Hướng Dẫn Tự Học Tiếng Anh Cho Người đi Làm - IELTS Fighter

Danh mục

Tiếng Anh giỏi là điều kiện tăng thêm nhiều cơ hội trong sự nghiệp vì thế học tiếng Anh là điều quan trọng với người đi làm. Nhưng nên học tiếng Anh như thế nào?

Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn về lộ trình tự học tiếng Anh hướng tới IELTS - chứng chỉ được đánh giá cao nhất hiện nay.

Vì sao lại chọn IELTS?

Tiếng Anh cho người đi làm nói chung có thể lựa chọn là TOEIC, giao tiếp nhưng ở đây chúng tôi giới thiệu về IELTS bởi vì:

- IELTS là chứng chỉ đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh dựa theo 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Vì thế, có IELTS sẽ thể hiện được trình độ của bạn theo cả 4 kỹ năng. Vì thế bạn có thể đọc hiểu nội dung văn bản bằng tiếng Anh, Giao tiếp thông thạo và có thể viết tốt hơn so với việc bạn chỉ học Nghe - Đọc (TOEIC) hay chỉ Nói như giao tiếp.

- Khi có bằng IELTS, bạn không chỉ có cơ hội thăng tiến, làm việc trong công ty đa quốc gia ở trong nước mà còn có thể đi nước ngoài, mở rộng nhiều cơ hội hơn. Vì IELTS là yêu cầu bắt buộc khi muốn làm việc tại nhiều nước trên thế giới.

Đó chính là lý do xu hướng người đi làm chọn IELTS tăng mạnh thời gian qua (Xem kỹ hơn tại đây). Như chia sẻ của anh Anh Vũ - 7.5 IELTS hiện là quản lý tại công ty công nghệ Robert.

Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm

Nhưng đi làm bận rộn thì IELTS như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn điều này thì có thể tham khảo ngay hướng dẫn tự học và lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm để đạt tới level 5.0 hay 7.0 dưới đây nhé!

Nào bắt đầu, còn bây giờ bước vào lộ trình tự học IELTS, chúng ta nên chia thành 2 giai đoạn để hiểu rõ và tự học có kế hoạch hơn.

1. Giai đoạn tìm hiểu

2. Giai đoạn luyện đề theo 4 kỹ năng

Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm 1

Hãy đọc kỹ bài viết này nếu đây là điều bạn lo lắng

I. TÌM HIỂU VỀ TIẾNG ANH IELTS CHO NGƯỜI ĐI LÀM

Trước khi bước vào chặng đường chinh phục IELTS, bạn cần tìm hiểu kỹ, phải trang bị trước khi bắt đầu cuộc chiến khốc liệt để đạt điểm cao trong IELTS. Thực sự mà nói việc trang bị kiến thức là một hành trình khá dài và gian nan đòi hỏi sự kiên trì.

Có phải bạn đang chỉ biết IELTS bao gồm 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết.

Dưới đây là những thông tin quan trọng, trước khi học, các bạn nên search và tìm hiểu các thông tin về kỳ thi này. Nếu bạn còn chưa rõ thì hãy tham khảo theo link bài viết được chia sẻ chi tiết ở đây: IELTS là gì? Giải đáp tất tần tật về IELTS.

Những thông tin được cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ về kỳ thi này hơn.

Tiếp theo đó là thi thử để biết bản thân bạn đang ở band nào nhé. Từ đó tự bản thân bạn định hướng chọn lựa ôn luyện các kỹ năng như thế nào. 

Để thi thử, bạn có thể tham khảo top 5 nguồn thi thử IELTS online miễn phí hoặc thi trực tiếp với trải nghiệm thi thật cùng IELTS Fighter bằng cách đăng ký TẠI ĐÂY

Lộ trình học tiếng Anh cho người đi làm 2

II. CHIA THỜI GIAN VÀ KỸ NĂNG HỌC IELTS

Cũng giống như bạn muốn đi đánh trận thì phải cần rèn vũ khí, dàn trận và luyện tập cho tới ngày ra quân. 

