộng tiêu chuẩn băng tải nhựa trong hai bài viết dưới đây:
Bài 1: Hướng dẫn chi tiết cách tính bản rộng tiêu chuẩn băng tải nhựa
Bài 2: Tổng quan băng tải nhựa
Video dưới đây hướng dẫn các bạn so sánh một dòng băng tải xích nhựa chính hãng Châu Âu (trong video là hãng băng tải Movex, Italia) với các dòng hàng tương tự sản xuất tại Trung Quốc. Cũng phân tích khi nào nên sử dụng hàng chính hãng, khi nào sử dụng các hãng chất lượng sản phẩm trung cao từ Trung Quốc. Để tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống.
THIẾT KẾ GÓC NÂNG HẠ CỦA BĂNG TẢI BAO NHIÊU?
Đây là bài toán khá khó để tính toán góc nghiêng khi thiết kế băng tải. Các sản phẩm tải khác nhau, bao gồm cả tính chất sản phẩm tải lúc tiếp liệu (ví dụ như độ ẩm của sản phẩm tải), quyết định rất nhiều tới góc nghiêng tối đa thiết kế cho phép.
Vượt quá góc nghiêng này, sản phẩm tải sẽ trôi ngược khi tải lên dốc, hoặc đổ tải trượt xuống theo quán tính rơi khi tải xuống dốc.
Khi độ dốc thiết kế băng tải quá lớn, có nguy cơ trôi ngược sản phẩm tải, Băng Tải Việt Phát đổi sang thiết kế dây băng dạng cánh gạt riềm tai bèo.
Bài toán này áp dụng cho cả băng tải mặt dây băng phẳng và băng tải mặt dây băng lòng máng.
Một kinh nghiệm thực tế Băng Tải Việt Phát chia sẻ với các bạn khi thiết kế băng tải là luôn dự trù hệ số an toàn cho góc nghiêng tối đa. Trường hợp hạn chế về mặt bằng layout nhà xưởng khi thiết kế băng tải và bắt buộc phải tính toán góc nghiêng tối đa (góc nghiêng càng cao, băng tải càng ngắn, càng ít chiếm diện tích nhà xưởng) thì các bạn nên… mượn sản phẩm mẫu của khách hàng, và về test thí nghiệm trực tiếp tại xưởng của các bạn trên loại dây băng mà các bạn dự tính sử dụng.
Các bạn chú ý dây băng tải PVC có độ trượt trôi ngược sản phẩm lớn hơn dây băng tải cao su, và gân V trong thiết kế lên xuống dốc có thể tăng tác dụng chống trôi ngược với các sản phẩm tải dạng rời, dạng hạt, hàng xá… chứ không tăng tác dụng chống trôi ngược với các sản phẩm tải dạng hộp.
Thường thì nếu sản phẩm phổ thông, không đặc thù, góc nghiêng lên xuống dốc dưới 30 độ, các bạn không cần phải lo lắng nhiều lắm. Góc nghiêng trên 30 độ vẫn có thể sử dụng cùng thiết kế, chỉ là nên cân nhắc thay lựa chọn mặt dây băng.
Với băng tải dây băng tạo hình lòng máng, tải hàng rời, hàng hạt, hàng bột, hàng xá… thì các bạn thêm gân V. Mật độ gân V càng lớn, càng tăng khả năng chống trôi ngược sản phẩm tải.
Với băng tải dây băng phẳng, các bạn có thể chọn thiết kế mặt dây băng tăng ma sát tải. Ví dụ, với băng tải PVC, các bạn sử dụng dây băng tải PVC mặt nhám. Với băng tải nhựa, băng tải xích nhựa, các bạn sử dụng dòng rubber flat top, tức có gắn phụ kiện cao su tăng ma sát tiếp xúc trên mặt dây băng.
Băng Tải Việt Phát chia sẻ với các bạn bảng thông số kỹ thuật dưới đây để các bạn làm tài liệu tham khảo khi tính toán góc nghiêng tối đa cho băng tải lên xuống dốc.
Các bạn chú ý hình dáng và tình trạng sản phẩm tải, nhất là độ ẩm, sẽ thay đổi rất nhiều khả năng trôi ngược dốc của sản phẩm tải. Tùy tình trạng và loại hình sản phẩm tải, các bạn điều chỉnh thông số độ dốc tối đa thiết kế băng tải nghiêng lên dốc xuống dốc theo bảng thông số dưới đây.
