HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT CÔNG THỨC HÓA HỌC VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ở MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Hóa học là môn học có rất nhiều ứng dụngtrong đời sống, nó liên quan đến nhiều môn học (sinh học, vật lí, …) nhiều lĩnh vực khác; trong sản xuất xã hội và môi trường, hóa học là môn học hấp dẫn và lôi cuốn đối với những học sinh nắm bắt được kiến thức , luôn tư duy, tìm tòi để giải thích các hiện tượng liên quan đến đời sống, tuy nhiên ứng dụng trước mắt còn mơ hồ trừu tượng vì học sinh chưa thấy được sự cần thiết của môn học sau này cho nên Hóa học là môn rất khó và nhàm chán đối với những học sinh không hiểu bài, không thích học, lười biếng hoặc học thuộc lòng mà không nắm được quy tắc của nó. Chúng ta đã biết nội dung của một bài học lại dài và kiến thức khá trừu tượng, bài tập lại nhiều. Điều này đã gây không ít khó khăn cho người học lẫn người dạy (vì thời gian sửa bài tập và hướng dẫn làm bài tập không nhiều). Vì vậy mà những học sinh trung bình, yếu, kém kiến thức hóa học bị hỏng. Như vậy phải làm thế nào để cho học sinh không mất những kiến thức? Không những học sinh tự phấn đấu học tập mà ngay chính bản thân GV là người hướng dẫn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cũng cần phải thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng bài, với học sinh của trường ta. Trong một tiết học, hay trong một tiết kiểm tra điều có viết các công thức hóa học và viết phương trình hóa học chiếm tỉ lệ cao. Điều đó cho thấy công thức hóa học nó rất quan trọng khi học môn hóa qua những bài kiểm tra thì kết quả bài làm của học sinh rất yếu, nguyên nhân của những bài kiểm tra yếu, kém đó là do học sinh chưa viết đúng công thức hóa học, cho nên việc giúp học sinh viết đúng công thức hóa học và phương trình hóa học là đều hết sức cần thiết và vô cùng ý nghĩa khi học môn hóa học. Qua nghiên cứu tìm hiểu tôi phát hiện ra nguyên nhân vì sao học sinh học yếu: - Không nhờ kiến thức cũ (kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, hóa trị, …) - Không biết cách lập công thức hóa học của hợp chất và đơn chất. - Không biết ghi chất tạo thành. Từ những nhận định trên tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh các cách sau đây. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cách hướng dẫn học sinh viết công thức hóa học và phương trình hóa học: Muốn viết một phương trình hóa học (PTHH) hoàn chỉnh gồm có chất tham gia và chất tạo thành, mà chất được biểu diễn bởi công thức hóa học (CTHH) còn CTHH được xây dựng bởi những kí hiệu hóa học (KHHH). Do đó để học sinh viết được CTHH và PTHH thì nền tản cơ bản nhất các em phải nắm và học thuộc: KHHH, tên nguyên tố, hóa trị, phân biệt kim loại và phi kim. * Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo mẫu sau: Tên nguyên tố | Kí hiệu hóa học | Hóa trị | Kim loại | Phi kim | NTK | Nhôm | Al | III | x | 27 | Đồng | Cu | II | x | 64 | Clo | Cl | I | x | 35,5 | Ở bảng tính tan có: + Hóa trị các gốc axít + Hóa trị các nhóm Hiđroxit (-OH) Yêu cầu các em học thuộc 2 bảng trên (bước 1) Yêu cầu các em mang theo khi đi học, nếu không nhớ, lấy ra xem lại (bước 2) > Và qua nhiều lần các em làm bài nhớ lâu. Lập công thức hóa học a. Lập CTHH của đơn chất: Công thức tổng quát: Ax A: KHHH của nguyên tố x: chỉ số nguyên tử * Trường hợp 1: Các đơn chất có thể khí như oxy, Hiđro, clo, nitơ, … thì phân tử ở dạng nguyên tử (có 2 nguyên tử) ví dụ cách ghi: O2, H2, Cl2, N2, …(x=2) Lưu ý chỉ số được ghi mép bên phải KHHH, khoảng ½ trở xuống. * Trường hợp 2: Đối với những đơn chất là kim loại hoặc phi kim ở thể rắn (cacbon, lưu huỳnh, photpho, …) thì phân tử chỉ có một nguyên tử (x=1) nên KHHH cũng chính là CTHH của nguyên tố đó. Ví dụ: + Fe, Cu, Mg, … + C, S, P, …. > Đều có x=1 Đối với CTHH ở dạng đơn chất học sinh thường hay sai nhất ở trường hợp sau: Khí Oxi > O sai mà đúng là O2 Khí Hiđro >H mà đúng là H2 Khí Clo > Cl mà đúng là Cl2 Cho nên giáo viên cần nhấn mạnh ở trường hợp 1 b. Lập CTHH của hợp chất: Có 2 trường hợp: Hợp chất gồm 2 nguyên tố, hợp chất gồm 3 nguyên tố trở lên. Công thức tổng quát: AxByCz (ABC: KHHH của nguyên tố) x, y, z: Chỉ số nguyên tử của nguyên tố (A, B, C) * Trường hợp 1: Lập CTHH của hợp chất 2 nguyên tố: có những cách sau đây: b1. Cách theo SGK: VD: Lập CTHH của hợp chất 2 nguyên tố Cacbon (IV) và oxi (II) Cách làm: - Công thức tổng quát: CxOy (1) - Áp dụng qui tắc hóa trị: IV.x=II.y - Lập tỉ lệ: x/y=2/4=1/2 Chọn x=1, y=2 và thay vào (1) ta được CO2 > Nhận xét: Đối với cách làm này buộc học sinh phải thuộc “qui tắc về hóa trị” và nhớ các bước làm, nếu không sẽ không làm được. b2. Theo phương pháp đường chéo: Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại. VD: Lập CTHH của Cacbon (IV) và O (II) Cách làm: CO: Ta nhân chéo: C2O4 ( đơn giản cho 2: chì số trong CTHH phải là số đơn giản nhất ta được CO2 Tóm lại: CO > CO2 VD: Lập CTHH của nhôm (III) và O(II) Ta có AlO > Al2O3 > Nhận xét: Cách làm này đơn giản dễ dàng và rất nhanh, nên hầu hết học sinh đều chọn cách này. * Lưu ý một số trường hợp sau: - Trường hợp 2 nguyên tố có hóa trị bằng nhau: thì chỉ số bắng 1 (x, y = 1 không ghi) VD:MgO > MgO (Mg (II) O (II)) KCl > KCl (K (I) Cl(I) - Trường hợp 2 nguyên tố khôngcó hóa trị bằng nhau: + Một trong 2 nguyên tố có giá trị lẻ (1, 3, 5, ….) ta nhân chéo trực tiếp: không đơn giản. VD: AlO > Al2O3 ZnCl > ZnCl2 + Nếu hai nguyên tố đều có hóa trị chẵn (2, 4, 6, …) thì ta đơn giản cho hai bước trước khi nhân chéo. VD: SO > S2O4 (Đơn giản cho 2 >SO2) SO > S2O6 (đơn giản cho 2 > SO3) Trong trường hợp 2: lập CTHH của hợp chất gồm 3 nguyên tố trở lên. CTTQ: AxByCz Lưu ý: - Những gốc: = SO4; = SO4; = HCO3; = PO4 - Nhóm: - OH Thì coi chúng như là B trong CTTQ. Nên áp dụng giống như hợp chất có 2 