Với IELTS, thường, các bạn có thể chọn cặp Reading + Listening trước. Vì đã đi làm nên thời gian có thể giới hạn nên bạn có thể sắp xếp thời gian vào buổi tối, học từ 9h - 12h tối mỗi ngày. Nên follow kỹ theo thời gian này.

Học IELTS không dễ nên kể cả tiếng Anh cho người đi làm cấp tốc nhanh từ nền tảng biết biết một chút kiến thức cũng khá là khó khăn trong nâng band điểm nếu bạn tự học một mình nha.

Sau khi tìm hiểu kỹ thông tin, các bạn hãy lập kế hoạch phân chia kỹ năng. IELTS Fighter khuyên bạn nên chia cặp kỹ năng ra học, Speaking + Writing, Reading + Listening.

Dưới đây sẽ là một số chia sẻ theo cách học từng kỹ năng từ lúc bắt đầu đến luyện đề, bạn tham khảo thêm luôn.

MẸO HỌC IELTS DÀNH CHO NGƯỜI ĐI LÀM

BULLET JOURNAL

Bên dưới là một trong những trang trong cuốn sổ của mình. Hàng ngày trước khi bắt đầu làm việc mình đều ngồi khoảng 5 phút để list ra những công việc mình sẽ làm hôm đó, việc này giúp mình keep track - theo sát mọi thứ.

Tương tự với việc học IELTS, đặc biệt với những người đi làm và ít thời gian như mình, các bạn nên đặt mục tiêu về mức điểm và phân chia thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Sau đó, chuẩn bị một công cụ để theo dõi tiến độ của bản thân mình, có thể là quyển sổ như mình hoặc một app điện thoại.

Việc ghi chép tiến độ hàng ngày như một lời nhắc nhở mình ngày nào cũng nhìn vào mục tiêu và nhìn vào tiến độ xem mình có hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra hay không. Và cảm giác sung sướng cực kỳ khi bạn được gạch đi một việc mà mình đã hoàn thành :3

Các bạn có thể tham khảo cách làm bullet journal đơn giản ở link sau:https://www.youtube.com/watch?v=nasMrmSumBU

hoặc app điện thoại:

Awesome Calendar Lite

Evernote

ĐỌC BẤT KỲ THỨ GÌ ĐƯỢC VIẾT BẰNG TIẾNG ANH

Mình có thói quen đọc to tất cả những gì mình nhìn thấy bằng tiếng Anh: từ chai nước, bánh xà phòng, chai dầu gội đầu cho đến những mẩu tin trên feed, những bài báo, sách truyện bằng tiếng Anh,...

Khi đọc to từng từ các bạn sẽ luôn aware - để ý đến phát âm của mình, và sẽ cố để đọc như thế nào cho chuẩn. Với những từ mới chỉ gặp 1,2 lần thì các bạn có thể bỏ qua và không tra phát âm và nghĩa từ đó, tuy nhiên nếu gặp lần thứ 3 thì chắc chắn cần phải tra vì đó sẽ là những từ mà bạn gặp rất nhiều về sau này đó :))

Ví dụ, sau mỗi bao bì đều có phần “How to use” - Cách sử dụng: và từ vựng trong phần này đều được viết thành các bước, giống như một bài Task 1 - Process phải không nào.

Mọi người hay cho rằng IELTS là tiếng Anh cao cấp, tuy nhiên IELTS lại lấy những kiến thức đi từ những điều rất đời thường, nên các bạn hãy tạo thói quen để ý tiếng Anh xung quanh mình nữa để trau dồi thêm nhé :D

LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ HỌC TIẾNG ANH

Một nguồn học tiếng Anh tuyệt vời mà nhiều khi các bạn đang bỏ quên đó là các mạng xã hội. Trong thời kỳ ôn thi IELTS, ngoài việc tìm đọc tài liệu thì mình cũng chủ động set ưu tiên những page có nội dung tiếng Anh hay, để khi vào facebook thì những nội dung này sẽ hiện ra đầu tiên.