CÁCH TÍNH CÔNG SUẤT ĐỘNG CƠ VÀ CHỌN TỶ SỐ TRUYỀN ĐỘNG CƠ BĂNG TẢI
Chọn động cơ cho băng tải thường liên qua tới 02 yếu tố kỹ thuật: công suất động cơ cho băng tải bao nhiêu là phù hợp? Tỷ số truyền hộp giảm tốc thế nào?
Công suất của động cơ thường liên quan tới kích thước băng tải, công suất tải yêu cầu, tải trọng, trọng lượng trung bình và trọng lượng tối đa của sản phẩm tải.
Tỷ số truyền hộp giảm tốc thì thường liên quan tới các tính vận tốc băng tải, cũng là liên quan tới công suất tải.
Về hai đề tài này, Băng Tải Việt Phát trước đây đã có bài viết chia sẻ riêng. Các bạn tìm hiểu và đọc nội dung liên quan tới tính công suất động cơ và tính chọn tỷ số truyền hộp giảm tốc động cơ ở các liên kết dưới đây:
Hướng dẫn tính công suất động cơ băng tải
Hướng dẫn chọn tỷ số truyền hộp giảm tốc cho động cơ băng tải
Ngoài lề: Thư Viện Kiến Thức của Băng Tải Việt Phát chia sẻ trên 100 bài viết giá trị chuyên ngành kỹ thuật băng tải.
Các bạn quan tâm có thể tham khảo theo hướng dẫn dưới đây: Thư Viện Kiến Thức Băng Tải Việt Phát
CÁCH CHỌN CÁC DÒNG DÂY BĂNG TẢI THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Trước tiên, muốn chọn được đúng dòng dây băng tải phù hợp với yêu cầu ứng dụng của băng tải các bạn đang thiết kế, các bạn nên cần biết… có những dòng dây băng nào?
Một số dòng dây băng tải phổ thông hay sử dụng trong thiết kế băng tải như sau: dây băng tải PVC-PU, dây băng tải cao su, dây băng tải xích nhựa, dây băng tải nhựa, dây băng tải xích lưới inox, dây băng tải xích tấm inox, dây băng tải xích ty. Một dòng băng tải không sử dụng dây băng tải khi thiết kế là băng tải con lăn, chia làm hai nhánh: con lăn tự do và con lăn truyền động.
Băng Tải Việt Phát đã có bài viết chia sẻ kiến thức cơ bản nhất về các dòng dây băng trong liên kết dưới đây:
Tổng quan về các dòng dây băng băng tải
Băng Tải Việt Phát tạm tóm lược lại ứng dụng cơ bản các dòng dây băng chính:
Dây băng tải PVC: ứng dụng phổ thông, rẻ, dễ chế tạo băng tải, dễ thay thế dây băng, giá thành rẻ.
Dây băng tải PU: tương tự như dây băng tải PVC, nhưng thường sử dụng cho thực phẩm.
Dây băng tải nhựa: cao cấp hơn dây PVC, chạy bền hơn, nhiều ứng dụng tích hợp với các thiết bị khác hơn, sử dụng khá nhiều trong các hệ thống băng tải tự động hóa.
Dây băng tải xích nhựa: sử dụng trong các nhà máy bia rượu, nước giải khát đóng chai, mỹ phẩm, hay sử dụng thiết kế tải chai lọ.
Dây băng tải inox: tải nặng, chịu nhiệt, chia làm nhiều dòng như băng tải xích lưới, băng tải xích tấm, băng tải xích ty, và cả băng tải xích giống băng tải xích nhựa nhưng vật liệu inox.
Dây băng tải cao su: ứng dụng trâu bò, tải nặng, chịu được môi trường ngoài trời, hay sử dụng ngành khai khoáng, xi măng, thức ăn gia súc, kho bãi. Dòng băng tải cao su gân V bản rộng B600 rất phổ thông ở các tỉnh Miền Tây tải bao gạo lên xuống từ kho xuống thuyền, xà lan gạo…
Băng tải xích nhựa xương cá, tải chai trong nhà máy nước giải khát, dây băng cho phép ôm góc cua cong nhỏ R = +/- 200mm, do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo
DÂY BĂNG TẢI NÀO THIẾT KẾ CHẠY HAI CHIỀU ĐƯỢC?
