Hướng Dẫn Vẽ Tượng Vạt Mảng Căn Bản Góc Chính Diện

  1. TẠI SAO PICS VIẾT BÀI HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN?
    1. Nếu chỗ các bạn không có Tượng Vạt Mảng như trong hình của PICS thì làm thế nào?
    2. Vậy lợi ích và tầm quan trọng của việc vẽ Tượng Vạt Mảng căn bản như thế nào hả PICS?
    3. HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN GÓC CHÍNH DIỆN
      1. Bước 1: DỰNG HÌNH
      2. Bước 2: LÊN SÁNG / TỐI LỚN
      3. Bước 3: TĂNG ĐẬM PHẦN TỐI
      4. Bước 4: VẼ NỀN VÀ CÁC MẶT CÒN LẠI
    4. Liên hệ ngay với PICS qua các mạng xã hội khác nhé mọi người:
TẠI SAO PICS VIẾT BÀI HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN?

Lại một mùa thi nữa trôi qua! Vậy là lứa học trò cũ đã đậu hết và PICS lại đón lứa học trò mới.

Mỗi năm như vậy là dịp để cập nhật lại các kiến thức cơ bản cho phù hợp.

Do đó, đây cũng chính là dịp để PICS viết mới lại bài “Hướng Dẫn Vẽ Tượng Vạt Mảng Căn Bản” cho các bạn học viên lứa mới xem.

Tác giả bài viết hướng dẫn: Họa sỹ Nguyễn Hoàng Long

Mà khoan đã, Tượng Vạt Mảng là tượng nào? Các bạn đã biết hết chưa ta?

HÌNH CHỤP TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN

Hình chụp Tượng Vạt Mảng Căn Bản tại PICS Studio.

Nếu chỗ các bạn không có Tượng Vạt Mảng như trong hình của PICS thì làm thế nào?

  • Các bạn nên download hình mà PICS chụp tượng ở các góc khác nhau để vẽ, hoặc các bạn có thể vẽ trực tiếp bằng cách đặt mua tượng qua các cửa hàng họa cụ, hoặc đơn giản hơn nữa là đặt mua tượng bằng cách nhắn tin qua facebook Ms. Thiên Nữ Băng Nhi tại ĐÂY để Ms. Nhi mua tượng giúp cho các bạn.
  • Tượng Vạt Mảng vốn có nhiều tượng khác nhau nhưng tượng như PICS chụp hình là phổ biến nhất, ngoài ra tượng như PICS chụp còn có phiên bản đế thấp hơn. Các bạn nhớ quan sát Tượng Vạt Mảng ở chỗ mình học có gương mặt như thế nào để đối chiếu với tượng mà PICS ví dụ nhé tại bài hướng dẫn mà PICS viết dựa trên tượng này.
GÓC NỬA MẶT HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG PICS STUDIOGÓC 2 PHẦN 3 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG PICS STUDIOGÓC 3 PHẦN 4 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG PICS STUDIO

Vậy lợi ích và tầm quan trọng của việc vẽ Tượng Vạt Mảng căn bản như thế nào hả PICS?

Dĩ nhiên là rất quan trọng rồi!

  • Tượng Vạt Mảng là phần nối tiếp của khối kỷ hà căn bản, cả một cái đầu tượng là tập hợp của tất cả các khối căn bản mà các bạn đã được học.
  • Chưa kể đây lại là tượng có tỷ lệ ngũ quan chuẩn, khi đã nắm được tỷ lệ chuẩn, dựa vào đó ta có thể điều chỉnh chút đỉnh để vẽ nên các hình dạng chân dung khác nhau.
  • Sau khi kết thúc phần khối căn bản các bạn nên vẽ tượng trước khi vẽ chân dung người vì tượng bất động không nhúc nhích như người, thời gian đầu bạn sẽ dễ làm quen với việc đo và căn tỉ lệ hơn nhiều so với việc lên vẽ chân dung ngay.
  • Tượng Vạt Mảng đơn giản các diện trên gương mặt lại vừa đủ để các bạn nghiên cứu chứ chưa đẩy quá sâu về vấn đề giải phẫu chân dung.

Giờ ta bắt đầu thôi!!!

HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN GÓC CHÍNH DIỆN

Góc chính diện là góc dựng hình đơn giản nhất dành cho các bạn mới học vẽ tượng (chân dung người cũng vậy).

Trước khi bắt đầu vẽ, các bạn phải ôn lại tỷ lệ góc chính diện một chút đã.

