Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Tuế Công Trình
Có thể bạn quan tâm
Cây vạn Tuế công trình có nguồn gốc từ nước Châu Á nhiệt đới nên không ưa nắng nhiều, nhất là giai đoạn cây ra lá non. Nếu biết cách trồng và chăm sóc tốt, cây vạn tuế sẽ cho tán lá xanh bền đẹp theo thời gian.
Vạn tuế là loại cây công trình hay được trồng tại các khu đô thị, đình chùa, sân vườn. Cây được nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm củ và giâm chồi hút. Dưới dây là một số phương pháp ươm trồng điển hình bạn có thể tham khảo.
Đối với phương pháp gieo hạt
- Cây vạn Tuế có hoa đực và hoa cái. Trong quá trình trồng vạn Tuế chúng tôi phát hiện, cây ít khi ra hoa đực, và nếu có hoa đực thì sẽ nở sớm hơn hoa cái đến 1 tháng. Bởi vậy, hoa đực và hoa cái rất ít gặp nhau, hiện tượng có hạt là rất hiếm. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiến hành thụ phấn nhân tạo để có hạt làm giống. Thời điểm ra hoa vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hè sẽ có hoa nở, mùa thu cây bắt đầu có hạt chín. Lúc này, bạn có thể lấy hạt để gieo trồng. Nếu gieo hạt ngay trong năm thì tỷ lệ nảy mầm chiếm tới 95%, nhưng nếu để sang năm sau thì tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt khoảng 20% mà thôi.
- Quá trình gieo hạt phải trải qua công đoạn sau: Chuẩn bị nước ấm 50 độ C, sau đó ngâm hạt trong nước 12 tiếng. Đổ hạt ra và gạt mỏng đều, 1 giờ sau tiến hành ngâm tiếp vào nước ấm + 0.1% FeSO4 + KH2SO4. Tiếp tục giữ ẩm ở nhiệt độ 50 độ C trong vòng 12 tiếng. Sau đó lấy hạt ra gieo lên luống đất đã chuẩn bị sẵn, có thể là than bùn trộn với cát hoặc cát sỏi ở ven sống. Nếu được gieo trồng ở nhiệt độ 24 độ C thì chỉ sau khoảng 4 tháng là cây sẽ nảy mầm. Sau 2 năm cây sẽ mọc được 2 lá mầm và có thể tiến hành trồng ngoài đất.
Phương pháp nhân giống bằng củ
- Nhân giống bằng phương pháp này cũng khá đơn giản, khi cây trưởng thành, bạn cưa phần thân cây thành nhiều đoạn dài chừng 15 – 20 cm, tùy theo kích cỡ của thân to hay nhỏ mà bổ thành 4, 6 hoặc 8 miếng khác nhau. Sau khi xong giai đoạn này bạn cạo bỏ hết phần tủy, dùng dung dịch Benlat 0.4% để khử trùng, hong khô và sử dụng thuốc kích thích IBA để ngâm củ trong 2 tiếng.
- Sau khi tiến hành xong bước 1 thì tiến hành khâu đất ươm. Đất ươm củ phải là đất thịt hơi chua, trên mặt đất rắc thêm một lớp cát dày khoảng 20 cm. Độ ẩm của đất luôn giữ ở mức 60%, nhiệt độ 15 độ C.
- Phương pháp này cũng chỉ sau 4 tháng là cây đã cho ra rễ, sau 1 năm là xuất hiện chồi hút. 1 năm rưỡi chồi hút xuất hiện nhiều vảy. thông thường mỗi củ thường có ra nhiều củ con, và những củ con này chỉ sau 2 năm là sẽ cho ra 1 – 2 lá giống như phương pháp gieo hạt.
- Ưu điểm của phương pháp này là: Bạn có thể tách cắt nó ra để đem trồng được nhiều cây hơn. Một củ thường cho nhiều cây. Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm như, phải cạo sạch tủy và khử trùng đất. Nếu không cây sẽ dễ bị xâm nhập bởi những loài sâu, kiến, chuột…Phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ.
