Hướng Dẫn Treo Biển Hiệu, Biển Quảng Cáo đúng Luật

Hướng dẫn treo biển hiệu, biển quảng cáo đúng LuậtTreo biển quảng cáo thế nào mới đúng quy định? Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Quy định treo biển hiệu, biển quảng cáo

  • 1. Nguyên tắc bố trí, nội dung biển quảng cáo
    • 1.1. Căn cứ pháp lý: 
    • 1.2. 4 Nguyên tắc bố trí biển quảng cáo
    • 1.3. Kích cỡ biển quảng cáo
    • 1.4. Vị trí đặt biển
  • 2. Treo biển quảng cáo thế nào mới đúng quy định?
    • 4.1. Quy định đặt biển hiệu theo Luật Quảng cáo
    • 4.2. Quy định mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu Nghị định 103
  • 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo
  • 4. Cách đặt biển hiệu, quảng cáo đúng quy định Thông tư 19/2013/TT-BXD

Biển quảng cáo như thế nào được coi là đúng luật? Hướng dẫn treo biển hiệu, biển quảng cáo đúng luật chi tiết được HoaTieu.vn tổng hợp và giải đáp rõ ràng qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

Biển hiệu của hàng, biển quảng cáo công ty được coi là treo đúng luật khi nội dung phù hợp quy định pháp luật, kích cỡ vừa phải và vị trí treo không thuộc diện cấm.

Hướng dẫn treo biển hiệu, biển quảng cáo đúng luật

1. Nguyên tắc bố trí, nội dung biển quảng cáo

1.1. Căn cứ pháp lý: 

  • Luật Quảng cáo 16/2012/QH13
  • Thông tư 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời
  • Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng

1.2. 4 Nguyên tắc bố trí biển quảng cáo

Các bạn nhớ 4 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1 theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ cho phép đặt logo không quá 20% diện tích biển hiệu.

Nguyên tắc 2 theo Khoản 2 điều 18 luật quảng cáo 16/2012/QH13 quy định: Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

Nguyên tắc 3 theo Điều 19 Luật quảng cáo 16/2012/QH13: Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

Một ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn thì nội dung quảng cáo mỹ phẩm phải phù hợp với các tài liệu sau: phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về dược; Tài liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của mỹ phẩm và tuân thủ theo hướng dẫn về công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm của hiệp hội quốc tế (nếu có). Bên cạnh đó, việc quảng cáo mỹ phẩm phải có các nội dung như Tên mỹ phẩm; Tính năng, công dụng của mỹ phẩm; Tên địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; Các cảnh báo theo quy định của hiệp hội quốc tế. Đặc biệt, không được quảng cáo mỹ phẩm gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc...

Nội dung quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và phải có các nội dung sau: Tên sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ; Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

Nguyên tắc 4. đối với biển công ty phải có đủ các thông tin: Tên công ty đầy đủ, số mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ, loại hình doanh nghiệp.

1.3. Kích cỡ biển quảng cáo

Biển quảng cáo kích cỡ từ 20m2 đến 40m2 đã thuộc đối tượng phải xin phép trước khi treo. Do đó các bạn cần đặt biển kích cỡ vừa phải để tránh phải xin giấy phép.

1.4. Vị trí đặt biển

Về vị trí đặt biển hiệu, biển quảng cáo cũng phải tuân theo các quy định sau:

  • Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Mỗi doanh nghiệp chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh.
  • Doanh nghiệp chỉ được viết và đặt 1 biển hiệu ngang và không quá 2 biển hiệu dọc.

2. Treo biển quảng cáo thế nào mới đúng quy định?

Hướng dẫn treo biển hiệu, biển quảng cáo đúng Luật
Hướng dẫn treo biển hiệu, biển quảng cáo đúng Luật

Cụ thể cách treo biển hiệu, biển quảng cáo như sau:

4.1. Quy định đặt biển hiệu theo Luật Quảng cáo

Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật Quảng cáo năm 2012 và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Theo điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh:

1. Biển hiệu phải có các nội dung sau:

a) Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

b) Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Địa chỉ, điện thoại.

2. Việc thể hiện chữ viết trên biển hiệu phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này.

3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:

a) Đối với biển hiệu ngang, chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;

b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là một mét, chiều cao tối đa là 4 mét nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.

4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành".

Như vậy, biển hiệu của công ty bạn phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh như đã liệt kê tại Điều 34 Luật Quảng cáo nói trên.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Quảng cáo năm 2012, với trường hợp xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.

4.2. Quy định mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu Nghị định 103

Về mỹ quan, chữ viết, vị trí và nội dung biển hiệu được hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Theo đó,

  • Mỹ quan, chữ viết biển hiệu: Biển hiệu phải bảo đảm mỹ quan; Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
  • Vị trí biển hiệu: Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt một biển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhân khác chỉ viết, đặt một biển hiệu ngang và không quá hai biển hiệu dọc.
  • Nội dung biển hiệu: Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); Tên gọi đầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; Loại hình doanh nghiệp hoặc hợp tác xã; Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); Địa chỉ giao dịch, số điện thoại (nếu có); Trên biển hiệu được thể hiện biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, diện tích logo không quá 20% diện tích biển hiệu, không được thể hiện thông tin, hình ảnh quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.

3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo

Cũng theo quy định tại Điều 31 Luật quảng cáo năm 2012, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
  • Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
  • Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
  • Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

4. Cách đặt biển hiệu, quảng cáo đúng quy định Thông tư 19/2013/TT-BXD

Về cách đặt biển hiệu được hướng dẫn chi tiết tại Mục 2 Khoản 2 Điều 2 Chương 2 của Thông tư 19/2013/TT-BXD ngày 31/10/2013 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời như sau: Bảng quảng cáo đặt tại các công trình/nhà ở riêng lẻ:

a) Bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường bên công trình/nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Chiều cao tối đa 5 m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng. Số lượng không quá 2 bảng;
  • Đối với công trình/nhà ở 4 tầng trở xuống, chiều cao của bảng quảng cáo ốp vào mặt tường bên không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m;
  • Đối với công trình/nhà ở 5 tầng trở lên toàn bộ diện tích mặt bảng quảng cáo phải gắn, ốp vào mặt tường bên.

b) Bảng quảng cáo đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bảng quảng cáo ngang:

  • Mỗi tầng chỉ được đặt một bảng, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình/nhà ở; mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m;
  • Vị trí: ốp sát vào ban công, mép dưới bảng trùng với mép dưới của sàn ban công hoặc mái hiên.

- Bảng quảng cáo dọc:

  • Chiều ngang tối đa một m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình/nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo, mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m;
  • Vị trí đặt: ốp sát vào mép tường đứng;

- Đối với công trình/nhà ở một tầng chỉ được đặt một bảng ngang và một bảng đứng.

Chú thích: Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương và địa hình cụ thể của khu vực có thể có quy định riêng.

Như vậy, nếu công ty bạn muốn treo biển quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì phải làm hồ sơ xin cấp phép quảng cáo gửi đến Sở Văn hóa thông tin. Hồ sơ xin cấp phép quảng cáo sẽ bao gồm những loại giấy tờ tùy thuộc vào loại hình quảng cáo của công ty.

Trên đây là nội dung hướng dẫn treo biển hiệu, biển quảng cáo đúng Luật thuộc mục Hỏi đáp pháp luật, chuyên mục Hành chính và Doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có cùng nội dung như:

  • Quy định về đặt bảng quảng cáo tại tòa nhà như thế nào?
  • Quyết định 01/2016/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời

Từ khóa » Treo Biển Quảng Cáo Công Ty