Các bạn để ý cạnh nút Like page có nút Following, di chuột vào đó và click “See first” để những nội dung của page đầu tiên.

Có rất nhiều nội dung tiếng Anh hữu ích mà các bạn có thể tham khảo

Nas Daily - có sub tiếng anh, ngắn, nhiều thông tin hữu ích, dễ hiểu

9GAG - hài hước, vui, dùng nhiều tiếng Anh hiện đại

Reddit - nhiều topic thảo luận, kể chuyện, chia sẻ kinh nghiệm sống, âm nhạc, phim ảnh,...

… còn rất nhiều nữa tuỳ vào sở thích của các bạn nhé

Và một phần các bạn hay bỏ quên là phần Comments. Ở phần này rất nhiều người bản xứ tranh luận và bày tỏ ý kiến, các bạn sẽ pick up được rất nhiều từ vựng hay và có tính ứng dụng cao, bạn cũng sẽ hoc được các cấu trúc, mẫu câu, cách hành văn, thói quen sử dụng ngữ pháp của người bản xứ nếu đọc cmt. Vì vậy đừng quên lướt qua phần này nhé.

NÓI TIẾNG ANH MỘT MÌNH

Là một người có cơ hội được kinh qua 5 ngôn ngữ và được 8.0 Speaking, mình rút ra được key của việc nói giỏi chính là luyện tập hàng ngày. Rất nhiều người nói rằng vì xung quanh không có nhiều Tây hay không có nhiều người nói giỏi tiếng Anh nên không nói được, và điều này là hoàn toàn sai vì trước đây xung quanh mình toàn người học tiếng Trung và cũng chẳng có Tây để mình tiếp xúc.

Mình hay tự độc thoại bằng tiếng Anh, nói về những việc mình đã làm trong một ngày và nói về những cảm xúc của bản thân. Bước đầu, vì vốn từ ít ỏi nên mình không nói được nhiều.

Nếu đang nói mà bí từ thì ngay lập tức mình sẽ tra ngay bằng từ điển Việt - Anh, và sẽ luôn luôn check chéo lại một lần nữa để xem những từ đó đã đúng hay chưa và cách dùng khi đặt vào câu sẽ là như thế nào.

Các bạn có thể check lại bằng những website sau:

sentencedict.comludwig.com

Nhập cụm từ bạn muốn tìm, các trang sẽ hiện ra những câu có chứa từ cần tìm, từ việc đọc những câu ví dụ hiện ra, bạn sẽ nắm rõ hơn về cách dùng từ, cũng như ý nghĩa của từ

Và ngoài hai trang web trên thì bạn luôn có thể search ngay tại: google.com để ra kết quả nhé ;)

Luôn duy trì việc nói tiếng Anh hàng ngày giúp mình rèn phản xạ với tiếng Anh, và giúp mình tư duy và suy nghĩ bằng tiếng Anh, cực kỳ hữu ích cho phần Speaking.

NGHE VÀ SHADOWING

Mình tin rằng 90% các bạn đều đang sử dụng Youtube và đây cũng là một nguồn học Nghe và Nói vô cùng hiệu quả. Nhiều bạn hỏi học Nghe nguồn nào hiệu quả thì mình đều nhắc đến Youtube tuy nhiên mình không hay hướng dẫn các bạn một kênh cụ thể vì những kênh mình thích chưa chắc các bạn đã thích, vì vậy các bạn hãy tìm những kênh nước ngoài chia sẻ về thứ mà bạn quan tâm.

Ví dụ mình quan tâm đến thời trang và makeup, mình sẽ xem Vogue, Bestdressed,.... văn hoá Hàn thì mình xem của Korean English Man, vừa học tiếng Hàn vừa học tiếng Anh.