Trong thiết kế băng tải, tùy theo yêu cầu ứng dụng kỹ thuật của khách hàng, chúng ta hay được yêu cầu thiết kế băng tải chạy hai chiều.
Vậy, dây băng tải dòng nào thì thiết kế chạy được hai chiều? Dây băng tải nào không?
Câu trả lời nằm ở kết cấu bánh nhông hoặc ru lô chủ động với dây băng.
Ví dụ băng tải PVC, băng tải PU, băng tải cao su là các dòng băng tải quấn quanh trục ru lô, kéo tải truyền động bằng ma sát trục ru lô, thì thiết kế băng tải chạy hai chiều không vấn đề gì. Các bạn chỉ cần bố trí motor kéo cốt âm hoặc cốt dương (thường là cốt dương) xuống dưới gầm băng tải và bổ sung cơ chế chống sàng băng cho dây băng. Thuật ngữ “sàng băng” là dây băng tải trong quá trình vận hành chạy lệch sang một bên, đôi khi còn được gọi là lệch băng hay tràn băng, tùy cách gọi từng địa phương.
Với các dòng dây băng tải truyền động bằng bánh nhông hoặc đĩa xích, chúng ta phải coi kết cấu của bánh răng trên bánh nhông tiếp xúc với mặt dưới băng tải hoặc cơ cấu truyền động. Thường khi thiết kế, các bạn có thể nhìn catalog, mượn mẫu test hoặc hỏi trực tiếp nhà cung cấp phụ kiện.
Với các băng tải xích lưới thiết kế xích sên truyền động, ví dụ băng tải xích ty, băng tải xích lưới truyền động bằng xích sên biên thì thiết kế băng tải chạy hai chiều được.
Với băng tải xích lưới thiết kế bánh nhông truyền động trực tiếp thì không thể.
Với băng tải xích nhựa với các bản rộng cố định hệ K, thường có các bản rộng chuẩn là 82.6mm, 114.3mm, 190.2mm, 245mm… và thường ứng dụng thiết kế tải chai lọ thì không thể thiết kế băng tải chạy hai chiều.
Với băng tải nhựa thì, như trao đổi bên trên, tùy kết cấu mẫu băng tải nhựa và bánh nhông đi kèm. Có mẫu chạy 100% OK hai chiều. Có mẫu tải trọng một chiều chỉ bằng 40% tới 50% chiều chính, nhưng vẫn vận hành được. Có mẫu không thế thiết kế chạy hai chiều. Các bạn nghiên cứu và quyết định bởi cấu trúc bánh nhông băng tải nhựa ăn thế nào với mặt dưới dây băng, hoặc đơn giản nhất là… hỏi nhà cung cấp. Phần nhiều trong catalog các dòng băng tải nhựa không đề cập yếu tố kỹ thuật này.
ĐIỂM CHÚ Ý VỀ BẢN RỘNG VÀ ĐỘ DÀI TỐI ĐA KHI THIẾT KẾ BĂNG TẢI XÍCH NHỰA
Khi thiết kế băng tải xích nhựa, các bạn để ý dòng băng tải này có chuẩn nhất định, hạn chế về độ dài tối đa cũng như bản rộng của băng tải. Để nhận ra dòng băng tải xích nhựa này, các bạn sẽ để ý thấy mã sản phẩm hay mang chữ K, biểu hiện bản rộng tiêu chuẩn của băng tải theo hệ inch, còn gọi là hệ K theo thuật ngữ băng tải.
Nhiều nhất trên thị trường các bạn có thể thấy dòng băng tải mã 820 K325, sau đó là 880 TAB K325. 820 có nghĩa là mã chuẩn chung cả thế giới cho băng tải xích nhựa chạy thẳng. K325 chỉ bản rộng tiêu chuẩn 82.6mm, tương đương với 3.25 inch, nên đôi lúc cũng ghi 820 K 3 1/2. 880 là dòng băng tải xích nhựa chạy cong, và nghĩa K325 phía sau nó cũng chỉ bản rộng tiêu chuẩn 82.6mm.
Khi thiết kế các dòng băng tải xích nhựa hệ K này, các bạn chú ý chiều dài mỗi đoạn băng tải không quá 09 mét. Vượt quá 09 mét, bánh nhông tiêu chuẩn của dòng băng tải xích nhựa này sẽ bị quá tải, dẫn đến hiện tượng nhảy xích, đứt xích.
