Hướng Dẫn Tự May Rèm Cửa Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Khi chúng ta bước vào một căn nhà và nhìn lên những bộ rèm cửa chúng ta đã có thể đánh giá được khả năng thẩm mỹ của chủ nhân. Chính vì vậy việc bạn đặt may hoặc tự may một bộ rèm cửa là rất quan trọng. Ngày nay nhu cầu sử dụng rèm cửa kiểu ô rê đang trở nên phổ biến bởi tính tiện dụng cũng như tạo độ lượn sóng đều đẹp giúp căn nhà trở nên mềm mại và sang trọng hẳn lên.
Chúng ta chuẩn bị vải may rèm và mua vải với chiều rộng gấp 2.5 lần chiều rộng của một bộ rèm đã hoàn thiện. Hiện nay trên thị trường rèm mành thì khổ vải chủ yếu rộng 2.8m nên chỉ may được rèm cao 2.7m hoặc xấp xỉ. Đối với những bộ rèm có chiều cao hơn thì phải nối vải. Tuy nhiên nên thiết kế những bộ rèm treo cửa sổ có chiều cao từ 2.5m đến 2.7m là đẹp nhất.
Dụng cụ cần để may bao gồm: máy may, bàn là, thước đo, phấn may, kéo cắt vải, ghim sắt kẹp giữ vải,…
Bước 1: Là trước vải cho thẳng. Dùng thước đo chiều rộng vải cần dùng sau đó cắt bỏ phần vải thừa đi. Rèm Ô rê thường được gập mí dưới 7cm, gập mí trên 3cm. Cứ căn theo kích thước đó thì ta cắt đi phần vải còn thừa theo chiều cao khổ.
Ví dụ muốn may rèm vải cửa sổ cao 2.5m thì chiều cao vải cần = 2.5m + gập mí dưới 0.07m + 0.03m + gập mí trên 0.03m = 2.63m. Như vậy ta cắt bỏ vải đi = 2.8m – 2.63m = 0.17m
Bước 2: Ta may gập mí bên trái và bên phải rèm. Bề rộng gập mí mỗi bên khoảng 2cm. Như vậy ta cần dùng phấn đánh dấu 2cm từ mép ngoài và đánh dấu tiếp 2cm nữa để gập mí. Đường chỉ may sẽ chạy dọc sọc kẻ 4cm cách mép vải ngoài cùng. Chúng ta có thể dùng bàn là là trước mép để may cho dễ dàng.
>> Xem thêm rèm cửa gỗ, rèm sáo
Bước 3: Ta may gập mí phía trên và mí phía dưới rèm.
Mí phía dưới rèm rộng tầm 7cm, phần vải gập vào tầm 3cm. Sau đó dùng máy may chạy một đường cách chân vải kém 7cm là ok. Chúng ta có thể là trước vệt gấp để may cho dễ dàng.
Mí phía trên rèm ta gập 3cm sau đó dùng dải mếch màu trắng rộng 10cm để đặt vào vệt gấp và may đè lên vải nhằm tạo độ cứng và độ lượn sóng đều đẹp cho rèm.
>> Xem thêm rèm cửa cuốn
Bước 4: Chia ô rê và đục lỗ.
Số lượng lỗ ô rê phải là chẵn vì ta sẽ móc hai lỗ ô rê lại với nhau. Khoảng cách 2 lỗ ô rê cùng 1 cặp tầm 18cm, khoảng cách giữa 2 cặp ô rê từ 14cm-16cm. Tim lỗ ô rê ngoài cùng cách mép vải tầm 7cm.
>> Xem thêm màn cửa roman
Ta lấy ví dụ như may rèm rộng 1.5m thì số lượng vải cần lấy = 1.5m * 2.5 lần = 3.75m dài theo khổ vải. Sau khi may gập mí hoàn thiện hai bên thì chiều rộng vải còn lại = 3.75m – 0.02*2 = 3.71m.
Sau khi xác định 2 lỗ ô rê ngoài cùng thì khoảng cách từ lỗ ô rê ngoài cùng đầu này tới lỗ ô rê ngoài cùng đầu kia = 3.71m – 0.07m*2 = 3.57 m
Số cặp ô rê = ước tính 11 cặp * 0.18m = 1.98m
Khoảng cách giữa các cặp ô rê = (3.57m – 1.98m) / (11 cặp ô rê – 1) = 0.159m = 15.9cm nằm trong phạm vi 14cm-16cm nên đạt yêu cầu rem dep cho phong khach
Sau khi xác định được vị trí đục lỗ ô rê ta dùng ô rê trơn đặt lên và dùng bút chì khoanh tròn làm dấu. Tiếp theo ta dùng kéo cắt tròn lỗ ô rê hoặc dùng máy đục lỗ ô rê để đục.
