HƯỚNG DẪN VẼ HÌNH KHỐI CƠ BẢN - ART TREE

Một trong những bước đầu tiên làm quen với bộ môn hình họa đó là việc vẽ hình khối cơ bản. Trong khuôn khổ của bài viết này, ART TREE sẽ giới thiệu cách dựng hình & lên bóng sáng tối các khối : Khối Vuông, Lục Giác, Trụ, Cầu. Để hiểu rõ cấu trúc cũng như cách phân tích nguyên lý sáng tối dựa vào cấu tạo vật thể.

Mục lục bài viết

Toggle
  • KHỐI LẬP PHƯƠNG
    • Cách dựng khối
    • KHỐI LỤC GIÁC
    • KHỐI CẦU
    • Đăng ký tham dự Workshop "Lời Thương Tặng Mẹ" - Xưởng nghệ thuật Art Tree
    • KHỐI TRỤ
  • Đăng ký học thử miễn phí

KHỐI LẬP PHƯƠNG

Đây là khối cơ bản không thể bỏ qua trong suốt quá trình rèn luyện kĩ năng căn bản. Trong không gian hai chiều, khối lập phương được gọi là hình vuông. Trong không gian ba chiều, ngoài chiều ngang và chiều cao, khối lập phương còn có chiều sâu. Sở dĩ đây là khối cơ bản của hội họa vì nó thỏa mãn đẩy đủ các tiêu chí về các chi tiết, sự dễ dàng trong quan sát vật thể và đó là khối nền tảng của các khối phức tạp hơn.

Cách dựng khối

Vẽ hình khối cơ bản

Bước 1:

– Căn bố cục giữa. Sử dụng que đo hoặc ngắm đầu bút chì để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy.

– Quan sát diện bên trái & bên phải, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp cạnh giữa.

– Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa của khối lập phương, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).

– Khi có tỉ lệ cần thiết nhất, vẽ cấu trúc khối lập phương ra rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy  phác ra bóng đổ của khối.

Bước 2:

– Sử dụng chì nhạt để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần.

– Luôn chuốt nhọn đầu chì vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.

Bước 3:

– Tăng dần độ đậm nhạt, sáng tối. Sử dụng quy luật viễn cận “gần rõ – xa mờ”

Bước 4:

– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.

– Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

KHỐI LỤC GIÁC

Khối lục giác là bài tập tiếp theo của khối lập phương, với tính chất & tỉ lệ hơi khác một chút, nhưng khối lục giác và khối lập phương khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành tiền đề của bất kì vật thể nào sau này trong không gian. Lưu ý là các vật thể trong không gian lại có rất nhiều hình dạng phức tạp, nếu không vững kiến thức căn bản sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản vì không hiểu cấu trứ bên trong của vật mẫu.

Cách dựng

Vẽ hình khối cơ bản

Bước 1:

– Căn bố cục giữa. Sử dụng que đo hoặc ngắm dầu bút chì để đo tỉ lệ chiều cao tổng & chiều ngang tổng, so sánh chúng với nhau (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), rồi chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy.

– Quan sát diện bên trái & bên phải & diện giữa, diện nào nhỏ hơn (ưu tiên lấy tỉ lệ nhỏ hơn làm chuẩn), so sánh chúng với nhau để phác ra tiếp hai cạnh ở giữa ngăn rõ chu vi của ba diện.

– Khi đã có điểm cao nhất, điểm thấp nhất, cạnh trái, cạnh phải, hai cạnh giữa của khối lục giác, ta dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh bằng cách đo chiều sâu của diện đỉnh so sánh với bất kì diện trái hay phải của khối (ưu tiên so sánh diện đỉnh với diện nào nhỏ hơn).

– Khi đã có tỉ lệ cần, vẽ cấu trúc khối lục giác rõ ràng để xác định mặt đáy, từ mặt đáy có thể vẽ bóng đổ của khối.

Bước 2:

– Sử dụng chì nhạt B để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).

– Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.

– Có thể vẽ nền ngay từ đầu trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối xong vẽ nền vào sau cũng được. Chú ý đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.

Bước 3:

– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

Bước 4:

– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.

– Để đảm bảo sắc độ được tăng giảm – điều chỉnh đúng cách, nên tập thói quen để bài ra xa, đặt bài vẽ dưới mẫu nhằm so sánh trực tiếp, như vậy ta sẽ dễ nhìn ra lỗi sai của mình hơn để chỉnh sửa kịp thời.

– Sắc độ của mặt nền nằm không nên để quá sáng mà phải hơi trầm xuống, nhằm tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.

KHỐI CẦU

Khối cầu là một trong hai khối quan trọng nhất của khối cơ bản, cùng với khối lục giác, khối cầu là cơ sở tạo hình cho rất nhiều vật thể phức tạp. Hiểu rõ cấu trúc cũng như cách phân tích nguyên lý sáng tối dựa vào cấu tạo vật thể sẽ giúp học viên dễ dàng hơn trong việc diễn tả khối tròn sau này.

Cách dựng

Vẽ hình khối cơ bản

Bước 1:

– Căn bố cục cân đối, sau đó dựng khung hình vuông ra, trong đó khối cầu nằm vừa vặn trong khung hình ấy. Từ đấy ta dựng trục dọc & trục ngang chia khung hình thành bốn phần bằng nhau.

– Từ khung hình vuông & trục dọc, trục ngang được xác định đầy đủ, ta vẽ đường cong dựa vào cạnh ngoài của từng ô vuông nhỏ.

– Sau khi dựng hình xong hình tròn, xác định mặt elip với tâm là giao điểm của trục dọc & trục ngang để tạo độ sâu, hình thành nên khối cầu.

Bước 2:

– Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản , ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần.

– Để ý chì luôn chuốt nhọn vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.

Bước 3:

– Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.

Bước 4:

– Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt. Độ đậm của đỉnh khối qua mặt mờ & từ mặt mờ đến mặt sáng nên chuyển độ càng êm càng tốt, vẫn luôn phải thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối nhằm đảm bảo vẫn giữa được độ cong của vật thể.

Giới thiệu sự kiện Workshop 20/10 mang tên: “Lời Thương Tặng Mẹ”.Đây là buổi workshop ý nghĩa được Xưởng tổ chức nhằm kỷ niệm ngày 20/10, thông qua sự kiện này, Xưởng nghệ thuật Art Tree mong muốn mang đến các bạn học sinh từ 4 – 15 tuổi những phút giây ý nghĩa bên người thân và đặc biệt là mẹ khi có thể cùng nhau tham gia các hoạt động như vẽ và cắt dán thiệp tặng mẹ,… thông qua sự hướng dẫn tận tình của các thầy, cô có chuyên môn của Xưởng. Sự kiện Workshop được diễn ra vào lúc 19:30 phút đến 21:30 phút ngày 19/10/2024 tại Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao quận Tây Hồ (số 691 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội). Gửi thông tin đăng ký ngay để nhận được những ưu đãi cũng như biết thêm thông tin chi tiết về chương trình!

Đăng ký tham dự Workshop "Lời Thương Tặng Mẹ" - Xưởng nghệ thuật Art Tree

Tiến gần hơn đến hành trình khai phá đam mê hội họa chỉ với 1 bước điền thông tin!

Từ khóa » Cách Vẽ đậm Nhạt Bằng Bút Chì Lớp 7