Hướng Dẫn Tự Kiểm Tra Lỗi Và Sửa Chữa ổn áp Tại Nhà - Fushin
Có thể bạn quan tâm
Ổn áp là thiết bị điện quan trọng trong hệ thống điện gia đình. Với vai trò ổn định điện áp và cấp nguồn cho các thiết bị dùng điện khác. Ổn áp luôn trong tình trạng hoạt động 24/24 nên trong quá trình vận hành sẽ không tránh khỏi những sự cố và hỏng hóc xảy ra. Khi máy xảy ra sự cố sẽ gây gián đoạn, ảnh hướng đến toàn bộ hệ thống điện gia đình. Chính vì vây, việc người dùng có thể tự kiểm tra và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng sẽ hạn chế được tình trạng này. Ổn áp Fushin sẽ hướng dẫn các bạn tự kiểm tra và sửa chữa ổn áp khi gặp những lỗi đơn giản.
Làm thế nào tự kiểm tra và sửa chữa ổn áp tại nhà?
Hướng dẫn bảo dưỡng và sửa chữa máy biến áp
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số lỗi cơ bản, nguyên nhân và cách khắc phục nhanh nhất giúp bạn có thể tự sửa chữa ổn áp tại nhà mà không cần phải mang đến trung tâm bảo hành.
1 Giới thiệu về ổn áp2 Một số lỗi và sự cố thường gặp3 Nguyên nhân gây hư hỏng ổn áp4 Các bước kiểm tra và sửa chữa ổn áp khi gặp sự cố5 Tổng hợp một số lỗi cơ bản và cách khắc phục6 Dịch vụ sửa chữa ổn áp, biến áp chuyên nghiệp Quang Ninh
Giới thiệu về ổn áp
Ổn áp là thiết bị điện có chức năng ổn định điện áp để cấp nguồn cho các thiết bị dùng điện khác trong hệ thống.
- Phân loại: Có 2 loại ổn áp phổ biến là: ổn áp 1 pha và ổn áp 3 pha
- Cấu tạo: Về cơ bản một máy ổn áp có cấu tạo gồm 5 phần chính
- Vỏ máy: Được làm bằng kim loại và được phủ sơn tĩnh điện, có chức năng bảo vệ máy. Mặt trước thường được gắn đồng hồ, đèn báo và thông số kĩ thuật. Mặt sau có các cọc đấu điện áp vào và ra.
- Cuộn dây đồng (biến áp xuyến): Là phần có giá trị lớn nhất của một máy ổn áp. Đây là phần quyết định đến công suất của máy.
- Bo mạch điều khiển: Là bộ phận có nhiệm vụ giữ cho điện áp đầu ra luôn ổn định.
- Hệ thống chổi than: là phần gắn với moto điều khiển có nhiệm vụ quét trên bề mặt cuộn dây đồng để giữ điện áp ra ổn định ở mức 220v. (Khi điện áp đầu ra cao hay thấp hơn 220v thì mạch điều khiển sẽ cấp nguồn điện 12v cho moto điểu khiển chổi than hoạt động).
- Hệ thống bảo vệ quá áp, quá tải. Role, contacto
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu cung cấp sản phẩm ổn áp trên thị trường. Một số thương hiệu uy tín có thể kể đến như Ổn áp Fushin, Ổn áp Lioa,Ổn áp robot.... Hầu hết các loại ổn áp này đều có nguyên lý hoạt động giống nhau nên bài viết này có thể áp dụng để kiểm tra và sửa chữa ổn áp các loại.
Một số lỗi và sự cố thường gặp
- Điện áp đầu vào không phù hợp với dải điện áp của máy- Máy không có điện áp ra - Máy mất tác dụng ổn áp (điện áp ra cao hơn hoặc thấp hơn 220V )- Máy bị cháy cuộn dây- Máy phát ra tiếng ồn lớn khi hoạt động- Máy có hiện tượng rò rỉ điện( gây nguy hiểm ) - Aptomat của máy sập thường xuyên - Khi máy hoạt động có hiện tượng phóng tia lửa điện bên trong máy- Điện áp ra chập chờn, lúc có lúc không.
