Hướng Dẫn Trả Lời Câu Hỏi GDCD 9, Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của ...
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Em có quan niệm thế nào là tình yêu chân chính?
Hướng dẫn trả lời: Tình yêu chân chính là sự quyến luyến của 2 người khác giới. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Câu hỏi: Hôn nhân là gì?
Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Câu hỏi: Vì sao nói, tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân và gia đình hạnh phúc?
Hướng dẫn trả lời: Nếu kết hôn không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính thì không thể bền vững được, gia đình không thể hạnh phúc sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh. Tình yêu chân chính xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc giữa hai người, là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau đó chính là cơ sở của hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Bởi vì, có tình yêu chân chính, con người sẽ có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Câu hỏi: Theo em, khi nào kết hôn là đẹp nhất?
Hướng dẫn trả lời: Tuổi kết hôn đẹp nhất là lúc hai người đã trưởng thành cả về sự nghiệp, thế’ lực và sức khoẻ. Bởi vì, lúc đó thể lực đã phát triển hoàn thiện, đầy đủ sức khoẻ để gánh vác công việc gia đình, công việc xã hội và lúc đã có một sự nghiệp vững vàng đủ đảm bảo cho cuộc sống gia đình.
Câu hỏi: Trong đời sống gia đình, trách nhiệm của vợ và chồng phải như thế nào?
Hướng dẫn trả lời: Vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành...
Câu hỏi: Em hãy nêu một số biếu hiện sai trái trong tình yêu mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
- Yêu quá sớm;
- Cẩu thả, nông cạn, thiếu tôn trọng nhau trong tình yêu;
- Cộc cằn, thô lỗ trong tình yêu;
- ích kỉ, vụ lợi.
Câu hỏi: Hôn nhân đúng pháp luật là như thế náo?
Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân đúng pháp luật là hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, không bị ép buộc;
- Kết hôn đúng tuổi quy định của pháp luật;
- Không vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
Câu hỏi: Thế nào là hôn nhân trái pháp luật?
Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân trái pháp luật là hôn nhân không dựa trên tình yêu chân chính; hôn nhân vì tiền, vì dục vọng, bị ép buộc...
- Hôn nhân không đúng độ tuổi quy định của pháp luật;
- Vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
Câu hỏi: Ý nghĩa của tình yêu chân chính đối với hôn nhân là gì? ,
Hướng dẫn trả lời: Tình yêu chân chính là cơ sở của hôn nhân;
- Có tình yêu chân chính thì sẽ chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà hợp - hạnh phúc.
Câu hỏi: Pháp luật quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là gì?
Hướng dẫn trả lời: Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay là:
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; một vợ, một chồng; vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo; giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo; giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện?
Hướng dẫn trả lời: Hôn nhân tự nguyện là hai người tự nguyện kết hôn để chung sống với nhau mà không chịu một sự ép buộc, cưỡng ép nào.
Câu hỏi: Để được kết hôn, cần có những điều kiện nào?
Hướng dẫn trả lời: Để được kết hôn, cần có những điều kiện:
+ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn;
+ Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định;
+ Phải được đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Nam nữ không rơi vào một trong những trường hợp cấm kết hôn.
Câu hỏi: Cấm kết hôn trong những trường hợp nào?
Hướng dẫn trả lời: Cấm kết hôn trong những trường hợp:
- Người đang có vợ, có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự (bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình);
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
. - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Giữa những người cùng giới tính.
Câu hỏi: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về, hôn nhân?
Hướng dẫn trả lời: - Vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn (tuổi kết hôn, kết hôn do ép buộc, kết hôn vì tiền...)
- Vi phạm những điều cấm kết hôn.
Câu hỏi: Em hiểu thế nào là những người cùng dòng máu về trực hệ?
Hướng dẫn trả lời: Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con, ông bà đối với cháu nội hoặc cháu ngoại.
Câu hỏi: Em hãy giải thích những người có họ trong phạm vi ba đời là những người nào ?
Hướng dẫn trả lời: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người có cùng một gốc sinh ra:
+ Cha mẹ là đời thứ nhất;
+ Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
+ Anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về quan hệ giữa vợ và chồng?
Hướng dẫn trả lời: Pháp luật quy định về quan hệ giữa vợ và chồng là vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
Câu hỏi: Vì sao, pháp luật phải có những quy định chặt chẽ về hôn nhân và gia đình. Việc đó có ý nghĩa như thế nào?
Hướng dẫn trả lời: - Pháp luật có quy định chặt chẽ như vậy là vì vấn đề hôn nhân và gia đình trong xã hội ta được pháp luật coi trọng; nó thể hiện sự văn minh của một xã hội tiến bộ, và sự quy định chặt chẽ của pháp luật.
- Việc làm đó có ý nghĩa đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân; mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật.
- Để đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân được thực hiện, để bảo vệ sức khỏe công dân, nòi giống những truyền thống đạo đức của dân tộc.
Câu hỏi: Trách nhiệm của công dân - học sinh như thế nào trong vân đề hôn nhân?
Hướng dẫn trả lời: Công dân - học sinh phải có thái độ tôn trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân;
- Không vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân;
- Công dân - học sinh biết đánh giá đúng bản thân, phải nắm vững những quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân. Để cùng gia đình có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, từ đó phải biết tự bảo vệ mình.
Từ khóa » Tình Yêu Chân Chính Là Gì Gdcd 9
-
Lý Thuyết GDCD 9 Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong ...
-
Ý Nghĩa Của Tình Yêu Chân Chính đối Với Hôn Nhân Là? - Lê Vinh
-
Tình Yêu Là Gì? Thế Nào Là Tình Yêu Chân Chính? - Thu Thủy - HOC247
-
Vì Sao Nói Tình Yêu Chân Chính Là Cơ Sở Quan Trọng Cho Hôn Nhân?
-
Giải Bài Tập GDCD 9 Bài 12. Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong ...
-
Đề Cương ôn Tập GDCD HKII Lớp 9 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tình Yêu Chân Chính Là Gì? Những Cảm Xúc Chỉ Có ...
-
Biểu Hiện Của Tình Yêu Chân Chính:
-
Bài 12. Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong Hôn Nhân – GDCD 9
-
Trả Lời Gợi ý Bài 12 Trang 41 SGK GDCD Lớp 9
-
Trắc Nghiệm Công Dân 9 Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của ... - Tech12h
-
Bài 12: Công Dân Với Tình Yêu, Hôn Nhân Và Gia đình - 86 SGK)
-
Bài 12: Quyền Và Nghĩa Vụ Của Công Dân Trong Hôn Nhân
-
Tình Yêu Chân Chính Có Nghĩa Là Gì | Rất-tố