nguyên tố trở lên. Trường hợp có hóa trị bằng nhau: Chỉ số bắng 1 (không ghi) Ví dụ:NaNO3 >NaNO3 CaCO3> CaCO3 - Trường hợp có hóa trị không bằng nhau. + Có hóa trị lẽ: Thì nhân chéo trực tiếp. Ví dụ: AlSO4 > Al2(SO4)3 NaNO3 > NaNO3 > Nhận xét: Đối với trường hợp này HS thướng thiếu dấu ngoặc đơn hoặc sự dụng không đúng chỗ, do đó giáo viên thường hướng dẫn học sinh như sau: Trường hợp có dấu ngoặc khi chúng thõa mãn hai điều kiện: + Chỉ số phải lớn hơn hoặc bằng 2 + Gốc axit, nhóm, … phải có từ hai nguyên tố trở lên. Ví dụ: Mg3(PO4)3, Al2(SO4)3, Ca3(PO4)2, … Qua nhiều lần thực hiện thì học sinh đã làm được, giáo viên chuyển sang hướng dẫn các em viết phương trình hóa học. 2. Cách viết phương trình hóa học: * Viết sơ đồ phản ứng: Thường gẳp ở dạng sau: a. Đơn chất + đơn chất: Ví dụ: Al + O2 > Al2O3 hoặc (O2 + Al > Al2O3) Zn + Cl2 > ZnCl2 Đối với trường hợp này học sinh thường sai: Oxy ghi O (đúng là O2) Clo thường ghi là Cl (đúng là Cl2) Và thường không biết ghi nguyên tố nào trước (cho nên GV phải hướng dẫn học sinh kim loại viết trước phi kim). b. Đơn chất – hợp chất: Ví dụ: Zn + HCl > ZnCl2 + H2 Fe + CuSO4 > FeSO4 + Cu Đối với những trường hợp này GV cần phải giải thích tính mạnh yếu của kim loại dựa vào dãy hoạt động BEKETOV + Zn mạnh hơn Hiđro nên đẩy được hiđrô ra khỏi + Fe mạnh hơn đồng nên đẩy được đồng ra khỏi muối Ngoài ra GV cần lưu ý những kim loại rất mạnh như (K, Na, Ca) còn có khả năng đẩy Hiđrô ra khỏi nước Ví dụ: Na + H2O > NaOH + H2 (H-OH) c. Hợp chất + hợp chất: Ví dụ: NaOH + FeCl2 > NaCl + Fe(OH)2 CaCO3 + HCl > CaCl2 + CO2 + H2O (H2CO3) Chúng trao đổi thành phần hóa học cho nhau như Na và Fe, và muối Cacbonat + axit > CO2 + H2O thực chất đó là H2CO3 là axit khi phân li tạo thành sản phẩm (GV có thể chứng minh bằng thì nghiệm cho học sinh thấy chất khí bay lên khi cho HCl vào bột CaCO3 Tóm lại: Đối với việc lập CTHH và viết PTHH đòi hỏi học sinh phải thường xuyên rèn luyện thì mới có hiệu quả cao. III. KẾT QUẢ Với cách hướng dẫn như trên tôi đã áp dụng từ năm học 2006 – 2007 và thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt, hiểu bài và nhớ rất nhanh, tiết học sinh động hơn, học sinh thích thú học hơn và xây dựng bài nhiều hơn. Đây là bảng kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng cách dạy này (dựa vào kết quả kiểm tra) Năm học | Tỉ lệ học sinh từ 5.0 trở lên | 2003-2004 | 65,2% | 2004-2005 | 69,1% | 2005-2006 | 87,8% | Qua kết quả tôi thấy HS có nhiều tiến bộ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em điểm yếu, do không có ý thức trong học tập, lười học hoặc do hoàn cảnh gia đình. Mặc dù có nhiều cố gắng trong suy nghĩ tìm tòi cách dạy, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, rất mong sự đóng góp chân thành của BGH, của tất cả thầy cô đồng nghiệp để chất lượng giáo dục trường ta ngày một nâng cao. NGUYỄN THỊ THU Nguồn: Di Thanh TuấnBui Thanh Liem, 19.05.2009 |