Hướng Dẫn Viết Thư Tiếng Nhật Chuẩn, đẹp Như Người Bản Xứ

Cách viết thư tiếng Nhật chuẩn, đẹp như người bản xứ

Trong tiềm thức của các bạn học Nhật ngữ, Nhật Bản là một đất nước rất truyền thống và cầu kỳ. Khi nói chuyện giao tiếp trong cuộc sống, hay trong chính văn hóa thư từ cũng vậy, họ cũng tuân theo vai vế mà áp dụng kính ngữ, khiêm nhường ngữ hay theo khuôn phép lịch sự nhất định.

--- NỘI DUNG BÀI VIẾT ---

1. Các loại thư từ tiếng Nhật
2. Xác định đối tượng nhận thư
3. Các thể loại thư + phong bì thư ở Nhật
4. Quy tắc viết thư ngang và thư dọc
5. Ghi địa chỉ hành chính Nhật Bản

Văn hoá viết thư tay của người Nhật

Người Nhật là một trong những nước vẫn gìn giữ truyền thống viết thư tay đến tận bây giờ.

Phần lớn, họ thường viết thư tay với mục đích:

- Chúc tụng, hỏi thăm các dịp như: Lễ Tết, giao mùa, hỏi thăm sức khỏe, tặng quà,...

- Giao dịch với khách hàng (văn hóa công sở): Thư hướng dẫn, thư hỏi đáp, thư đề nghị, thư nhờ vả...

Phần lớn, các trường hợp viết thư tay đều thể hiện tầm quan trọng của sự việc, thể hiện sự kính trọng của hai bên trao đổi thư cho nhau. Người Nhật cũng đặc biệt thích viết thư và nhận thư.

Do đó, từ cách thể hiện, đến nội dung từng câu chữ trong các văn bản thư từ của người Nhật đều rất phức tạp và cầu kỳ, phải chuẩn chỉ đến từng câu chữ,... thậm chí có trong từng dạng thư từ sẽ có những câu từ cố định...

Hôm nay, Sách tiếng Nhật 100 sẽ giới thiệu và hướng dẫn cách viết từng loại thư từ của người Nhật, để mọi người có thể áp dụng đúng và viết hay nhất nhé!

1. Các loại thư từ tiếng Nhật:

📨 Thư Thân mật: Gia đình, người thân, Bạn bè, Senpai thâm thiết, người có thứ bậc thấp hơn bạn...

📨 Thư Phổ thông: Giáo viên, bạn bè (khi muốn nhờ vả...), người có thứ bậc cao hơn

📨 Thư Trang trọng: Đối tác làm ăn, Người có thứ bậc cao hơn (khi muốn nhờ vả...)

Phần lớn, các loại thư thân mật chúng ta được viết nội một cách tự do, thoải mái hơn. Tuy nhiên vẫn cần tuân theo những bố cục cơ bản của một bức thư tiếng Nhật.

Sau đây, Sách tiếng Nhật 100 xin hướng dẫn các bước và bố cục cơ bản của một bức thư tiếng Nhật, để sau này cần thiết mọi người chỉ cần lựa chọn dạng thư và thay đổi nội dung phù hợp nhé!

2. Xác định đối tượng nhận thư:

Như Sách tiếng Nhật 100 nói ở trên thì Nhật Bản rất trọng lễ nghĩa và cấp bậc xã hội. Vì vây khi bạn viết thư bạn cần phải xác định thật rõ người mà bạn viết là ai. Từ đó, bạn có thể xác định và viết thư một cách hợp lý, điều chỉnh linh hoạt giữa sự thân mật và trang trọng trong thư của mình.

