Hướng Dẫn Vệ Sinh Tháp Giải Nhiệt Chi Tiết Nhất - Điện Máy Yên Phát

Bắt tay vào vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ không bao giờ thừa thãi, giúp thiết bị chạy ổn định, tránh hư hỏng, tắc nghẽn. Nhiều người tiếp xúc với tháp hằng ngày nhưng không biết cách vệ sinh từ đâu, cần bao nhiêu công đoạn mới bền đẹp từ trong ra ngoài? Ở bài viết sau, Yên Phát sẽ giới thiệu nhanh 8+ bước đơn giản nhất, ai cũng làm được.

1. Lý do phải vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ

Tại các xí nghiệp lớn, tháp giải nhiệt luôn phải “cày” liên tục, lưu thông điều hòa lượng lớn không khí. Vậy nên, cặn bẩn bám vào hệ thống là điều không tránh được. Lớp cặn này tích tụ lâu ngày sẽ tạo các mảng cứng, kéo giảm khả năng làm mát của thiết bị.

Ngoài ra, hệ thống tuần hoàn khí khép kín 100% của công cụ này cũng tạo cơ hội· để nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi tràn lan.

tháp giải nhiệt bị nấm mốc, rong rêu

Việc dọn rửa công cụ định kỳ với các bước “chuẩn” nhất sẽ giúp tháp sạch sẽ, vận hành trơn tru hơn, tránh hỏng hóc.

XEM THÊM: Tháp tản nhiệt Tashin

2. Chi tiết 8 bước trong quy trình vệ sinh tháp tản nhiệt

Quy trình dọn rửa tháp sẽ được tiến hành với các công đoạn bên dưới đây. Cần kiểm tra kỹ rong rêu, bùn cặn, không được lơ là bỏ qua bất kỳ bước nào.

2.1. Vệ sinh vỏ tháp, thân tháp

Vỏ và thân thiết bị thường được gia công bằng sợi thủy tinh cao cấp, kháng mòn. Cách vệ sinh như sau:

  • Lấy nước, hóa chất rửa xịt kín hết vỏ và thân bồn.
  • Dùng giẻ lau liên tục lên bề mặt để loại bỏ cặn, bụi bám, tơ nhện quanh tháp.

Vệ sinh vỏ tháp

2.2. Xử lý cáu cặn bên trong tháp

Hiện nay, có 2 cách trừ khử cáu cặn trong tháp được xài nhiều nhất là hóa chất hoặc máy móc, mỗi phương án sẽ có mặt lợi - hại riêng. Đầu tư máy sẽ hơi hao tốn kinh phí lúc đầu, nhưng về lâu dài sẽ đỡ tiền mua hóa chất, đảm bảo độ sạch cho nguồn nước.

  • Đổ hóa chất hoặc đưa máy vào trong tháp, xả cho hết rong rêu, cặn bẩn.
  • Dựa theo độ dày của lớp cặn, bùn lắng. lặp đi lặp lại thao tác dọn rửa tới khi sạch.

Xử lý cáu cặn trong tháp giải nhiệt

2.3. Xả hết hóa chất sau tẩy rửa

Sau khi làm sạch trong lẫn ngoài tháp thì tới khâu xả thải. Tuyệt đối không đưa thẳng ra ngoài, phải trung hòa hoặc lọc trước.

  • Trước hết xả hóa chất, nước bẩn ra ngoài, gom lại để tiến hành xử lý.
  • Nhúng quỳ tím để thử nồng độ có vượt mức không. Dùng bazo hoặc 1 vài hợp chất có pH thấp để trung hòa bớt.

Kiểm tra độ ph của nước

2.4. Thay, bổ sung dầu bôi trơn

Kiểm tra dầu bôi trơn ở cánh quạt, motor, tấm tản nhiệt bị cô đặc lại hay không. Có thể nhấn ON cho chạy thử, nếu tiếng ồn lớn, không êm thì nên thay mới hoặc đổ thêm.

  • Xả hết dầu cũ, lấy giẻ lau muội than đen đóng quanh mép van, các chỗ cần bôi trơn.
  • Chuẩn bị bình dầu mới tương thích với tháp vào, nhấn cho tháp vận hành để kiểm tra lại.

Kiểm tra dầu cánh quạt

2.5. Làm sạch ống phân chia nước

Ống chia nước đảm nhiệm vai trò cung cấp nguồn nước cho hệ thống làm mát, xài lâu không dọn dễ đóng cặn, rong rêu làm kẹt nghẽn.

  • Đầu tiên khéo léo tháo rời ống khỏi tháp.
  • Lấy khăn, giẻ làm sạch cặn bẩn trong rêu đóng ở trong, nếu quá cứng thì xài chất tẩy.
  • Xả nước 2 - 3 đợt cho sạch hẳn, canh chỉnh đúng góc độ rồi lắp ống lại chỗ cũ.