Với các đoạn băng tải chạy cong mã 880 TAB, mỗi đoạn chạy cong 90 độ các bạn trừ đi chiều dài thiết kế tiêu chuẩn tối thiểu 0.5 mét. Tốt nhất là trừ đi 01 mét. Tức băng tải xích nhựa chạy cong có 01 khúc cua cong 90 độ sẽ dài tối đa 08 mét.
Với layout mặt sàn xưởng cần thiết kế dài hơn, chúng ta đổi line băng tải băng hệ thống thanh dẫn hướng.
Bài viết chia sẻ chi tiết về thanh dẫn hướng băng tải tại liên kết sau đây: Thanh Dẫn Hướng Băng Tải HDPE
CÁCH TÍNH TỐC ĐỘ BĂNG TẢI VÀ TỶ SỐ TRUYỀN HỘP GIẢM TỐC ĐỘNG CƠ
Tính tốc độ băng tải theo yêu cầu ứng dụng của khách hàng khi thiết kế thường liên quan tới một số thông số kỹ thuật như sau: số vòng quay của động cơ (thường động cơ 04 cực có tốc độ vòng quay 1450rpm), tỷ số truyền hộp giảm tốc, đường kính trục ru lô chủ động (hoặc đường kính chân răng của bánh nhông với các dòng dây băng tải xích).
Bài toán về cách tính tốc độ băng tải đặt yêu cầu ra ban đầu và cách tính tỷ số truyền hộp giảm tốc động cơ là hai bài toán ngược nhau, giống nhau hoàn toàn về bản chất. Băng Tải Việt Phát đã có bài viết chia sẻ chi tiết các tính tỷ số truyền động cơ băng tải. Các bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết tại liên kết dưới đây:
Cách tính tỷ số truyền động cơ băng tải
Các nguồn tài liệu kỹ thuật nước ngoài hướng dẫn và cho thông số tốc độ tối đa trên lý thuyết có thể tính toán thiết kế dựa trên bản rộng lọt lòng dây băng và tính chất vật liệu sản phẩm tải như bảng thông số ở trên.
Tuy nhiên, rất khó để chúng ta thiết kế một băng tải theo thông số này. Một là ứng dụng kỹ thuật đòi hỏi tốc độ tới mức đó là cực hiếm, không cần thiết. Hai là, năng lực cơ khí chính xác của gia công cơ khí nội địa Việt Nam không cho phép. Nên Băng Tải Việt Phát đưa bảng thông số này chia sẻ với các bạn chỉ mang tính chất tham khảo.
Trong bảng thông số, cột đầu tiên là bản rộng lọt lòng dây băng. Thông số cột thứ hai A áp dụng cho các vật liệu sản phẩm tải dạng hạt ổn định hoặc vật liệu cố định thuận hình dáng vật lý. Thông số cột thứ ba B áp dụng cho các dạng vật liệu sản phẩm tải có tính ma sát bào mòn cao. Và thông số cột cuối cùng C áp dụng cho các vật liệu sản phẩm tải có hình dáng cạnh sắc.
Cách thiết kế trục ru lô chủ động dẫn động dây băng tải cũng ảnh hưởng ít nhiều tới các tính vận tốc tối đa băng tải. Bản vẽ minh họa dưới đây mô tả một số phương pháp thiết kế trục ru lô dẫn động phổ thông, thông thường sẽ liên quan tới cách tính toán thiết kế hệ thống tăng đua, hệ thống chống sàng dây băng. Tính vận tốc băng tải thì các bạn chọn đường kính trục ru lô chủ động dẫn động dây băng.
KHI NÀO CẦN THIẾT KẾ CON LĂN ĐỠ? KHOẢNG CÁCH CON LĂN ĐỠ BỊ ĐỘNG BAO NHIÊU?
Khi thiết kế băng tải PVC, nếu chiều dài băng tải quá dài, thường trên 15m và bản rộng dây băng từ 500mm trở lên, ma sát mặt dưới của dây băng tải với bàn đỡ rất lớn. Lực ma sát này sẽ đè lên ru lô chủ động, và đôi khi ru lô chủ động kéo tải không nổi, trừ phi thiết kế đường kính ru lô rất lớn hoặc ru lô bọc cao su. Lực tải này còn nặng hơn rất nhiều khi khởi động đề ba hệ thống.