3. Các thể loại thư + phong bì thư ở Nhật:

a) Cách chọn phong bì của từng thể loại thư:

📨 Thư thân mật: Phong bì ngang, dọc đều được

📨 Thư thông thường, phong bì trắng, không có trang trí, thư viết tay, ngang/dọc đều được

📨 Thư thương mại:Viết ngang, đánh máy (kí tên bằng tay):

- Thư gửi cho mọi người trong công ty

- Thư gửi cho các đối tác ở công ty khác

📨 Thư gửi cho người trên: Dùng phong bì trắng

Lưu ý:

📌 Nếu viết tay, sử dụng bútmực đen hoặc xanh

📌 Khôngsử dụng bút chì hoặc bút dạ màu

📌 Các phong thư chúc mừng (postcard) chỉ nên dùng vào đúngdịp lễ(ví dụ Noel hay có các phong thư trang trí hình cây thông hay ông già tuyết), ngoài ra thì chỉ nên dùng các phong thư bình thường.

b) Các loại phong bì chứa thư:

Phong bì dọc

Đây là phong bì có dạng dài, phong bì truyền thống thường thấy ở Nhật Bản.

Có một số điều cần lưu ý.

⚠️ Ở mặt trước phong bì:

+ Bạn phải ghi mã bưu điện vào các ô trống (nếu đã được in sẵn), với phong bì không được in sẵn thì bạn phải tự viết mã bưu điện (ở vị trí như trong hình: Các ô tròn góc trên, phía tay phải)

+ Viết Địa chỉ người nhận (dọc) ở bên tay phải

+ Viết Tên người nhận bên tay trái, cân đối giữa phong bì, viết to hơn một chút so với địa chỉ đễ thể hiện sự kính trọng.

⚠️ Ở mặt sau: Ghi Tên và Địa chỉ người gửi, kiểu cách tương tự như mặt trước, và điền mã bưu điện nếu có ô trống.

Phong bì ngang

Có 2 cách viết trên phong bì:
Viết ngang như bình thường

- Địa chỉ người nhận viết mặt trước, địa chỉ ở trên

- Tên người nhận ở bên dưới, viết to rõ ràng.

- Ở các ô mã bưu điện, viết theo chiều ngang. (bạn phải xoay ngang trở lại nếu chọn cách 1).

- Ở mặt sau phong bì, bạn sẽ ghi địa chỉ và tên người gửi xuống dưới cùng.

Hoặc:

Bạn có thể xoay dọc bức thư ngang và ghi Tên và Địa chỉ tương tự như với phong bì dọc

>>> Xem thêm: 5 cuốn sách luyện đề thi JLPT N3 hay nhất

4. Quy tắc viết thư ngang và thư dọc:

a) Đối với thư dọc:

1/Mở đầu(頭語)và kết thư (結語):Hai phần này sẽ đi thành 1 set bắt buộc:

Mở đầu thư: sẽ thường là “Kính gửi…”,

Kết thư: thường nghĩa là "Trân trọng"

Trong tiếng Nhật, mỗi cách mở đầu và kết thúc sẽ đi kèm với những mục đích khác nhau, nên khi viết thư phải lựa chọn cẩn thận:

頭語結語
一般的な場合(Trường hợp thông dụng)拝啓(はいけい)敬具(けいぐ)
丁寧な場合(Trường hợp trang trọng)謹啓(きんけい)敬白(けいはく)/敬具
返信する時(Khi mình hồi đáp lại thư đối phương)拝復(はいふく)敬具
急用の場合(Trong những trường hợp cấp bách)急啓(きゅうけい)不一(ふいつ)
挨拶文前略の時(Mở đầu mà muốn xin phép lược đi phần chào hỏi đầu thư)前略(ぜんりゃく)早々(そうそう)

2/Lời chào hỏi mở đầu (時候の挨拶):

Đây thường là những câu định trước liên quan đến thời tiết, mình hỏi thăm sức khỏe đối phương, v.v…

Ở Nhật, người ta hay chào hỏi liên quan đến thời tiết, tùy theo thời điểm kèm cách viết như sau:

Lưu ý: Với các văn bản thư thương mại (gửi đối tác làm ăn). Ta phải thêm những câu văn: Lời kính chúc cho quý công ty đối tác (慶賀の挨拶)+ Lời nhờ vả/ Lời cảm ơn đến công ty(感謝の挨拶):

Lời kính chúc cho quý công ty đối tác (慶賀の挨拶):

Chọn lời chúc tùy theo người gửi: Có 2 đối tượng:

+Gửi đến cá nhân: 個人宛て

+Gửi đến tập thể cả 1 công ty, tổ chức:団体宛て

Dựa vào bảng trên ta có rất nhiều câu nói, ví dụ như:

Gửi đến cá nhân: 貴殿にはますますご清祥のことと何よりと存じます。

(Tôi xin chúc cho ngài ngày càng nhiều sức khỏe hơn nữa!)