Phương pháp nhân giống bằng chồi hút
- Nếu bạn muốn cây có nhiều chồi hút, phương pháp đơn giản đó là tạo ra nhiều vết thương trên thân cây. Như vậy bạn có thể thu được nhiều chồi hút để trồng mà không cần tiến hành giâm hay ủ hạt.
- Phương pháp này được áp dụng với những cây trưởng thành, đường kính thân 5 cm, gốc có nhiều vảy, mọc chồi hút trên 2 cm, nếu bạn chưa có kinh nghiệm cắt chồi thì nên tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này.
- Những chồi đủ tiêu chuẩn tiến hành cắt bằng dao đã được khử trùng, sau khi cắt xong ngâm chồi trong dung dịch thuốc kích rễ IBA 0.1% trong 2 tiếng. Sau đó lấy chồi ra, để khô vết thương và cắm xuống luống đất ươm đã chuẩn bị sẵn. Che bóng cho chồi để giữ ẩm.
- Đối với phương pháp chồi cũng sau 4 tháng là chồi nảy, 1 năm chồi mọc lá, 1,5 năm là chồi có lá thật, lúc này bạn có thể mang chồi ra trồng trong chậu làm cây cảnh, hoặc trồng tại những khu công viên, nhà vườn…
Đa phần những cây vạn tuế có tuổi đời từ 3 năm trở nên sẽ mọc mầm ở cổ rễ. Khi cây được 2 lá thì bộ rễ mầm sẽ được hoàn chỉnh, lúc này, cây có khả năng tự lập, bạn chỉ cần tách cắt nhẹ nhàng chồi ra khỏi thân mẹ, sau đó sùng hỗn hợp đất sét và vôi để bôi vào vết thương tránh trường hợp vết thương bị nhiễm trùng. Sau đó nhúng rễ vào tro bếp hoai hoặc hỗn trợp tro + bùn theo tỉ lệ (1 : 3) nhằm kích thích rễ mọc ra. Khi nào mặt bùn đất se lại, đất rạn chân chim thì mới đem cây ra ươm trên nên đất xốp màu mỡ.
Phương pháp trồng cây vạn tuế
- Sau khi bạn ươm cây được 3 tháng (mùa lạnh thời gian ươm cây có thể lâu hơn) đào bầu cây ra để trồng vào trong chậu hoặc ngoài đất.
- Đất trồng phải màu mỡ, có bón lót phân chuồng hoai mục, không cần sử dụng phân bón hóa học.
- Lưu ý tránh không để gia súc, gia cầm ăn mầm non của cây, phòng một số bệnh muội, vảy sáp…
- Đất trồng: Chọn loại đất lấy từ ao bùn đã phơi khô, đập nhỏ ra để trồng.
- Thời vụ trồng thích hợp vào tháng 3 – tháng 4. Hoặc trồng vào tháng 8 – tháng 9.
- Bón lót phân cho cây trước khi trồng. Chuẩn bị chậu trồng thích hợp với kích thước của chồi, đặt gốc cây cân đối và chỉ lấp đất tới phần phình to nhất của cây, nén nhẹ đất xung quanh gốc. Không nên trồng quá nống hoặc quá sâu đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của cây.
- Cứ 2 – 3 năm thay chậu một lần, đất trồng trong chậu nên chọn đất thịt, khả năng thoát nước tốt.
- Đối với loại đất dễ bị nén chặt, bạn có thể bổ sung thêm một chút sỏi hoặc sắt vụn để trộn vào đất, hoặc có thể trộn thêm phân tổng hợp để bón lót cho cây. Làm tăng độ dinh dưỡng và tơi xốp của đất.
