HƯỚNG DẪN VẼ HÌNH KHỐI CƠ BẢN - ART TREE
Có thể bạn quan tâm
Một trong những bước đầu tiên làm quen với bộ môn hình họa đó là việc vẽ hình khối cơ bản. Trong khuôn khổ của bài viết này, ART TREE sẽ giới thiệu cách dựng hình & lên bóng sáng tối các khối : Khối Vuông, Lục Giác, Trụ, Cầu. Để hiểu rõ cấu trúc cũng như cách phân tích nguyên lý sáng tối dựa vào cấu tạo vật thể.
Mục lục bài viết
- KHỐI LẬP PHƯƠNG
- Cách dựng khối
- KHỐI LỤC GIÁC
- KHỐI CẦU
- KHỐI TRỤ
- Đăng ký học thử miễn phí
KHỐI LẬP PHƯƠNG
Đây là khối cơ bản không thể bỏ qua trong suốt quá trình rèn luyện kĩ năng căn bản. Trong không gian hai chiều, khối lập phương được gọi là hình vuông. Trong không gian ba chiều, ngoài chiều ngang và chiều cao, khối lập phương còn có chiều sâu. Sở dĩ đây là khối cơ bản của hội họa vì nó thỏa mãn đẩy đủ các tiêu chí về các chi tiết, sự dễ dàng trong quan sát vật thể và đó là khối nền tảng của các khối phức tạp hơn.
Cách dựng khối
Bước 1:
– Căn bố cục giữa. Sử dụng que đo hoặc ngắm đầu bút chì để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy.
– Quan sát diện bên trái & bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa.
– Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa của khối lập phương, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).
– Khi có tỉ lệ cần thiết nhất, vẽ cấu trúc khối lập phương ra rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy phác ra bóng đổ của khối.
Bước 2:
– Sử dụng chì nhạt để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần.
– Luôn chuốt nhọn đầu chì vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.
Bước 3:
– Tăng dần độ đậm nhạt, sáng tối. Sử dụng quy luật viễn cận “gần rõ – xa mờ”
Bước 4:
– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.
– Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.
KHỐI LỤC GIÁC
Khối lục giác là bài tập tiếp theo của khối lập phương, với tính chất & tỉ lệ hơi khác một chút, nhưng khối lục giác và khối lập phương khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành tiền đề của bất kì vật thể nào sau này trong không gian. Lưu ý là các vật thể trong không gian lại có rất nhiều hình dạng phức tạp, nếu không vững kiến thức căn bản sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản vì không hiểu cấu trứ bên trong của vật mẫu.
Cách dựng
Bước 1:
– Căn bố cục giữa. Sử dụng que đo hoặc ngắm dầu bút chì để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy.
– Quan sát diện bên trái & bên phải & diện giữa, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp hai cạnh ở giữa ngăn rõ chu vi của ba diện.
– Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, hai cạnh giữa của khối lục giác, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).
– Khi đã có tỉ lệ cần, vẽ cấu trúc khối lục giác rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy có thể vẽ bóng đổ của khối.
Bước 2:
– Sử dụng chì nhạt B để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).
– Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.
– Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.
Bước 3:
– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.
Bước 4:
– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.
– Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.
– Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.
KHỐI CẦU
Khối cầu là một trong hai khối quan trọng nhất của khối cơ bản, cùng với khối lục giác, khối cầu là cơ sở tạo hình cho rất nhiều vật thể phức tạp. Hiểu rõ cấu trúc cũng như cách phân tích nguyên lý sáng tối dựa vào cấu tạo vật thể sẽ giúp học viên dễ dàng hơn trong việc diễn tả khối tròn sau này.
Cách dựng
Bước 1:
– Căn bố cục cân đối, sau đó dựng khung hình vuông ra, trong đó khối cầu nằm vừa vặn trong khung hình ấy. Từ đấy ta dựng trục dọc & trục ngang chia khung hình thành bốn phần bằng nhau.
– Từ khung hình vuông & trục dọc, trục ngang được xác định đầy đủ, ta vẽ đường cong dựa vào cạnh ngoài của từng ô vuông nhỏ.
– Sau khi dựng hình xong hình tròn, xác định mặt elip với tâm là giao điểm của trục dọc & trục ngang để tạo độ sâu, hình thành nên khối cầu.
Bước 2:
– Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản , ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần.
– Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.
Bước 3:
– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.
Bước 4:
– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.
KHỐI TRỤ
Trong không gian có hai dạng khối, đó là khối tròn & khối phẳng. Khối trụ chính là dạng khối tròn của khối lục giác. Vì vậy cấu trúc của khối trụ cũng giống hệt khối lục giác, tính chất thì chỉ khác đi một chút.
Cách dựng
Bước 1:
– Cách dựng hình khối trụ giống hệt khối lục giác, đầu tiên ta quan sát mẫu xem tỉ lệ của chiều nào nhỏ hơn chiều nào, ta ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn, sau đó so sánh qua tỉ lệ còn lại, từ đấy chấm ra 4 điểm dựa trên tỉ lệ mà ta vừa so sánh, phác ra khung hình chữ nhật thể hiện kích thước của khối trụ.