HƯỚNG DẪN TỈ LỆ TƯỢNG VẠT MẢNG

PICS có viết một bài viết ghi cụ thể cặn kẽ hơn về công thức tỷ lệ Tượng Vạt Mảng, bạn nào chưa biết hoặc chưa xem có thể xem tại ĐÂY.

Các bạn đã nhớ lại hết chưa nào? Giờ thì mình bắt đầu nhé.

Bước 1: DỰNG HÌNH

BƯỚC 1 HƯỚNG DẪN TƯỢNG VẠT MẢNG.

BƯỚC 1 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG.

  • Lưu ý một chút về vấn đề bố cục, các bạn đang vẽ góc chính diện nên tìm điểm để phác trục dọc chia đôi tờ giấy ra làm hai rồi mới vẽ nhé. Hai vị trí đỉnh đầu và đáy bệ không nên vẽ sát mép giấy mà nên chừa ra một đoạn dài cỡ ba đốt ngón tay (các bạn có thể ướm ngón tay trỏ của mình vào giấy để xác định), trong đó khoảng cách từ mép giấy đến đỉnh đầu nhỏ hơn khoảng cách từ mép giấy tới đáy bệ một chút.
  • Sau khi áp dụng công thức để chia tỷ lệ mặt tượng theo chiều dọc, các bạn dựa vào tỷ lệ chiều dọc để đi tìm tỷ lệ chiều ngang của tượng (phần này các bạn nên đo và so sánh cho chính xác vì chiều ngang mặt tượng vẽ không khéo sẽ bị quá hẹp hoặc quá rộng).
  • Sử dụng các nét phác đậm dành cho các chỗ đỉnh khối thuộc diện tối và những chỗ lõm vào trên tượng (đỉnh khối là những chỗ giao nhau giữa hai phần sáng-tối).
  • Ngoài việc áp dụng công thức để tìm tỷ lệ tượng, các bạn cũng nên sử dụng thêm phương pháp dóng trục nhằm so sánh các vị trí ngũ quan với nhau để vẽ không bị lệch trục nghen. Góc chính diện thì trục dọc vuông góc mặt đất còn trục ngang thì song song mặt đất, xác định dễ hơn nhiều so với góc nghiêng.
  • Dựng bài ra xa để quan sát so sánh bài vẽ với mẫu nha mọi người! Đừng ôm khư khư bài vẽ bên cạnh mình. Dựng hình mà sai đánh bóng có thần-sầu-ảo-diệu cách mấy đi nữa bức vẽ vẫn xấu, vẫn bị điểm thấp đó.

Bước 2: LÊN SÁNG / TỐI LỚN

BƯỚC 2 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG.

BƯỚC 2 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG.

  • Dựng hình xong là các bạn có thể tả bóng sáng tối được rồi ha. Có một vấn đề cần phải lưu ý là tả bóng sáng tối để đi thi đại học các bạn nhớ phải ĐAN NÉT nhé. “Tại sao phải đan nét?”, “Đan nét có bao nhiêu kiểu?”… PICS đã có viết bài viết như vậy, các bạn có thể xem tại ĐÂY.
  • Bước này không cần phải làm gì nhiều, chỗ nào là phần tối các bạn cứ dùng chì lên độ hết vùng đó (phần tối bao gồm hai diện đó là diện tối và bóng đổ, để nhìn thấy phần tối của một tượng các bạn nên nheo mắt lại là thấy rõ nhất, tượng nào tương phản sáng / tối mạnh quá thì không cần nheo mắt cũng thấy rõ phần tối rồi haha)
  • Chỉ phủ hết sắc độ cho phần tối là xong, nhớ nhé các bạn. Ở bước này không nên tham tả chi tiết quá mà dẫn đến một lỗi gọi là “vẽ cục bộ”, lỗi này rất nguy hiểm đối với các bạn mới học! Có một số thuật ngữ cơ bản các bạn nên biết trước khi đi học vẽ, các bạn có thể xem tại ĐÂY.

VÍ DỤ NHEO MẮT NHÌN SÁNG TỐI LỚN TRÊN TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN

VÍ DỤ NHEO MẮT NHÌN SÁNG TỐI LỚN TRÊN TƯỢNG VẠT MẢNG CĂN BẢN

Bước 3: TĂNG ĐẬM PHẦN TỐI

BƯỚC 3 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG.

BƯỚC 3 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG.

Việc nheo mắt lại nhìn sáng-tối có phải điều đó giúp bạn rất nhiều trong việc tả bóng phần tối đúng không nào? Các bạn mới thường hay loay hoay không biết đánh bóng bắt đầu từ đâu thì đó chính là bí quyết dành cho các bạn đó.