Trong các trường hợp này, các bạn nên bố trí một hệ thống con lăn chạy cùng bàn đỡ, mục đích để giảm tải ma sát giữa dây băng và mặt bàn đỡ dây băng tải. Tùy trọng lượng sản phẩm tải, độ dài và bản rộng dây băng PVC, các bạn có thể bố trí khoảng cách từ 700mm tới 1000mm.
Như video dưới đây là hệ thống băng tải PVC tải thanh long, với chiều dài thiết kế rất dài. Các bạn coi video minh họa, đoạn khúc giữa video, và để ý đoạn chiếu nắng lên mặt dây băng sẽ thấy mỗi khoảng các 80mm có một đoạn ngang gồ lên nho nhỏ. Đây chính là vị trí của các con lăn đỡ dây băng hỗ trợ giảm ma sát giữa mặt đáy dây băng tải và mặt bàn đỡ dây băng.
Băng tải PVC tải thanh long do Băng Tải Việt Phát thiết kế chế tạo.
Với các cấu trúc mặt dây băng tải tạo hình lòng máng, thường khoảng cách các con lăn đỡ phụ thuộc vô trọng lượng trung bình sản phẩm tải, độ dày dây băng, tính chất dây băng và thông số quan trọng nhất là bản rộng dây băng. Bảng thông số dưới đây áp dụng cho dây băng tải cao su dày 7.5mm ba lớp bố, lấy chuẩn từ bản rộng dây băng. Từ bản thông số kỹ thuật này, các bạn có thể ước khoảng cách con lăn đỡ trung bình các bạn muốn khi thiết kế băng tải lòng máng, gia giảm cộng trừ tùy theo loại hình dây băng các bạn sử dụng để thiết kế và tính chất sản phẩm tải.
Với băng tải xích nhựa, băng tải xích inox, tức các dòng băng tải hệ K, thiết kế dây băng là thiết kế chuẩn chung cả thế giới. Thường các bạn không phải thiết kế tăng đua. Đường đi kéo tải của dây băng luôn căng. Đường về bên dưới võng. Để chống võng, các bạn làm con lăn nhựa đỡ võng đường về dây băng. Khoảng cách các con lăn này từ 500mm tới 700mm.
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ BĂNG TẢI CONG – CÒN GỌI LÀ BĂNG TẢI GÓC CONG
Trong các dòng băng tải, thiết kế chế tạo băng tải cong là khó nhất, dễ xảy ra sai số thiết kế và gia công nhất. Lời chia sẻ chân thành của Băng Tải Việt Phát là nếu các bạn lần đầu thiết kế chế tạo băng tải cong, còn gọi là băng tải góc cong, các bạn nên ủy thác một đơn vị chuyên về băng tải thiết kế chế tạo giúp. Các bạn muốn tiếp tục làm số lượng lớn hơn thì có thể gỡ cái băng tải cong mẫu ấy ra làm tiêu chuẩn để chế tạo.
Băng tải cong có mấy dòng băng tải chính với các đặc điểm khá khác biệt nhau: băng tải PVC góc cong, băng tải con lăn cong, băng tải nhựa cong, băng tải xích nhựa cong. Băng Tải Việt Phát sẽ liệt kê các điểm quan trọng nhất của mỗi dòng băng tải cong này, để các bạn tham khảo.
Dòng băng tải PVC được coi là dòng băng tải khó chế tạo nhất với dạng băng tải góc cong, do sự tính toán độ côn của trục ru lô chủ động bị động, độ tiếp xúc của bánh xe dẫn hướng biên, và cần phối kết hợp về thiết kế với nhà cung cấp dây băng tải PVC. Băng Tải Việt Phát đã có bài chia sẻ rất chi tiết hướng dẫn thiết kế chế tạo dòng băng tải này trong liên kết dưới đây.
Hướng dẫn thiết kế chi tiết băng tải PVC góc cong
Băng tải con lăn góc cong thì có hai dòng băng tải truyền động và băng tải tự do, đều tương đối dễ chế tạo. Tác vụ chủ yếu là cần tính toán R1 trong và R2 ngoài đủ không gian cho con lăn thẳng mà không để sản phẩm tải quá nhỏ lọt khe con lăn quá lớn. Trường hợp tính toán vẫn lọt thì các bạn chêm con lăn chỉ nửa đầu, phần còn lại chêm ty cố định khung sườn.