Và hiện tại trên Youtube, gần như chủ đề nào trong cuộc sống cũng đã có kênh thực hiện, nên các bạn không lo nhé. Tuy nhiên nghe xong để đấy thì chưa đủ. Hãy áp dụng phương pháp Shadowing, chọn ra những từ, hãy những đoạn mình thấy hay và làm theo những bước sau:

Bước 1: Nghe, để ý accent, phát âm, tông giọng của người bản xứ

Bước 2: Nghe và lặp lại đồng thời với video

Bước 3: Lặp lại và nghe check lại xem mình đã đúng chưa

… Các bạn có thể làm vậy đến khi nào mình nghe giống người bản xứ thì thôi

Làm như vậy các bạn sẽ:

- Cải thiện phát âm và giọng nói một cách nhanh chóng

- Cải thiện khả năng nghe

- Cải thiện vốn từ vựng

III. LỘ TRÌNH TỰ HỌC TIẾNG ANH IELTS 

1. Giai đoạn bắt đầu

Thời điểm này, bạn đã hiểu rõ các thông tin về IELTS qua bài đọc ở trên rồi đúng không?

Bây giờ bắt đầu xác định:

Nếu bạn mất gốc, hãy nắm rõ các thì trong tiếng Anh và luyện tập ghi nhớ. Bạn hãy học trước ngữ pháp cho chắc với 25 chủ điểm ngữ pháp đã được IELTS Fighter chia sẻ tại link.

Kết hợp trong quá trình học là 3000 từ vựng thông dụng nhất trong tiếng Anh. Kèm từ điển Cambridge hoặc collins...để dịch nghĩa và hiểu các từ vựng. 

Nếu bạn có ít nền tảng kiến thức về từ vựng, ngữ pháp nắm sơ lược thì bắt đầu vào luyện IELTS thôi.

IELTS Fighter đã biên soạn lộ trình các bài học online ngay tại đây, các bạn kết hợp song song để tự học nhé:

Lộ trình học online từ 0-5.0 IELTS

Lộ trình học online từ 5.0-6.5 IELTS

2. Giai đoạn luyện IELTS Reading + Listening

Tài liệu: Bạn có thể chọn bắt đầu với bộ Get Ready for IELTS với những kiến thức cơ bản nhất về IELTS 4 kỹ năng.

Link tải: DOWNLOAD FULL BỘ

Get Ready for IELTS

Bên cạnh đó, bộ sách Reading phù hợp cho bạn mới bắt đầu học là cuốn IELTS Reading Strategies for the IELTS Test (hay gọi tắt là cuốn chìa khóa) vì nó phân loại từng dạng Reading và bài tập cũng sát đề thi và có key answers đầy đủ.

Những dạng bài phổ biến được giới thiệu trong sách là: Matching Heading, Close (Completions), Multiple Choice, Summarizing (tóm tắt bài đọc), Yes/No/NotGiven. Tiếp tục bạn có cách luyện kỹ năng Scanning for Answer.

Link tải sách: TẠI ĐÂY

IELTS Reading Strategies for the IELTS Test

Listening bạn nên dùng cuốn chìa khóa Listening Strategies for the IELTS test, có thể mấy bài đầu bạn sẽ thấy nó khá dễ, nếu làm mà thấy chán quá hoặc không đủ thử thách thì có thể chuyển Complete IELTS.

Link tải sách: TẠI ĐÂY

Listening Strategies for the IELTS test

Bạn có thể dùng cuốn Complete IELTS band 4.0-4.5 nếu đã có band điểm kha khá rồi. Đây là bộ sách có đủ kiến thức và bài tập chuyên sâu cho IELTS nên khá là hay để học nhiều kiến thức.

Link tải sách: TẠI ĐÂY

Complete IELTS

Song song với làm 2 cuốn trên, bạn có thể kết hợp xem thêm những clip giải trí bằng tiếng Anh, ko có Vietsub để thử nghe và đọc Engsub xem có hiểu không.

Sau khoảng 1 - 2 tháng học 2 cuốn chìa khóa thì khá cơ bản là bạn đã học xong, cố gắng học đều mỗi ngày.

