Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi GDCD 6, Bài Số 14: Thực Hiện Trật Tự An ...

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Công dân
Thứ bảy, 28/12/2024, 18:44 Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 6, bài số 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 2017-04-02T16:28:56+07:00 Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 6, bài số 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông. /themes/cafe/images/no_image.gif Bài Kiểm Tra Chủ nhật - 02/04/2017 16:28
  • In ra
Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 6, bài số 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông. Câu hỏi: Em hãy quan sát bảng thống kê trong sách giáo khoa và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người và của do tai nạn gây ra. Qua bảng thống kê cho thấy số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng tăng, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều như vậy? Theo em, nguyên nhân nào phổ biến nhất? - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông nhiều: + Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân. + Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các thành phố lớn. + Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng với nhiều đường bộ, đường đô thị, dễ gây tai nạn. + Quản lý của Nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế. - Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của con người coi thường pháp luật hoặc không hiểu biết về trật tự an toàn giao thông (đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe... Câu hỏi: Tầm quan trọng của vấn đề an toàn giao thông là gì? Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra đã trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà. “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”. Sự cần thiết cấp bách khắc phục tai nạn giao thông là trách nhiệm của mỗi người và của toàn xã hội. Câu hỏi: Theo em, biện pháp nào giúp chúng ta bảo đảm an toàn khi đi đường? - Phải học tập, tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông. - Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường. - Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường. Câu hỏi: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thông báo hiệu giao thông. Hệ thống báo hiệu giao thông gồm những gì? - Hiệu lệnh của người điều khiển. - Tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. Câu hỏi: Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm những gì? Hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. Câu hỏi: Khi tham gia giao thông đường bộ, em thấy có những kiểu đèn tín hiệu giao thông nào? Có các kiểu đèn sau: - Đèn đỏ; - Đèn vàng; - Đèn xanh. Câu hỏi: Ý nghĩa của đèn tín hiệu giao thông? - Đèn đỏ là cấm đi. - Đèn vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. - Đèn xanh: được phép đi. Câu hỏi: Biển báo hiệu đường bộ gồm mấy nhóm? Nêu ý nghĩa của từng nhóm. Biển báo hiệu lệnh đường bộ gồm 5 nhóm. Ý nghĩa của từng nhóm như sau: + Biến báo cấm để biểu thị các điều cấm. + Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thế xảy ra. + Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành. + Biển chỉ dần để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết. + Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn. Câu hỏi: Biển báo cấm có đặc điểm như thế nào? Biển báo cấm: có dạng hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, trên nền có hình võ màu đen thể hiện điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Loại biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến 139. Câu hỏi: Biển báo nguy hiểm có đặc điểm gì? Biển báo nguy hiểm hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. Loại biển báo nguy hiểm gồm có 46 kiểu được kí hiệu từ biển số 201 đến 246. Câu hỏi: Biển báo hiệu lệnh có đặc điểm gì? Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thể hiện hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. Loại biển hiệu lệnh gồm có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến 309. Câu hỏi: Loại biển chỉ dẫn có đặc điểm gì? Loại biển chỉ dẫn thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình. Loại biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448. Câu hỏi: Loại biển phụ có đặc điểm gì? Loại biển phụ có hình dạng chữ nhật hoặc hình vuông. Biển phụ được đặt với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập. Loại biển phụ gồm 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 509. Câu hỏi: Biển báo 101 có ý nghĩa gì? Biển báo 101 là biển báo đặc biệt - đường cấm. Câu hỏi: Biển báo 102 có ý nghĩa gì? Biển báo 102 là biển báo đặc biệt - cấm đi ngược chiều. Câu hỏi: Biển báo 301b có ý nghĩa gì? Biển báo 301b: các xe chỉ được rẽ phải. Câu hỏi: Biển báo 304 có ý nghĩa gì? Biển báo 304: đường dành cho xe thô sơ. Câu hỏi: Biển báo 305 có ý nghĩa gì? Biển báo 305: đường dành cho người đi bộ. Câu hỏi: Quy tắc chung khi tham gia giao thông là gì? - Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. - Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn. Câu hỏi: Luật giao thông đường bộ quy định cho người đi bộ đi đường như thế nào? - Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. - Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ đúng. Câu hỏi: Người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ như thế nào? - Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thông báo hiệu đường bộ. - Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo lệnh của người điều khiển giao thông. - Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có biển báo hiệu tạm thời, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo tạm thời. Câu hỏi: Luật An toàn giao thông đường bộ cấm người đi xe đạp đi như thế nào? - Người đi xe đạp không được đi xe hàng ngang, lạng lách, đánh võng. - Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác. - Không mang vác và chở vật cồng kềnh. - Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. Câu hỏi: Trẻ em dưới 12 tuổi có được đi xe đạp không? Trẻ em dưới 12 tuổi được đi xe đạp phù hợp với lứa tuổi, không được đi xe đạp của người lớn. Câu hỏi: Trẻ dưới 16 tuổi có được lái xe gắn máy không? Trẻ dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe có dung tích xilanh dưới 50cm3. Câu hỏi: Pháp luật quy định gì để bảo đảm an toàn đường sắt? - Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường ray. - Không ném đất đá và các vật gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống. - Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy. Câu hỏi: Đảm bảo An toàn giao thông là trách nhiệm của ai? Đảm bảo An toàn giao thông là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân và của toàn xã hội. Câu hỏi: Theo em, nguyên nhân nào mà người đi xe đạp dễ bị tai nạn giao thông? Do phóng bừa, đi hàng ba, hàng tư, rẽ bất ngờ trước đầu xe cơ giới, lao từ trong nhà ra ngõ, trong ngõ ra đường, đi sai phần đường quy định, trẻ em đi xe đạp người lớn. Câu hỏi: Người đi bộ vẫn bị tai nạn giao thông. Theo em là do những nguyên nhân nào? - Người đi bộ không đi đúng phần đường quy định, không quan sát khi đi qua đường, bám nhảy tàu xe, đá bóng đùa nghịch giữa lòng đường, băng qua đường sắt không quan sát. - Hoặc do người điều khiển phương tiện xe ô tô, xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lấn chiếm đường của người đi bộ. Câu hỏi: Bản thân em đã làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn Giao thông? - Học và thực hiện đúng theo những quy định của Luật giao thông. - Tuyên truyền những quy định của Luật Giao thông cho mọi người trong gia đình và bạn bè. - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện những quy định của Luật Giao thông. - Lên án những tình trạng cố tình vi phạm Luật Giao thông. Câu hỏi: Ngày 26/6/2007 Thủ tướng Chính phủ đã kí Nghị quyết số 32/2007 NQ - CP về vấn đề gì? Nghị quyết số 32/2007 NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Câu hỏi: Từ ngày 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy phải thực hiện vấn đề gì? Từ ngày 15/9/2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Câu hỏi: Bắt đầu từ ngày tháng năm nào người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm? Bắt đầu từ ngày 15/12/2007 những người đi xe mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. © Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /assets/news/2024_05/hanh-phuc.jpg Trình bày suy nghĩ của em về hạnh phúc

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Cảm nhận về câu chuyện Góc nhìn

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Giải bài tập GDCD 6, bài số 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Hướng dẫn trả lời câu hỏi GDCD 6, bài số 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Các Loại Biển Báo Giao Thông Gdcd 6