Hướng Dẫn Về Quy định Kê Biên để Thi Hành án đối Với Nhà ở Duy Nhất

Để biết được nhà ở duy nhất có bị kê biên không thì đầu tiên cần lý giải được kê biên là như thế nào? Trong trường hợp nào thì tài sản sẽ thuộc diện bị kê biên?

Kê biên tài sản là Biện pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với bị can, bị cáo (hình sự) mà theo quy định của luật có thể bị phạt tiền hoặc đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (dân sự).

Chấp hành viên tiến hành để kê khai, ghi lại từng loại tài sản, giao cho chủ tài sản hoặc thân nhân bảo quản, cấm việc tẩu tán, phá hủy nhằm đảm bảo cho việc xét xử, thi hành bản án và các quyết định của cơ quan nhà nước được thuận lợi, đúng pháp luật.

Trong trường hợp tài sản là căn nhà duy nhât thì có bị kê biên hay không?

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Khoản 1 Luật thi hành án dân sự 2008 26/2008/QH12, được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 và Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án dân sự 2008 thì thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày (kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án). Hết thời hạn 10 ngày mà người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Đồng thời, việc kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 95 Luật thi hành án dân sự 2008 thì:

Việc kê biên nhà ở là nơi ở duy nhất của người phải thi hành án và gia đình chỉ được thực hiện sau khi xác định người đó không có các tài sản khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án đồng ý kê biên nhà ở để thi hành án.

Từ những quy định trên, cơ quan thi hành án có quyền kê biên căn nhà duy nhất là nơi ở của người phải thi hành án và gia đình  để thi hành án nếu người đó không có tài sản nào khác hoặc có nhưng không đủ để thi hành án.

BAN BIÊN TẬP - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THÁI

Từ khóa » Kê Biên La Gi