Sau đó bạn có thể học lên theo bộ Complete IELTS với các band 5.0 và 6.0. Cuốn The Official Cambridge Guide to IELTS có đủ kiến thức và cả luyện đề cũng rất hữu ích để học theo.

Link tải sách: TẠI ĐÂY

 The Official Cambridge Guide to IELTS

TIPS FOR READING

Lúc mới học Reading, có thể bạn thấy nản vì quá nhiều từ mới và làm sai rất nhiều, nhưng tích góp thành tips, có một số điểm mà IELTS Fighter khuyên bạn nên chú ý:

- Không dò hết tất cả các từ mới trong bài Reading - chỉ dò những từ xuất hiện nhiều lần và keywords.

- Dùng từ điển Anh-Anh, chỉ dùng Anh-Việt khi thật sự bí nghĩa.

- Không được mắc bẫy False/Not given, hãy thêm chữ “not” vào câu đó để không bị lừa. Nếu trái nghĩa thì chọn False, nếu không hoàn toàn trái ngược nghĩa/đối lập thì maybe là Not given.

- Thường những câu mang tính phủ đầu, chủ quan, như “all, everything, must,...” thì là Not Given (cái này mình thấy nhiều khi không đúng lắm)

- Không phải đọc câu đầu và câu cuối thì sẽ ra được nghĩa toàn bộ đoạn văn. Nên đọc hết nhưng chú ý hơn vào câu đầu và câu cuối. Hoặc hết giờ, không có thời gian đọc thì đọc câu đầu/cuối để ứng phó.

- Làm Headings thì hãy tỉnh táo và paraphrase mọi thứ.

- Bao giờ cũng phải canh thời gian trước khi đặt bút xuống làm bài Reading.

- Nên dùng bút chì 2B, không nên dùng bút chì bấm, để dễ tô đáp án luôn. Nếu kỹ hơn thì lúc đi thi thì có 1 cây bút chì riêng để tô đáp án, và ngòi bút chì phải mài hình chữ nhật sao cho thời gian tô đáp án là ngắn nhất.

- Những bạn nào chưa đeo đồng hồ thì nên tập đeo đồng hồ luôn.

- Không làm được câu nào bỏ câu đó liền, đừng níu kéo, đừng làm cố, cố quá quá cố, cuối giờ quay lại bảo đảm đầu óc sẽ khác.

- Tâm lý đọc cũng rất quan trọng các bạn ạ. Một người mới bắt đầu học Reading đọc với gánh nặng mình phải làm sao đúng hết, hiểu hết 100% với một người đọc không quá căng thẳng, vừa đọc vừa ngẫm, tâm lý không quá áp lực sẽ khác nhau hoàn toàn. Chưa kể từng dạng bài

- Reading bạn phải đọc và làm như thế nào, đọc keywords thôi, và khi nhìn đáp án thì đừng so sánh đáp án với đề bài, không có đâu :) tập paraphrase nhiều vào.

Khi học Listening, nếu thiếu vốn từ vựng, thậm chí còn dính rất nhiều bẫy listening cơ bản như Eight (8), A, H....thì hãy cố gắng nghe nhiều và luyện tập, thay đổi. 

TIPS FOR LISTENING

- Không phải audio nói cái gì là khoanh cái đó. Trong rất nhiều trường hợp câu hỏi có 4 đáp án thì cả 4 đáp án đều được đọc lên trong audio, không biết đâu mới là đáp án đúng.

- Nghe keywords thôi, đừng cố gắng nghe hết. Ví dụ Her name is Mary. thì có 2 thứ cần hiểu, “her” là ai, và cô đó tên là “Mary”.

- Như mình đã nói, khó quá thì bỏ. Tất nhiên sẽ có những từ mới trong audio nói mà mình không hiểu, do quá tập trung hiểu nghĩa từ đó là gì dẫn đến bị miss 1 đoạn phía sau. Thành ra không tìm thấy câu trả lời. Nên nếu gặp từ không biết thì bỏ qua, coi như nghe nước đổ đầu vịt cũng được, nghe tiếp đoạn tiếp theo xem người ta nói cái gì.