Khuyên ô rê có cấu tạo gồm 3 phần: phần ô rê vân ra mặt ngoài, phần ô rê trơn vào mặt trong, phần nhựa trong nằm giữa 2 ô rê. Miếng nhựa trong có tác dụng liên kết nối giữ 2 ô rê để tạo độ chun, độ lượn sóng.
>> Xem thêm rem phong ngu
Sau khi đã đục xong lỗ và chuẩn bị xong các miếng ô rê thì ta lắp ô rê vào lỗ theo thứ tự các miếng ô rê như đã phân tích ở trên. Dùng tay ấn nhẹ để cho ô rê gắn chắc chắn. Sau đó ta ghép 2 miếng nhựa trắng cảu 2 ô rê gần nhau để tạo độ chun lượn sóng.
Bước 5: May tay vén.
Tay vén có tác dụng treo giữ rèm ra 2 bên cho gọn. Hiện nay trên thị trường cũng có các loại tay vén bán sẵn với nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể may tay vén từ vải thừa may rèm có tác dụng như một bộ rèm cửa trang trí.
Chiều dài tay vén tầm 60cm, chiều rộng tầm 7cm. Hình thù tay vén hơi lượn cong tạo nét thẩm mỹ.
Chúng ta cắt miếng vải có hình thù hơi cong với chiều dài tầm 65cm, chiều rộng tầm 16cm. Sau đó may gập một đường may cách mép tầm 1cm cho miếng vải tạo thành hình ống sau đó đảo lộn lại và và dùng bàn là ép cho đường chỉ nằm giữa là tạo nên một chiếc tay vén xinh xắn.
Để thiết kế treo tay vén vào tường ta cũng cần có móc vén. Móc vén là một dải vải có bề rộng 1.5cm uốn tạo thành hình móc và được may luồn vào hai đầu tay vén và được dấu gọn gàng tạo thẩm mỹ đẹp.
Việc may tự một bộ rèm ô rê vào những ngày nghỉ thật dễ dàng với những phụ kiện may rèm cửa phải không quý vị. Nếu quý vị cảm thấy khó khăn hãy liên hệ với rèm cửa Xuân Phương để được tư vấn nhiệt tình hơn.
Màu sắc chính là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kiến trúc của một căn hộ, nhờ tác dụng...
Xem thêmMột chiếc rèm cửa ngoài tác dụng điều tiết ánh sáng, cản nhiệt giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ...
Xem thêmRèm cửa Hà Tĩnh được sử dụng như một vật trang trí, làm đẹp và phù hợp với nhiều không...
Xem thêmNgày nay rèm vải với xu hướng ngày càng đơn giản được sử dụng rộng rãi hơn, khách hàng có...
Xem thêm Dịch Vụ Cung Cấp Menu MenuTừ khóa » Cách đục Lỗ Rèm Cửa
-
CÁCH MAY RÈM ORE/RÈM XỎ KHOEN/RÈM ĐỤC LỖ ĐƠN GIẢN
-
Cách Đóng Khoen Rèm Cửa - YouTube
-
Hướng Dẫn Tự Lắp Lỗ Treo Rèm Cửa - Rèm Vải - YouTube
-
Hướng Dẫn May Rèm Cửa Ore đẹp Tự Làm Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Cách May Và Tính Rèm Vải Ore đục Lỗ đơn Giản Nhất
-
Bộ đục Lỗ Tròn Làm Khoen Ore Màn Cửa Loại Tốt | Shopee Việt Nam
-
Cách Chia Lọn Cho Các Kiểu Rèm đục Lỗ, định Hình, Xếp Ly Thông Thường
-
Hướng Dẫn Cách May Rèm Cửa Ore đẹp Bạn Dễ Dàng Làm được Tại Nhà
-
Cách May Rèm Cửa Ore Xỏ Khoen Đơn Giản Tại Nhà - BTaskee
-
Rèm Cửa Không Đục Lỗ Rèm Ngăn Cách Điều Hòa Lối Đi Rèm Vải ...
-
[CHỌN SIZE] Rèm Cửa Dán Tường Không Cần Khoan đục Lỗ
-
72 Mẫu Rèm đục Lỗ Khắc LAZE đẹp - Rèm Huy Anh
-
Rèm Vải đục Lỗ Ore Tự động - EASYTECH CORPORATION