  • Bước hai ta nheo mắt để tả bóng phần tối sao cho đậm hơn phần sáng để chúng tách nhau ra, còn ở bước này, các bạn vẫn phải tiếp tục nheo mắt để so sánh các sắc độ với nhau, mục đích là để tăng đậm phần tối lên cho đúng cách. Vì độ đậm trong một diện thay đổi liên tục theo công thức gần rõ – xa mờ nên các bạn phải để ý trên tượng trong diện tối và bóng đổ chỗ nào gần mình thì tăng đậm lên.
  • Vẫn phải đan nét nha các bạn, đừng tô chì nha!
  • Ở bước này các bạn bắt đầu vẽ nền được rồi đó. Do tượng thạch cao màu trắng nên nền có xu hướng đậm hơn tượng sẽ giúp tượng nổi khối hơn, các bạn có nghĩ lý do tại sao PICS lại đặt tượng màu trắng phía trước tấm vải màu xanh đậm hơn tượng không nè?

TĂNG ĐẬM NHỮNG CHỖ GẦN

TĂNG ĐẬM NHỮNG CHỖ GẦN (XIN LỖI CÁC BẠN PICS VẼ MŨI TÊN HƠI XẤU).

Bước 4: VẼ NỀN VÀ CÁC MẶT CÒN LẠI

BƯỚC 4 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG.

BƯỚC 4 HƯỚNG DẪN VẼ TƯỢNG VẠT MẢNG.

  • Sau khi đã hoàn thiện phần tối, các bạn chỉ cần vẽ bổ sung phần sáng vào là xong (phần sáng bao gồm các diện còn lại là diện sáng và diện mờ, trong đó diện sáng mình có thể để trắng giấy để tăng độ tương phản với diện tối, vẽ phần sáng tức là vẽ mặt mờ là chủ yếu). Đừng để bị nhầm lẫn giữa diện sáng và diện mờ nha các bạn! Nhiều bạn hay để hai diện đó bằng độ nhau như vậy là sai đó.
  • Giờ thì các bạn phải tích cực chạy lên gần tượng, dựng bài vẽ xuống dưới bàn đặt tượng để so sánh bài vẽ của mình với mẫu tiếp nè. Nhiều bạn bị ngại hay làm biếng sao ấy PICS cũng không hiểu nữa, cứ ôm khư khư bài vẽ của mình cắm cúi vẽ là không được đâu! Dựng bài vẽ gần tượng sau đó quay lại chỗ ngồi của mình để so sánh bài mình với mẫu là cách tốt nhất để các bạn phát hiện ra lỗi sai của mình.
  • Nhớ chuốt chì liên tục để đan nét toàn bộ bài vẽ của mình. Chỗ nào lỡ đè tay lên bài vẽ làm mất nét thì cũng phải đan nét chồng lên nha!
  • Bước trên PICS có nói vẽ nền có xu hướng đậm hơn tượng nhưng vẽ nền đừng để bị đậm đều quá. Nên vẽ nền đậm ở các góc sát tượng thôi, ra xa tượng nền nên nhạt dần đi, dĩ nhiên tuy độ đậm của nền càng xa tượng thì càng nhạt dần đi nhưng vẫn phải đậm hơn tượng.

Vậy là kết thúc bài viết hướng dẫn vẽ Tượng Vạt Mảng rồi đó! PICS chúc các bạn sẽ vẽ tốt tượng này! Nếu có gì còn thắc mắc các bạn có thể comment vào phần bên dưới nhé, PICS sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Hãy đăng ký ngay khóa học “Luyện Vẽ Thi Khối V-V1” tại PICS bằng cách gọi vào số HOTLINE: 070 592 1147 (Ms.Nhi) hoặc inbox vào FB PICS Studio nếu các bạn cảm thấy hứng thú với PICS.

Xem thông tin khóa học tại ĐÂY.

Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ PICS nếu các bạn thấy nó hay và hữu ích nha!

Liên hệ ngay với PICS qua các mạng xã hội khác nhé mọi người:

Facebook Youtube Pinterest

? Để đăng ký học vẽ, vui lòng liên hệ: ? HOTLINE: 070 592 1147 (Ms. Nhi) hoặc 085 850 7273 (Mr.Long) để được tư vấn miễn phí. ? Địa chỉ: 4/12 đường số 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức

[mailmunch-form id=”813938″]

Từ khóa » Cách Vẽ đầu Tượng Vạt Mảng