Một số nguyên nhân gây hư hỏng ổn áp
- Không thực hiện bảo dưỡng máy trong quá trình sử dụng, máy hoạt động trong thời gian dài nên dính bụi bẩn hoặc sử dụng trong môi trường ẩm ướt- Lỗi linh phụ kiện, hư bo mạch điều khiển, moto, đồng hồ, CB, các cọc của máy....- Máy không hoạt động trong thời gian dài.- Vị trí đặt máy ẩm thấp và nhiều bụi bẩn - Dây nguồn đấu nối không phù hợp với công suất máy - Thực hiện đấu nối dây sai - Nguồn điện vào không phù hợp - Máy chạy quá tải trong thời gian dài
Các bước kiểm tra và sửa chữa ổn áp khi gặp sự cố:
- Kiểm tra và vệ sinh tổng thể máy và các cọc nối điện đầu vào, đầu ra. Phải đảm bảo có nguồn điện vào ở hai đầu cọc (input) của máy.
- Kiểm tra CB ( aptomat) của máy có hoạt động không. Nếu còn hoạt động phải đảm bảo đóng ngắt bình thường, khi mở CB lên phải có điện,
- Kiểm tra đồng hồ, đèn báo còn hoạt động không?
- háo máy kiểm tra quận dây có bị cháy, nám đen hay không? Nếu cuộn dây bị cháy nên thay ổn áp mới vì chi phí cuốn lại cuộn dây khá cao.
- Kiểm tra hoạt động của moto điều khiển và chổi than, Moto phải quay được 2 chiều tốt bằng cách lấy nguồn 12V DC cấp cho mo tơ, sau đó đảo dây ngược lại moto sẽ quay ngược lại.
- Kiểm tra bo điều khiển có hoạt động không. Nếu bo mạch còn hoạt động sẽ cấp nguồn 12V cho motor 12V DC sẽ quay
- Kiểm tra dây dẫn điện vào và ra có phù hợp với công suất của máy không? (Đối với máy có công suất 1KVA thì chọn dây dẫn có tiết diện 1mm2 là phù hợp)
Trên đây là các bước cần kiểm tra khi ổn áp gặp sự cố. Để sửa chữa ổn áp hiệu quả bạn cần phải có các thiết bị chuyên dụng như: như đồng hồ đo và các phụ kiện hỗ trợ sửa chữa.
Tổng hợp một số lỗi cơ bản và cách khắc phục:
- Ổn áp không có điện ra:
- Biểu hiện: Các đèn báo ở mặt trước của máy không sáng, đồng hồ báo không hoạt động
- Nguyên nhân và cách khắc phục: + Aptomat chưa được bật: Tắt các phụ tải đầu ra và bật aptomat của máy + Máy chưa được cấp nguồn điện: Kiểm tra dây dẫn và cọc điện đầu vào nếu bị oxy hóa cần vệ sinh và thực hiện đấu nối lại dây cấp nguồn. Đảm bảo hai cọc vào phải có điện.
- Máy hoạt động không ổn định, thường xuyên bị tắt:
- Biểu hiện: Đèn báo màu đỏ ở mặt trước của máy sáng lên, máy bị nhảy aptomat liên tục.
- Nguyên nhân và cách khắc phục: + Máy bị quá tải, aptomat tự động cắt điện để bảo vệ quá tải: Tắt bớt tải cho máy và bật lại aptomat + Điện áp đầu vào quá cao hoặc quá thấp: Kiểm tra và cấp lại nguồn điện đầu vào phù hợp.