- Từ nào có “s” thì phải để ý kỹ, rất nhiều lần đáp án đúng nhưng thiếu ‘s’ thôi thì thành ra đáp án sai và mất điểm.

- Trong kỳ thi thật, “T” không phải là True mà “TRUE” mới là True :) tương tự phải ghi rõ là FALSE và NOT GIVEN chứ không phải “F” hay “NG”, không được ghi tắt.

- IELTS rất hay có những “bẫy” trong bài nghe để phân biệt điểm các band khác nhau. Dấu hiệu để nhận biết những trap này thường là “sorry”, “actually”, “oh, wait”, “no” v.v…

Ngoài ra, bên cạnh việc luyện tập đề thi, các bạn nên nghe và học từ những nguồn bên ngoài. Rất nhiều nguồn mà tự các bạn có thể tìm và thậm chí là đã áp dụng rồi, Ted Talk, American Shows, National Geographic, etc. (highly recommend nhé). Sau đó hãy tặng cho bản thân vài bài nhạc trước khi đi ngủ.

Một tips nữa mà các bạn có thể tham khảo là nghe nhạc tiếng Anh. Có 32 bài hát và cách học tiếng Anh hay bạn có thể tham khảo thêm tại link nhé!

3. Giai đoạn luyện Writing - Speaking

Sau khi trải qua những giai đoạn làm quen với Listening và Reading rồi, chắc hẳn bạn không thể chần chừ để học 2 kỹ năng còn lại đúng không?

Thực chất thì Listening và Reading là 2 kỹ năng thụ động, tức là mình đọc và nghe từ tài liệu, từ audio. Nhưng còn Speaking và Writing là hai kỹ năng chủ động. Mà chủ động thì nói thẳng ra người Việt của mình còn yếu.

Bằng chứng là theo thống kê điểm thi IELTS năm 2017 của IELTS.org thì điểm trung bình của Writing là thấp nhất (5.59), còn Speaking thấp nhì (5.71). 

Giai đoạn này là thời gian khá khó khăn, khi bạn đã hiểu về cấu trúc đề thi IELTS, cách làm bài Reading và Listening rồi, đồng thời phải học thêm Speaking và Writing, song song 4 kỹ năng cùng 1 lúc.

Đây là một bài toán time-management dành cho các bạn, phân bổ thời gian sao cho hợp lý không để kỹ năng nào bị đưa vào quên lãng nhé.

Writing và Speaking thì bạn có thể chọn 1 trong hai kỹ năng này trước. Ở đây, thuận lợi hơn có thể chọn Writing trước.

Vì sao?

Vì một phần nào đó Writing vẫn mang yếu tố thụ động, tức là học từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc rồi viết lên, chứ không chủ động hoàn toàn như Speaking.

Đối với các bạn bạn mới bắt đầu, từ mức độ cơ bản học Writing các bạn có thể tham khảo cuốn Hướng dẫn tự học Writing từ 0-7.0 của IELTS Fighter. Link review và tải sách: TẠI ĐÂY

Sách viết bằng tiếng Việt và hướng dẫn cực kỳ chi tiết cụ thể từng bước từng bước cho Task 1 chứ ko phải sample answers đưa cơm bưng nước rót như các cuốn sách khác.

Tiếp theo, bạn có thể xem Get Ready for IELTS như đã kể trên để hiểu đồng bộ về Writing.

