Hướng Dẫn Trồng Dưa Leo Tại Nhà đơn Giản Và Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Bạn có một khoảng sân nhỏ, hay một góc ban công. Bạn muốn tự tay trồng những loại thực phẩm để đảm bảo cho sức khỏe gia đình. Hôm nay, Vườn Sài Gòn sẽ giới thiệu bạn cách tự trồng dưa leo đơn giản và đảm bảo thành công nhé! Hãy cùng Vườn Sài Gòn theo dõi bài viết sau nhé!
1. Chuẩn bị
Hạt giống
Hạt giống dưa leo bạn có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng nông nghiệp. Giống dưa leo có rất nhiều loại khác nhau, tùy nào sở thích bạn hãy lựa chọn cho mình giống dưa phù hợp nhất nhé!
Bạn mua hạt giống dưa leo TẠI ĐÂY
Khay chậu trồng
Bộ rễ dưa leo phát triển khá nhanh, do đó, bạn nên chọn chậu to. Bạn có thể sử dụng thùng xốp loại to để trồng dưa leo hoặc các loại chậu nhựa cỡ lớn để cây phát triển tốt.
Bạn có thể sử dụng chậu nhựa mềm, chậu Tokai,…
Đất trồng
Dưa leo có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên khi trồng dưa leo bạn cần chọn đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha… bạn có thể sử dụng những loại đất trộn sẵn như đất namix, đất orgamix 3 in 1 để tiết kiệm được thời gian và chi phí.
2. Kỹ thuật trồng dưa leo
Ủ hạt giống
Ngâm hạt giống dưa leo vào nước ấm 2 sôi 3 lạnh từ 2 – 3 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 27 – 30°C trong vòng 12 giờ, phải luôn giữ độ ẩm cho bọc ủ và kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì đem gieo.
Gieo hạt
Cách 1: Gieo trực tiếp trên đất
- Xới đất tơi xốp sau đó tạo lỗ sâu khoảng 0,5cm.
- Gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất. Để đầu hạt ngang bằng với mặt đất rồi phủ lớp đất mỏng bên trên.
- Phủ lớp rơmbên trên để tránh nắng gắt bạn nhé!
Cách 2: Gieo trong Khay nhựa, Khay xốp
- Cho mụn dừa vào Khay ươm. Hoặc bạn dùng viên nén xơ dừa
- Dùng tay ấn xuống tạo lỗ sâu 1cm rồi gieo. Mỗi lỗ gieo 1 – 2 hạt và phủ một lớp xơ dừalên.
- Đừng quên tưới nước 1 lần/ngày giữ ẩm cho khay ươm giống nhé!
Trồng cây
Sau 1 tuần, hạt sẽ nhú mầm. Khi cây con cao khoảng 10 – 15cm. Thân cây mập, cứng cáp thì bạn bứng chuyển bầu ươm ra chậu trồng hoặc có thể trồng trực tiếp vào đất.
Dùng Lưới lan 60% che nắng trong 3 ngày đầu lúc cây đang hồi xanh.
3. Kỹ thuật chăm sóc dưa leo
Ánh sáng và nhiệt độ
Dưa leo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30°C và nhiệt độ ban đêm 24 – 26°C. Nhu cầu ánh sáng của dưa leo rất cao. Cây được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, cho quả lớn và chất lượng.
Nước tưới
Thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi buổi sáng sớm và chiều mát.
Phân bón
Tuần thứ 2 sau khi trồng: Tiến hàng rải thêm phân bò đã xử lý hoặc phân gà cho cây, phủ rơm hoặc cỏ khô ở mặt đất xung quanh cây để giữ ẩm cho đất.
Vào tuần thứ 3: bạn cần bón thêm phân bón hỗn hợp NPK Minro 30-9-9 xanh. Bổ sung nguyên tố đa lượng cho cây.