- Điên áp ra chập chờn, không ổn định:
- Biểu hiện: Các thiết bị sử dụng nguồn điện cấp từ ổn áp hoạt động chập chờn, không đạt hiệu suất định mức
- Nguyên Nhân và cách khắc phục: + Các mối nối có tiếp xúc điện không tốt: Kiểm tra, vệ sinh các mối nối ở điện áp đầu ra. Đảm bảo các mối nối đủ chặt và có tiếp xúc tốt.
- Máy bị rò rỉ điện:
- Biểu hiện: Máy vẫn hoạt động bình thường nhưng khi chạm tay vào vỏ máy có hiện tượng bị giật
- Nguyên nhân và cách khắc phục: + Máy bị rò điện cảm ứng: Kiểm tra và đấu nối lại dây tiếp địa của vỏ máy với đất. + Máy bị chạm mát: Kiểm tra các mối nối điện đầu vào và ra có chạm vào vỏ máy không, phải đảm bảo các đầu dây không chạm chập vào vỏ máy. + Máy hoạt động trong môi trường ẩm thấp: Kiểm tra lại vị trí đặt máy có ẩm thấp hay không? Nên đặt máy ở những vị trí thoáng mát ít bụi bẩn.
Trên đây là những bước kiểm tra sơ bộ và hướng dẫn sửa một số lỗi cơ bản thường gặp của ổn áp. Nếukhông tự khắc phục sửa chữa được được hãy mang ổn áp đến trung tâm bảo hành gần nhất để được bảo hành, sửa chữa ổn áp chuyên nghiệp nhất.
Dịch vụ sửa chữa Ổn áp, Biến áp chuyên nghiệp Quang Ninh
Quang Ninh là "đại lý phân phối độc quyền" các sản phẩm Ổn áp, máy Biến áp Fushin chất lượng cao. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm chất lượng của các thương hiệu khác như Lioa, Robot, Hanshin….Với đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết. Đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa ổn áp, máy biến áp chuyên nghiệp của Quang Ninh. Quý khách có thể đem sản phẩm hư hỏng tới các trung tâm của chúng tôi. Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, sửa chữa, thay thế linh kiện chính hang, chất lượng với giá hợp lý nhất.
Lưu ý:- Khi chọn mua các sản phẩm ổn áp, máy biến áp quý khách hàng nên lựa chọn những thương hiệu uy tín và chất lượng như Fushin, Lioa, Robot…. Để hệ thống hoạt động ổn định và ít gặp lỗi trong quá trình sử dụng. - Để được tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ về ổn áp, biến áp nhanh nhất vui lòng liên hệ hotline 0902 562 589
Từ khóa » Cách đấu Dây ổn áp Hanshin
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Ổn Áp Robot HanShin 5KVA, 8KVA, 10KVA ...
-
Cách đấu Lắp ổn áp Tự động Cho Những Ai Chưa Có Và Mọi Người Cần ...
-
Hướng Dẫn Lắp đặt ổn áp- Sử Dụng ổn áp Cho Hiệu Quả - YouTube
-
Cách Đấu Ổn Áp Để Sử Dụng Nguồn Điện 100V Cho ... - YouTube
-
1 Ổn Áp Hanshin Có Tốt Không? Đánh Giá Ổn Áp Hanshin
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Ổn Áp Robot HanShin 5KVA ... - Dangthanhvinh
-
3 Pha, Thùy Dương Chuyên Bo Mạch ổn áp Hanshin - Biến áp
-
Hướng Dẫn Sửa ổn áp Các Loại, Cty Thùy Dương Sửa ổn áp 1 Pha Và ...
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Và Lắp đặt ổn áp Lioa, Fushin, Robot....
-
Giúp Em Về ổn áp Hanshin - Dien Tu Viet Nam
-
Hướng Dẫn Lắp đặt ổn áp 3 Pha Lioa,Fushin, Robot
-
Dùng ổn áp Có Tốn điện Không?
-
Ổn áp Hanshin 10KVA 1 PHA (đứng) | VINACOMM