Tài liệu tiếp theo đó là cuốn Academic Writing Practice for IELTS, link download sách và review chi tiết các bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

IELTS Fighter đã biên soạn khóa học IELTS Writing - Speaking online miễn phí, các bạn hãy học thêm để tạo nền tảng vững chắc nhé. Link khóa học: TẠI ĐÂY

TIPS HỌC WRITING

- Writing Task 1 bạn cần học thuộc từ vựng và cấu trúc câu để ứng dụng cho bài thi. Task 1 có những từ vựng và cấu trúc chung ví dụ những từ vựng chỉ xu hướng, chỉ số phần trăm, chỉ tỷ lệ thất nghiệp, độ tuổi, độ tăng lớn nhỏ của line trong biểu đồ, cấu trúc để viết introduction…

Tất cả đều có thể tìm thấy trên google hoặc cụ thể trên website của ielts-fighter. Ngay link: Từ vựng IELTS Writing task 1 toàn tập

- Cẩn trọng ngữ pháp. Lấy ví dụ khi bạn viết 1 câu ngữ pháp đơn giản, trong tầm tay, không sai lỗi vì câu đơn giản mà, giám khảo khi chấm sẽ chỉ consider là câu này có liên quan, mạch lạc, ý tứ chứ không gạch đỏ ngữ pháp.

Nhưng nếu cũng là câu đó, bạn dùng ngữ pháp cao cấp hơn, không biết đúng hay sai, chỉ thấy có vẻ “xịn sò” hơn và show off cho giám khảo thấy là mình biết cấu trúc này nè. Nhưng hóa ra lại sai ngữ pháp nên sẽ có một dấu đỏ ở đó vì lỗi sai. Nên hãy dùng những ngữ pháp nào mình thật sự chắc chắn nhé.

- Writing hãy đi đôi với Reading. Hãy đọc nhiều những bài mẫu, những bài viết trên mạng, trong sách, trong các nguồn tài liệu. Xem Writing band cao người ta hành văn ra sao, phát triển ý tứ như thế nào, mạch lạc câu từ như nào. Đọc và học nhé.

- Đồng ý là Writing nên dùng từ Academic, không phải từ ngữ văn phong như Speaking, nhưng đừng quá phô trương, cố gắng show off tất cả những từ vựng khó một cách gượng ép, không tự nhiên, không đúng ngữ cảnh, với mục đích show off từ vựng nhưng fail. Tất nhiên giám khảo đọc vào sẽ hiểu bạn có thật sự hiểu từ vựng đó hay dùng rất gượng ép.

- Đừng viết quá chắc chắn, có một điều chắc chắn là không có gì trên thế giới này chắc chắn cả, nên bài Writing vừa là một bài bạn đưa ra ý kiến cá nhân, vừa phải dựa vào những yếu tố khác như số liệu kiểm chứng (nếu có), cảm quan,... nên hạn chế dùng những từ vựng như always, definitely, surely, etc.

- Học nhiều từ vựng paraphrase để tránh lặp từ.

- Học linking words, học các cấu trúc ngữ pháp có thể dùng như câu bị động, các thì cơ bản, mệnh đề quan hệ, chuyển từ thành danh từ, chuyển thành từ trái nghĩa, phrasal verbs, collocation, etc.

Tips này có thể áp dụng cho Task 1 và Task 2 luôn nhé! 

Ở giai đoạn này, bạn có thể tập luyện đề Reading và Listening, đang tập viết hoàn chỉnh Writing Task 1 và tập làm Writing Task 2.

TIPS FOR IELTS SPEAKING

Với vốn từ vựng qua việc tập làm 3 kỹ năng trên và ngữ pháp qua thực hành Writing cũng đủ để học Speaking rồi đấy. Học Speaking thì bạn có thể chọn học theo topic. Và đi thẳng vào đề IELTS luôn. Tức là mỗi tuần học 1-2 đề Speaking.

Ví dụ topic Garbage nhé. Thứ tự học như sau (tất cả đều search trên google, sách speaking và youtube nhé), có thể áp dụng cho Part 1,3:

- Tìm danh sách từ vựng chủ đề Garbage.

- Học các từ vựng chủ đề Garbage (học phát âm, học cách dùng, học cấu trúc câu, học collocation, phrasal verb nếu có)

- Sau khi nắm chắc từ vựng, search tiếp các câu hỏi mẫu chủ đề Garbage (câu hỏi thôi không kèm đáp án nhé)

- Đọc câu hỏi, tự nói thử sương sương xem mình định triển khai ý gì trong đó, phần này tập trung vào ý tưởng hơn nhé.