Băng tải con lăn góc cong truyền động bắt buộc phải xài bánh nhông đôi kéo xích sên, khác với băng tải con lăn thẳng truyền động, các bạn có thể chọn bánh nhông đôi hoặc bánh nhông đơn hai đầu mỗi con lăn.
Với băng tải nhựa, điểm lợi lớn là băng tải nhựa có thể thiết kế chế tạo băng tải chạy cong không chỉ ở phần góc cong, mà còn toàn băng tải. Tức là các bạn có thể thiết kế băng tải… uốn lượn hình chữ S, với bán kính cong khác nhau trong phạm vi bán kính cong tối thiểu dây băng tải nhựa cho phép. Băng Tải Việt Phát cũng đã có bài chia sẻ về băng tải nhựa chạy cong dưới đây:
Tổng quan băng tải nhựa chạy cong
Với băng tải xích nhựa, phụ kiện băng tải cho phép các bạn thiết kế chế tạo rất dễ dàng. Đó là các bộ cơ cong băng tải xích nhựa, đi theo chuẩn mã hàng của dây băng tải xích nhựa các bạn đang sử dụng. Không nên tiết kiệm phần phụ kiện cơ cong này, vì các bạn tự chế tạo khung sườn cong 90 độ đỡ băng tải xích nhựa rất vất vả, sai số rất nhiều, chạy vận hành lọc xọc, không êm xích, giảm tuổi thọ của cả băng tải tải và dây băng.
Tại thời điểm bài viết này được viết, một cụm cơ cong hai thanh trên và dưới của băng tải xích nhựa chạy cong mã 880 TAB K325 có giá chỉ 1.500.000VND/thanh, kho hàng Băng Tải Việt Phát lúc nào cũng có sẵn hàng tồn cùng với rất nhiều dòng phụ kiện băng tải khác. Các bạn có thể tham khảo về cơ cong băng tải xích nhựa tại liên kết dưới đây:
Các dòng phụ kiện băng tải
Cách đọc thông số đường kính lỗ trục gối bạc đạn từ mã hàng tiêu chuẩn
Gối bạc đạn thường xuyên được sử dụng trong thiết kế băng tải. Thường một cụm băng tải phổ thông cần 04 gối bạc đạn. Mỗi đầu băng tải 02 gối, chia đều hai thành băng tải hai bên trục tang ru lô.
Gối bạc đạn có thông số kỹ thuật chuẩn chung. Mỗi mã hàng có một size đường kính lỗ trục riêng theo chuẩn chung đó. Khá dễ tính toán. Trường hợp lỗ trục gối bạc đạn và trục tang rulo của các bạn không tương thích, các bạn hạ cốt trục tang nếu trục tang lớn hơn, hoặc làm áo cho trục tang, nếu trục tang nhỏ hơn lỗ trục của gối.
Cách tính cơ bản: Từ một mã gối bạc đạn, chúng ta lấy 02 số cuối của mã gối bạc đạn nhân với 5. Sẽ ra đường kính lỗ trục gối bạc đạn theo đơn vị mi-li-mét.
Ví dụ: với mã gối bạc đạn UCT 205, chúng ta tính đường kính lỗ trục là 25mm. Lấy hai số cuối 05 nhân với 5.
Để tiện các bạn tra cứu, dưới đây Việt Phát thống kê thành bảng các thông số lỗ trục gối bạc đạc tương đương với mỗi mã hàng:
Từ khóa » Thiết Kế Băng Tải Vận Chuyển
-
Quy Trình Thiết Kế Băng Tải Đúng Tiêu Chuẩn
-
Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Băng Tải Hiệu Quả - Intech Group
-
Quy Trình Thiết Kế Băng Tải đúng Tiêu Chuẩn
-
TÍNH TOÁN Và THIẾT Kế BĂNG Tải - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thiết Kế Băng Tải
-
Hướng Dẫn Cách Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Băng Tải - Sandi Viet Nam
-
Dịch Vụ Thiết Kế Băng Tải
-
Quy Trình Thiết Kế Băng Tải đúng Tiêu Chuẩn, Chuyên Nghiệp
-
Quy Trình Thiết Kế Băng Tải Đúng Tiêu Chuẩn
-
Quy Trình Tính Toán Thiết Kế Băng Tải - Sukavina
-
Thiết Kế Băng Tải Vận Chuyển
-
Băng Tải Vận Chuyển - Thành Công
-
Cách Thiết Kế Băng Tải