2.6. Bảo dưỡng motor, cánh quạt

Motor tháp thường có chạy rất mạnh, nếu thấy giảm hiệu suất thì có thể gặp trục trặc hoặc quá cũ cần thay mới. Nếu xài lâu, motor cũng đóng bụi, kẹt rác nhưng thường nên chỉ cần dọn dẹp, loại sạch bụi là hoạt động trơn tru như cũ.

Bảo dưỡng motor

Cánh quạt phải xoay không ngơi nghỉ để lưu chuyển hơi nóng, kết hợp với nước làm mát tháp nên cực dễ đóng bụi. Tuy nhiên, do đặc thù chất liệu nhựa hoặc nhôm nên khi bảo dưỡng có thể xối rửa trực tiếp, hoặc lấy khăn lau chùi cực nhanh.

2.7. Xịt rửa tấm tản nhiệt Filling

Đối với tấm tản nhiệt Filling được thiết kế như tấm lưới. Có nhiều khe ngách bám bẩn khó chùi rửa bằng tay thì phải xịt bằng máy, hóa chất.

  • Pha hóa chất tẩy và đổ vào tấm Filling, lưu ý chọn loại không độc hại.
  • Xịt máy bơm cao áp vào các khe ngách để loại bỏ bụi bẩn.

Xịt rửa tấm tản nhiệt

2.8. Chạy thử nghiệm sau làm sạch

Sau các công đoạn vệ sinh ở trên, trước khi xài tiếp phải cho chạy thử nghiệm để kiểm tra kết quả, có sai lỗi còn khắc phục kịp thời.

  • Mở và vặn chỉnh lại các van xả nước trong tháp.
  • Kiểm tra thử các phao nước còn xài được không.
  • Nghe thử âm thanh tháp vận hành xem có ồn, linh kiện có rung lắc sau khi dọn rửa không.
  • Đo mức nhiệt nước trước và sau khi làm sạch có biến động không, phải mát hơn mới được.
  • Check các linh kiện bôi thêm dầu đã trơn tru chưa.
  • Xem các đường dây dẫn trong tháp có được nối lại đúng vị trí không.

Nếu tháp chạy ổn định, hiệu suất cao, làm mát nhanh thì toàn bộ các bước dọn dẹp đã thành công. Nếu xài thường xuyên phải thực hiện 3 - 6 tháng/ lần để đảm bảo độ bền lâu dài nhất.

XEM THÊM: Sự cố tháp tản nhiệt

3. Những điều cần lưu tâm khi vệ sinh tháp làm mát nước

Nhằm giúp công đoạn dọn rửa tháp làm mát có hiệu suất cao nhất, trong khi thực hiện cần lưu tâm vào một số điều sau đây:

3.1. Ngắt điện áp trước khi bảo trì

Ngắt kết nối nguồn trước khi đổ hóa chất, phun xịt nước để không gây chập mạch hoặc tai nạn nguy hiểm.

Ngắt điện áp trước khi bảo trì

Khi cần cho chạy lại tháp thì phải đợi ráo sạch hết nước mới cắm chuôi nguồn, nối đúng vị trí ban đầu để công cụ vận hành.

3.2. Chọn lựa hóa chất tương thích

Mỗi bộ phận, từng dòng tháp làm mát khác nhau sẽ tương thích với hóa chất riêng. Nên chọn cho đúng để tránh hao mòn, gây hỏng hóc thiết bị.

chọn hoá chất thích hợp

Đặc biệt nên ưu tiên các dòng chất tẩy ít mùi, không độc hại để đảm bảo an toàn cho người dọn rửa.

3.3. Cần lượng nước vừa đủ để hòa tan hóa chất

Mỗi loại chất tẩy rửa sẽ có khuyến cáo pha chế riêng, không nên quá đặc hoặc quá lỏng sẽ kéo giảm hiệu suất làm sạch.

Trước khi pha nước, nên xem xét kỹ hướng dẫn, trộn từ từ tới mức vừa đủ là xong. Không nên xài nhiều hóa chất rất lãng phí.

hoà tan hoá chất với nước

3.4. Lắp đường ống với bồn trung gian

Tiến hành lắp đường ống với bồn trung gian để tạo thành vòng tuần hoàn khép kín 100%, chất tẩy rửa sẽ châm thẳng vào đường nước tới tháp.

Sau đó, chất tẩy sẽ được chuyển tuần hoàn lên đỉnh tháp, xả xuống thân, dọn rửa sạch sẽ toàn bộ công cụ, đỡ tốn sức hơn nhiều.

Với quy trình các bước vệ sinh tháp giải nhiệt từ A - Z được Yên Phát chia sẻ trên đây, bạn có thể “xắn tay” nhanh chóng. Thực tế tháp làm mát xài lâu sẽ bị hao mòn, bám bụi, công đoạn vệ sinh sẽ giúp giữ hiệu suất ổn định, các linh kiện tháp giải nhiệt chạy bền hơn hẳn.

Từ khóa » Bồn Giải Nhiệt