Hướng Dẫn Về Việc Giám Sát Ca Bệnh, điều Chỉnh định ... - Cdcthaibinh

1. Ca bệnh giám sát (ca bệnh nghi ngờ) một trong các trường hợp sau:

          - Là F1 hoặc người có yếu tố dịch tễ và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 (sốt. ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, giảm hoặc mất khứu giác, đau, nhức đầu, tiêu chảy, khó thở, viêm đường hô hấp).

          -  Là người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 nhưng không phải các trường hợp sau:

         + Không có 02 lần liên tiếp xét nghiệm dương tính (lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) và không có yếu tố dịch tễ.

        + Không phải là F1.

        + Không có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19.

        2.Ca bệnh xác định (F0) là một trong số các trường hợp sau:

         - Người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR.

          - Là F1 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

          - Là người có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS- CoV-2.

        - Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp với vi rút SARS-CoV-2 (lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1).

        3.Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau:

          - Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể…) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

          - Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

         - Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0.

          - Người trực tiếp chăm sóc, khám điều trị F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ nhân (PPE).

         Thời kỳ lây truyền của F0 được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT≥30.

      4. Xác định khỏi bệnh và xuất viện đối với các trường hợp F0

         4.1.Đối với F0 đơn thuần

          - Được xác định khỏi bệnh và xuất viện khi đảm bảo các điều kiện sau:

         + Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 03 ngày trở lên.

          + Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện.

          - Người bệnh sau khi ra viện cần tại nhà và tự theo dõi trong 07 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 380C ở 02 lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế sở để thăm khám và xử trí kịp thời.

        -Tuân thủ thông điệp 5K

        4.2.Đối với F0 có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo

          - Bệnh nhân được xác định khỏi bệnh và xuất viện khi đảm bảo các điều kiện sau:

          + Các triệu chứng lâm sàng của bệnh COVID-19 hết trước ngày ra viện từ 03 ngày trở lên.

         + Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính với vi rút SARS-CoV-2 vào trước ngày ra viện.

           - Người bệnh được chuyển sang khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) tại buồng riêng của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú. Đo thân nhiệt 02 lần/ngày.

         - Tuân thủ thông điệp 5K.

Từ khóa » Ca Bệnh F0 Là Gì