Hướng Dẫn Toán Lớp 4 Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng
Có thể bạn quan tâm
Ngoài tính chất kết hợp thì trong phép cộng còn có tính chất giao hoán. Trong bài học hôm nay, Vuihoc sẽ giới thiệu đến các em phần kiến thức Toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép cộng.
1. Ví dụ về tính chất giao hoán của phép cộng
- Ta thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau, ta viết:
a + b = b + a
- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
2. Kiến thức về tính chất giao hoán của phép cộng
- Công thức tổng quát của tính chất giao hoán trong phép cộng
a+b = b+a
- Phát biểu về tính chất giao hoán của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi
3. Bài tập vận dụng tính chất giao hoán (Có hướng dẫn giải + đáp án)
3.1. Bài tập vận dụng
Câu 1. Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a)
- 251 + 410 = 410 + ...
- 97 + 72 = ... + 97
- 688 + 14 = 14 + …
b)
- a + b =… + a
- a + 0 = 0 + …= …
- 0 + b =… + 0 = …
Câu 2. Tính rồi thử lại:
a) 695 + 137 Thử lại
b) 8279 + 654 Thử lại
Câu 3: Điền dấu > < =
a) 45769 + 34753 … 45769 + 34753
b) 23490 + 4475 …. 23490 + 4457
c) 900 457 + 19030 … 900 444 + 19030
d) 56567 + 23000 ...56567 + 2300
3.2. Hướng dẫn:
Câu 1. Áp dụng tính giao hoán của phép cộng để điền số còn thiếu vào chỗ trống sao cho hai vế bằng nhau.
a)
- 251 + 410 = 410 + 251
- 97 + 72 = 72 + 97
- 688 + 14 = 14 + 688
b)
- a + b =b + a
- a + 0 = 0 + a= a
- 0 + b =b + 0 = b
Câu 2. Thực hiện phép tính bình thường sau đó thử lại bằng cách lấy kết quả trừ đi một trong 2 số hạng.
a) 695 + 137 Thử lại
695 + 137= 832
Thử lại: 832 - 695= 137
b) 8279 + 654 Thử lại
8279 + 654 = 8933
Thử lại: 8933 - 8279= 654
Câu 3: Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để so sánh nhanh hơn mà không cần phải tính kết quả của hai vế.
a) 45769 + 34753 = 45769 + 34753
b) 23490 + 4475 < 23490 + 4457
c) 900 457 + 19030 > 900 444 + 19030
d) 56567 + 23000 > 56567 + 2300
4. Bài tập tự luyện toán lớp 4 tính chất giao hoán (Có đáp án)
4.1. Bài tập tự luyện
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) ... + 2222= 2222 + 34584
b) 98989 + 3434= … + 3434
c) 1200 + …= 234 + …
d) 90 450 + … = 90 450 + …
Bài 2: Viết theo mẫu:
a) 250 + ...= 450 + 250= 700
b) ... + 567= 6092 + ...= 6659
c) 4266 + ... = 4266 + 62= ...
d) ... + 555= …. + 555= 9110
Bài 3: An gấp được 342 con hạc giấy màu đỏ và 560 con hạc giấy màu xanh. Lan gấp được 560 con hạc giấy màu đỏ và 349 con hạc giấy màu xanh. Hỏi ai gấp được nhiều hạc giấy hơn?
4.2. Đáp án:
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 34584 + 2222= 2222 + 34584
b) 98989 + 3434= 98989 + 3434
c) 1200 + 234= 234 + 1200
d) 90 450 + 0 = 90 450 + 0
Bài 2: Viết theo mẫu:
a) 250 + 450= 450 + 250= 700
b) 6092 + 567= 6092 + 567= 6659
c) 4266 + 62 = 4266 + 62= 4328
d) 3555 + 555= 3555 + 555= 9110
Bài 3: Lan gấp được nhiều hạc giấy hơn An.
5. Giải bài tập sách giáo khoa toán tính chất giao hoán của phép cộng lớp 4
Bài 1. (Hướng dẫn giải bài tập số 1 trang 43/SGK Toán 4)
Nêu kết quả tính:
a) 468 + 379 = 847
379 + 468 = .....
b) 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 = .....
c) 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = .....
Đáp án:
a) 468 + 379 = 847
379 + 468 = 847
b) 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 = 9385
c) 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = 4344
Bài 2. (Hướng dẫn giải bài tập số 2 trang 43/SGK Toán 4)
Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) 48 + 12 = 12 + .....
65 + 297 = ..... + 65
.... + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + ....
84 + 0 = .... + 84
a + 0 = .... + a = .....
Đáp án:
Các em điền như sau:
a) 48 + 12 = 12 + 48
65 + 297 = 297 + 65
177 + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
Bài 3. (Hướng dẫn giải bài tập số 3 trang 43/SGK Toán 4)
So sánh các biểu thức sau:
a) 2975 + 4017 .... 4017 + 2975
2975 + 4017 .... 4017 + 3000
2975 + 4017 .... 4017 + 2900
b) 8264 + 927 .... 927 + 8300
8264 + 927 .... 900 + 8264
8264 + 927 .... 927 + 8264
Đáp án:
a) 2975 + 4017 = 4017 + 2975
2975 + 4017 < 4017 + 3000
2975 + 4017 > 4017 + 2900
b) 8264 + 927 < 927 + 8300
8264 + 927 > 900 + 8264
8264 + 927 = 927 + 8264
Vậy là chúng mình vừa hoàn thành các nội dung bài học về Toán lớp 4 tính chất giao hoán của phép cộng.
Vuihoc.vn còn rất nhiều nội dung kiến thức quan trọng khác giúp các em tiến bộ trong quá trình học toán lớp 4. Hãy tham khảo và chia sẻ với bạn bè để cùng nhau học tập nhé.
Chúc các em học tốt!
Từ khóa » Tính Chất Giao Hoán Nghĩa Là Gì
-
Tính Giao Hoán – Wikipedia Tiếng Việt
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Chất Giao Hoán Là Gì? - TopLoigiai
-
Giao Hoán Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Lý Thuyết Tính Chất Giao Hoán Của Phép Cộng | SGK Toán Lớp 4
-
Luyện Tập Toán Lớp 4 Tính Chất Giao Hoán Của Phép Nhân
-
Từ điển Tiếng Việt "giao Hoán" - Là Gì?
-
Tính Giao Hoán - Wiki Là Gì
-
Giao Hoán - Wiktionary Tiếng Việt
-
Thuộc Tính Giao Hoán - Những Cách Giải Nhanh Gọn Nhẹ
-
Giao Hoán Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Sự Khác Biệt Giữa Giao Hoán Và Liên Kết - Sawakinome
-
Thuộc Tính Liên Kết Và Giao Hoán
-
Lý Thú Với Tính Chất Giao Hoán Trong Phép Cộng - Hànộimới
-
Đặt Câu Với Từ "giao Hoán"