Hướng Dẫn Trồng Và Uốn Tỉa Cây ổi Bonsai
Có thể bạn quan tâm
Ngoài việc cho con người trái ngọt thì còn được dùng để làm cây cảnh còn gọi là cây ổi bonsai được dùng để trang trí cho sân vườn rất đẹp nếu biết trồng và uốn nắn tạo dáng cho cây.
Cây ổi là loài cây ăn quả thường xanh lâu năm, thuộc họ Đào kim nương, có nguồn gốc từ Brasil. Cây Ổi ban đầu là có nguồn gốc từ miền nhiệt đới Châu Mỹ, sau đó được con người phát hiện và nhân giống khắp nơi bởi nó cho giống quả ăn vừa ngon vừa ngọt. Ngoài việc cho con người trái ngọt thì còn được dùng để làm cây cảnh còn gọi là cây ổi bonsai được dùng để trang trí cho sân vườn rất đẹp nếu biết uốn nắn tạo dáng cho cây.
Chúng ta vẫn biết cây Ổi là cây trồng để cho quả. Tuy nhiên ngoài việc cho quả thì những cây ổi Bonsai còn làm điên đảo mọi dân chơi.
Khác với vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy của những cây cảnh khác, cây ổi bonsai với vẻ đẹp giản dị mộc mạc được đưa vào làm tiểu cảnh Bonsai trang trí cho các nhà hàng hay quán cafe hay các khu sân vườn biệt thự mang lại cho con người cảm giác thân thuộc gần gũi. Vì vậy, Làm thợ muốn chia sẻ đến mọi người cách đánh cây từ dưới đất lên chậu, chăm sóc cây trên chậu và uốn tỉa tạo dáng thế để bạn có thể tự tay làm cho mình một cây ổi bonsai như mong muốn.
Đánh cây từ đất lên chậu:
- Để tỉ lệ sống của cây ổi cao nhất, các bạn nên đánh cây vào mùa mưa và vào ngày ấm áp, không nắng quá.
- Các bước đánh cây lên: đầu tiên phát quang khu vực xung quanh cho thoáng, cắt những cành thừa và chiếm nhiều không gian, tiến hành tạo vùng bằng xẻng, cuốc, sau đó dùng thuổng hoặc xà beng đào sâu xung quanh bầu đất đã tạo, gặp rễ to chặt dứt khoát bằng dao hoặc thuổng.
- Nhiều trường hợp do địa hình đất hoặc cây ngập nước muốn xác định vị trí rễ to có thể lay cây về các phía sẽ xác định được và cắt đi, cố gắng giữ bầu đất không vỡ, trường hợp bầu đất vỡ cũng không sao, chỉ cần chú ý giữ càng nhiều rễ cám ở gốc càng tốt.
- Sau khi đưa cây lên cắt lại một lượt những cành to hoặc mọc không đúng vị trí. Chú ý ổi có rất nhiều cành nhỏ và già mọc các nơi trên thân, tuy cách cành này không cần thiết nhưng tạm thời nên giữ lại, các lá non vặt hết và bấm ngọn lại hết các cành còn lại, chỉ để lại một số ít lá trên cây.
- Sau đó cắt lại các đầu rễ thật ngọt một lần nữa, để khô hết các đầu rễ thì đem vào chậu trồng, nên trồng bằng đất cát cây sẽ dễ sống hơn, sau đó thường xuyên phun sương cho cây mỗi ngày, tuyệt đối không để lung lay gốc cây sẽ phát mầm rất nhanh và khỏe trở lại.
Chăm sóc cây ổi bonsai và uốn tỉa tạo dáng thế ban đầu
- Cây ổi ta khá dễ tính nên chỉ cần thường xuyên tưới nước là cây sẽ phát triển rất tốt và khỏe mạnh.
- Tuy nhiên cây ổi lại là mục tiêu mà rất nhiều các loại sâu rất thích, vì vậy khi phát hiện lá ổi bị thủng do sâu ăn là phải diệt trừ sạch sâu bọ luôn để tránh tổn hại cho cây.
- Sau khi cây khỏe mạnh có thể thực hiện thao tác uốn tỉa, gỗ ổi khá mềm dẻo nên rất dễ tạo dáng, chỉ cần uốn là sẽ theo như ý, về việc cắt giật ổi cũng rất đơn giản vì ổi mọc rất nhiều dăm.
- Tùy theo sở thích các bạn sẽ chọn những cây phôi và làm theo ý thích của mình
Tỉa cành tạo tán và ngắt bỏ bớt trái nhỏ để nuôi quả lớn
- Để cây ổi bonsai tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh ( ưu tiên để trái gần thân chính nhất).
- Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.
- Cây ổi trồng chậu tại nhà được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe.
- Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.
Nguyên tắc tỉa cành bấm ngọn tạo tán cho cây ổi trồng chậu
- Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.
- Sau mỗi đợt thu hoach trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3. Từ một nhánh ban đầu sau khi tỉa bỏ sẽ xuất hiện hai chồi mới, từ chồi này sẽ cho cặp trái mới. Lưu ý giữ bấm ngọn để tạo khung tán cho cây ổi phát triển theo hình cây nấm.
- Khi cây ổi có nhiều cành nhánh thì nhu cầu bón phân tưới nước phải tăng theo kích thước cây, từ đó cây ổi mới đủ sức cho nhiều quả. Bón phân hạt NPK cho cây lớn cần chia làm nhiều đợt với lượng vừa đủ ( một tháng chia làm 2 đợt cách nhau 15 ngày), tránh bón phân vô cơ với liều lượng lớn sẽ gây sốc phân, làm cây chết.
Quả ổi do chính bàn tay mình chăm sóc sẽ có nhiều hương vị thơm ngon và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Chúc các Bạn thành công.
Xem thêm
- Kỹ thuật trồng ớt cay tại nhà
- Kỹ thuật trồng Atiso
- Kỹ thuật trồng và cắt tỉa dâu tây
Từ khóa » Cách Trồng Cây ổi Mới Bứng
-
Bứng Và Trồng Cây ổi Già - YouTube
-
Bứng Cây ổi Không Cần Bầu - YouTube
-
Cách Trồng Cây ổi Mới Bứng, Kích Ra Rể, Lên Mầm Ngay
-
Cách Trồng Cây ổi Mới Bứng, Kích Ra Rể, Lên Mầm Ngay
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Cây Ổi Mới Nhất 7/2022 ...
-
Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Bon Sai
-
Mười Kinh Nghiệm Bứng Cây
-
Cách Trồng Cây ổi Mới Bứng | Nhà Vườn Lộc Phát - Blog Về Vườn ...
-
Cách Trồng Và Tạo Dáng Cây Ổi Bonsai, Mới Bứng, Ổi Cảnh đẹp Nhất
-
Xem Nhiều 6/2022 # Cách Trồng Và Tạo Dáng Cây Ổi Bonsai, Mới ...
-
Top #10 Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Bonsai Xem Nhiều ...
-
Trồng Và Chăm Sóc Cây ổi: Tưới Và Tiêu Nước Cho ổi
-
Tiết Mục Nhìn Cây đoán Tuổi. Đố Các Bạn Gốc ổi Này Bao Nhiêu Tuổi?