– Lưu ý vẽ trục dọc của khối trụ vào, trục dọc là trục thẳng đứng, vuông góc với mặt đất & chia khối trụ ra làm hai phần bằng nhau.
– Sau đó ta lấy chiều sâu của mặt đỉnh so sánh với chiều ngang của khối trụ, phác ra chiều sâu của mặt đỉnh. Từ mặt đỉnh ta vẽ ra mặt đáy có kích thước lớn hơn mặt đỉnh một chút.
– Có được các tỉ lệ cần thiết, ta phác ra cấu trúc khối trụ, vẽ mặt đỉnh & mặt đáy vào, từ đấy xác định được bóng đổ của khối
– Phác đường cạnh bàn để phân chia không gian đứng & không gian nằm nhằm mục đích vẽ nền sau này.
Bước 2:
– Phân diện cho khối trụ giống như khối lục giác, nheo mắt lại để phác ra chu vi của các diện sáng – mờ – tối theo vật mẫu.
– Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần.
Bước 3:
– Bắt đầu tăng đậm sắc độ các diện sáng tối.
– Ở bước này để tạo độ cong cho khối khỏe hơn, nên phân tích & đưa khối về dạng vạt mảng, tức là khối lục giác, để đan nét cho đúng chiều của diện.
– Khi khối cong đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nếu vẫn còn hơi cứng, ta chuốt chì nhọn vừa phải, vờn nhẹ vùng đỉnh khối để giảm bớt độ gắt từ đỉnh khối chuyển dần qua diện mờ.
Bước 4:
– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.
Để tìm hiểu chuyên sâu hơn về các kiến thức hội họa, học viên vui lòng tham khảo khóa học sau: Lớp luyện thi đại học mỹ thuật, luyện thi mỹ thuật kiến trúc Khối H-V
Nếu bạn là một người có năng khiếu vẽ cũng như yêu thích bộ môn mỹ thuật thì đừng ngần ngại để lại những thông tin của mình cho Xưởng nghệ thuật Art Tree dưới đây để được tư vấn, học thử và đánh giá năng lực miễn phí tại một trong các cơ sở của Xưởng. Art Tree hiện đang là một trong những trung tâm mỹ thuật hàng đầu, tiên phong tại Việt Nam trong lĩnh vực giảng dạy mỹ thuật tích hợp kỹ năng mềm với các lớp vẽ cho trẻ em, người lớn và luyện thi khối H-V.
>>> Xem thêm: Các mô hình khóa học của Xưởng nghệ thuật Art Tree
Đăng ký học thử miễn phí
Tiến gần hơn đến hành trình khai phá đam mê hội họa chỉ với 1 bước điền thông tin!
*Lựa chọn cơ sởHào Nam - HNTây Hồ - HNMỗ Lao, Hà Đông - HNThường Tín - HNThủ Đức - HCMHọc Online *Lựa chọn lớp vẽLớp vẽ Gieo Hạt (4-6 tuổi)Lớp vẽ Ươm Mầm (6-12 tuổi)Lớp vẽ Phát Triển (10-15 tuổi)Lớp MC nhí (7-15 tuổi)Lớp vẽ Truyện tranh (7 tuổi trở lên)Lớp thiết kế thời trang (8-16 tuổi)Lớp tư duy sáng tạo (7 tuổi trở lên)Lớp ôn thi khối H, VLớp vẽ người lớnTừ khóa » Cách Vẽ Sáng Tối
-
Cách đánh Bóng Khối Khi Vẽ Tranh Bằng Bút Chì đơn Giản - Unica
-
Gợi ý Cách đánh Bóng Khối Khi Vẽ Tranh Bằng Bút Chì
-
Hướng Dẫn Cách Vẽ đậm Nhạt Bằng Bút Chì Dễ Nhất - An Lộc Việt
-
Cách Vẽ Nét Và Cách đan Nét Chì - MyThuatMS
-
Hướng Dẫn đánh Bóng Sáng Tối Trong Hình Họa Chì - Zest Art
-
Cách Đánh Bóng Bằng Bút Chì Khi Vẽ Các Dạng Hình Khối Cơ Bản
-
Cách Vẽ Sáng - Tối Lớn Môn Đầu Tượng [DoArt] - YouTube
-
Hướng Dẫn Cách đánh Bóng Trong Vẽ Chì- Hình Họa Căn Bản
-
Do Art Hướng Dẫn Vẽ Manga: Sáng Tối Chân Dung
-
Gợi ý đánh Bóng Khối Khi Vẽ Tranh Bằng Bút Chì. - Dhung.w
-
10 Phút Hướng Dẫn Đan Nét Nhanh Dành Cho Người Mới Bắt Đầu
-
HƯỚNG DẪN VẼ CHÂN DUNG BẰNG BÚT CHÌ PHẦN 2 - CÁCH ...
-
Các Bước Vẽ Khối Cầu Đúng Chuẩn - Mỹ Thuật Art Land