- Search tiếp khoảng 3 - 4 sample answers cùng 1 câu hỏi trong chủ đề Garbage và học những thứ hay ho qua đó

- Tổng hợp lại những gì học được và tự xây dựng 1 bài Speaking Part 1

- Ghi âm lại và gửi cho giáo viên sửa lỗi hoặc tự nghe lại

- Tự sửa cho chính mình, sửa phát âm, lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp, etc.

Ví dụ: What do you do with the garbage when you’re on the street?

If there are no bins available nearby, I carry the garbage in my pocket or bag and throw it away wherever I find suitable disposal place. I seriously hate littering so I would never turn myself into a litterer.

Note lại trên giấy như sau: carry in my pocket, never turn myself, litterer.

Đồng ý là hơi mất thời gian nhưng “vạn sự khởi đầu nan”, mới học Speaking thì nên cẩn thận như thế thì sau này đỡ mất thời gian. Còn nếu ngay từ đầu bạn chọn cách học thuộc câu trả lời thì sau này bạn cũng sẽ học thuộc và mất dần tư duy triển khai ý tưởng cũng như ý bí tưởng, chưa kể bị tủ đè trong phòng thi. Nên giai đoạn đầu chịu khó một chút thì sau này sẽ dễ dàng hơn đấy!

Có một công thức khá hay học được từ IELTS Fighter đó là công thức AREA và áp dụng được cho mọi loại đề của Part 2. Những bạn nào đã biết công thức này rồi, mình sẽ triển khai thêm vài ý để bạn áp dụng hiệu quả hơn. Còn với những bạn nào chưa nghe qua AREA, hãy cùng mình tìm hiểu nào.

A: Answer (Trả lời) ; R: reason (Lý do) ; E: example (Ví dụ) ; A: Alternatives (Đưa ra câu trái nghĩa, không bắt buộc phải có)

Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo ra công thức riêng, thêm 1 E, giảm A, thêm 1 R… Tùy thuộc vào ý bạn muốn triển khai và đề bài.

Ví dụ:

Speaking Part 2: Describe a time when you had to change your mind or plan.

Đề bài: Miêu tả một thời điểm bạn phải thay đổi suy nghĩ hoặc kế hoạch.

(A) Answer: …. the first thing pops up in my mind is the time I had to cancel my plan for…..

(E) Example: It was the last summer, in July….

I was responsible for planning in general and divided the shopping for each person. We bought mainly processed food such as….. Everyone was so excited because……

(R)Reason: However, the day before the trip, we watched weather forecast on TV and it said that it would rain heavily for the next three days.

(E) Example: I didn’t want to cancel the trip at all but I had to tell everyone to stay at home to be safe. We couldn’t go ……. Instead, we decided to have another plan, that was……. Thought at first, we were quite disappointed since we couldn’t go on a trip together, but then we realized….. that we will never forget.

Như các bạn thấy bài mẫu trên không có Alternative, và có tới 2 examples. Nhưng không ảnh hưởng đến tính mạch lạc trong bài nói đúng không nào? Học công thức AREA, tự sáng tạo ra những bài nói và công thức riêng để áp dụng Speaking Part 1,3 luôn nhé! Thinking out of box!

Sau khi đã học theo lộ trình trên, chắc chắn bạn đã có được nền tảng kiến thức vững và chỉ cần master để nâng cao hơn. Việc lấy điểm cao ở kỹ năng Nghe - Đọc dễ hơn nên có thể tập trung ôn luyện đề.

Còn Write và Speak thì học tập trung hơn để không kỹ năng nào dưới 6.5. Mình nói thật chứ Read với Lis 8.0 9.0 là quá tốt nhưng Write mà 8.0 9.0 là mình siêu ngưỡng mộ luôn ớ

Từ khóa » Tự Học Ielts Cho Người đi Làm