- Sau khi trồng xong tưới nước cho cây để rễ cây bám vào đất. Tưới từ từ tránh tưới mạch toạt hết đất ở phần gốc. Tưới thường xuyên 2 – 3 ngày/ 1 lần cho tới khi cây bén rễ. Không nên để đất khô hạn quá, ảnh hưởng tới khả năng ra lá của cây.
- Cây vạn Tuế không đòi hỏi nhu cầu chăm sóc quá cầu kỳ, bởi cây có khả năng thích ứng cao với điều kiện ngoại cảnh.
- Khi tưới phân cần tránh để phân rớt trên những lá non. Cứ 2 – 3 tháng tưới phân cho cây 1 lần để lá luôn xanh tốt và tăng khả năng ra lá non.
- Đối với những cây đang ra lá non, cần để cây ở bóng râm, cây sẽ xanh mướt và óng đẹp. Tuy nhiên, để trong bóng râm vừa phải, không nên để cây trong bóng râm quá nửa tháng sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. Bạn nên thay đổi không khí để ra ánh sáng 1 tháng rồi lại để vào bóng râm. Như vậy, cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.
- Trong thời kỳ sinh trưởng cứ 3 -5 ngày bạn cần xoay chậu 180 độ 1 lần, làm như vậy cây sẽ định hình lá rất tốt, màu lá cũng trở nên xanh bóng và đẹp hơn rất nhiều.
- Giai đoạn sinh trưởng bạn cần chú ý tới nhu cầu nước của cây cũng như không nên để cây bị úng nước gây thối rễ và chết. Buổi sáng và buổi tối nên phun một chút nước vào phần ngọn của cây, bảo vệ lá non, không để lá bị héo.
- Cây vạn Tuế có tốc độ sinh trưởng chậm, nhu cầu dinh dưỡng không lớn, chỉ cần bón lót một lượng vừa phải cho cây là được. Để lá xanh mượt bạn có thể bón thúc cho cây bằng phân lân NPK, mùa xuân cắt vợi lá giá để tăng sức sinh trưởng cho cây, đồng thời tăng chiều cao cho cây.
- Nếu muốn cây tiếp tục sinh trưởng, khi hoa nở được ngầy ngày thì cắ bỏ để cây mọc chồi đỉnh, nếu lấy hạt thì tiến hành thụ phấn nhân tạo.
- Cây dễ bị sự tấn công của loài rệp sáp và bệnh bò hóng. Khi phát hiện bệnh nên sử dụng thuốc Rogor hoặc thuốc Dichlorophos 0.1%, Monocrotophos để phòng trừ bệnh cho cây.
Chủ đề liên quan:
Từ khóa » Cách Trồng Cây Vạn Tuế Bonsai
-
Hướng Dẫn Cách Trồng Cây Vạn Tuế | Tài Nguyên Thực Vật
-
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Tuế Phong Thủy – Nông Nghiệp Phố
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Tuế - YouTube
-
Nhân Giống Cây Vạn Tuế Bằng Cách Nào? - YouTube
-
Đặc điểm Và Cách Trồng Cây Vạn Tuế - Hoa đẹp
-
[Hướng Dẫn] - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Vạn Tuế - Bonsai Miền Tây
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY VẠN TUẾ
-
Mới Lạ Vạn Tuế Mini Bonsai - Vừa để Chưng Tết Lại Hưng Thịnh Bền
-
Cây Vạn Tuế Mang Tài Vận Và Hạnh Phúc Cho Gia Chủ Nếu Trồng Theo ...
-
Cây Vạn Tuế Có ý Nghĩa đặc Biệt Gì Trong Phong Thủy? - Xanh Bonsai
-
Cách Chăm Sóc Cây Vạn Tuế đẹp ở Bình Dương
-
Cây Vạn Tuế – Cây Cảnh Quan, Cây Trồng Chậu - Chợ Hoa Việt
-
Có Nên Trồng Cây Vạn Tuế Trước Nhà Và Câu Trả Lời Chính Xác