Cây bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn. Lúc này bắt đầu tiến hành làm giàn cho cây. Hãy tham khảo bài viết “Cách làm giàn dây leo sân thượng đơn giản và hiệu quả” của Vườn Sài Gòn nhé!
1 tháng sau khi trồng: Cần tưới nhiều nước và bón bổ thêm phân lân, đạm, kali cho cây để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. Bạn có thể phun bổ sung canxi nitrat cho cây để tăng khả năng ra hoa đậu quả.
Khoảng 30 – 50 ngày khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Lúc này cần tưới nước cho cây đầy đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối. Tuy có nhu cầu được tưới nước cao nhưng lại khó chịu được úng, còn thiếu nước thì cây ra trái nhỏ, ăn lại đắng. Dưa leo là cây thuộc nhóm ưa nhiệt nên trồng nơi có ánh sáng nhiều thì trái sẽ nhanh lớn và chất lượng tốt.
Tùy theo điều kiện trồng, cây có thể tự thụ phấn nhờ côn trùng. Hoặc bạn có thể phun nước đường pha loãng lên thân cây để thu hút ong thụ phấn cho dưa.
Ngoài ra, bạn có thể thụ phấn cho cây bằng cách loại bỏ đi hoa đực. Dùng cọ tăm bông dúi vào hoa đực để lấy phấn hoa. Và cọ vào nhụy của hoa cái để thụ phấn vào mỗi sáng khoảng 9 – 10 giờ.
Sâu bệnh hại
Dưa leo thường bị sâu xanh, sâu vẽ bùa gây hại. Bạn dùng Tasieu, Plutel 5EC để phun phòng trừ
Các loại rầy mềm hay rệp sáp? Sử dụng Basa, Yamida hay movento.
Bệnh phấn trắng, đốm lá dùng Nativo.
Xem thêm: Những vấn đề thường gặp khi trồng dưa leo
4. Thu hoạch
Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60 – 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ.
Sau từng đợt thu trái nên bón kali và đạm 2 tuần 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo.
Bên trên là những thông tin Vườn Sài Gòn gửi đến bạn. Vườn Sài Gòn chúc bạn thành công trong công cuộc trồng dưa leo tại nhà, chúc bạn có được khu vườn tươi tốt!
Từ khóa » Hạt Dưa Chuột Bao Lâu Nảy Mầm
-
Tự Trồng Dưa Leo Tại Nhà Rất đơn Giản
-
Cách Gieo Hạt Dưa Leo, Ngâm ủ đúng Cách Nảy Mầm 95%
-
Kỹ Thuật Xử Lý Hạt Giống, Gieo Trồng Cây Giống Dưa Leo (dưa Chuột)
-
⋆ Hạt Dưa Chuột Thường Nảy Mầm Trong Bao Nhiêu Ngày? - ⋆ Farmer
-
Cách Trồng Dưa Leo Tại Nhà Năng Suất, Hiệu Quả - .vn
-
Tại Sao Dưa Chuột Không Nảy Mầm Trên Bãi đất Trống Và Phải Làm Gì
-
Cách Ngâm Ủ Và Gieo Hạt Dưa Leo, Dưa Lê, Dưa Bở ... - YouTube
-
Hạt Giống Dưa Leo Nhật - Cách Trồng Dưa Chuột Trong Thùng Xốp
-
Cách Trồng Dưa Leo Tại Nhà ''Đơn Giản'' Và Hiệu Quả!
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Dưa Leo Nhật Bản Tại Nhà Chuẩn ...
-
Mất Bao Lâu để Trồng Dưa Chuột?
-
Ngâm Dưa Chuột Bao Lâu Trước Khi Trồng. Ngâm Hạt Giống Dưa Chuột ...
-
Trồng Dưa Chuột Baby đơn Giản Tại Nhà
-
Kỹ Thuật Trồng Dưa Leo-cách Trồng Dưa Leo đạt Năng Suất Cao