Gửi đến công ty: 貴社いよいよご清栄の段お慶び申し上げます。

(Tôi xin chúc quý công ty ngày càng làm ăn phát đạt hơn nữa!)

Lời nhờ vả/ Lời cảm ơn đến công ty(感謝の挨拶):

>>> Xem thêm: Những nơi mua sách học tiếng Nhật tốt ở Hà Nội

3/ Nội dung thư:

Viết những gì bạn muốn trình bày, chú ý đến cách sử dụng từ ngữ cho hợp lí (thể lịch sự/ trang trọng). Đây là phần duy nhất không có mẫu nào để bạn bắt chước cả.

4/ Lời kết thúc(結びの言葉):

Sau khi viết hết những gì bạn muốn trình bày, chúng ta lại viết một câu tựa nữa. Thường là chúc sức khỏe người nhận và mong họ những điều tốt đẹp.

5/Kết thư (結語): Đây là lúc viết “Trân trọng… Viết theo SET mở đầu, kết thúc như đã ghi ở trên.

6/ Ngày, tháng(日付):

Phần ngày tháng sẽ viết nhỏ hơn những chữ bên tay phải, sử dụng hệ thống đếm của Nhật, nên ghi bằng chữ thay vì số, ví dụ 十二月二十四日 ( tương đương12月24日)

7/ Tên bạn/ người gửi (署名):

Viết tên người gửi, viết lùi xuống dưới cùng.

8/ Tên người nhận(宛て名):

Nằm ở bên trái phần ngày tháng và tên bạn, cỡ chữ lớn hơn phần ngày tháng nhưng nhỏ hơn các chữ khác nằm bên tay phải.

9/ Tái Bút (添え文):

Đây là phần tùy chọn. Trong tiếng Nhật, “tái bút” viết là 追伸 (ついしん) hoặc 二伸 (にしん)

Phần tái bút chỉ dùng trong văn trang trọng/ văn thương mại

b) Đối với thư ngang:

Cấu trúc sẽ giống như phần thư dọc ở trên. Tuy nhiên, có 1 số chỗ khác như:

Ngày, tháng(日付): Nằm ở phía trên cùng bên phải. Sử dụng chữ số bình thường, ví dụ 12月25日

Tên người nhận(宛て名): Viết tên người nhận, đừng quên hậu tố (san, chan, sensei, …)

Tên bạn/ người gửi (署名): Đây là lúc để bạn kí tên. Đối với các văn bản đánh máy, phần này cũng nên được kí bằng bút mực, để thêm phần trang trọng.

Thư ngang trông dễ dàng hơn thư dọc rất nhiều, tuy nhiên nếu gửi chúng sai trường hợp thì sẽ bị coi là thô lỗ. Tất nhiên, e-mail thì lại nằm trong một phạm trù hoàn toàn khác.

Đối với người Nhật, thư dọc được coi là mặc định, vì vậy mặc dù viết ngang dễ hơn nhưng bạn nền dành nhiều thời gian hơn để tập viết thư dọc.

5. Ghi địa chỉ hành chính Nhật Bản:

Nhật Bản sử dụng đơn vị hành chính 都道府県 To-dou-fu-ken

  • Có một To 都 là 東京都 Toukyou-to
  • Có hai Fu 府 là 京都府 Kyouto-fu và 大阪府 Oosaka-fu
  • Có một Dou 道 là 北海道 Hokkaidou (Bắc Hải Đạo)
  • Có 43 Ken 県 ví dụ Saitama-ken, Chiba-ken, v.v… => Tương ứng với tỉnh Việt Nam

Nhỏ hơn ken là 市町村 Shi-chou-son. ở Tokyo có thêm Ku 区 là “quận”

Phần địa chỉ được ghi dưới dạng:

  • 東京都 B区 C x-y-z
  • 東京都 B市 C x-y-z
  • 東京都 B市 C x-y
  • [京都府/大阪府] [B区/B市] [C x-y-z / C x-y]
  • A県 B市 C x-y
  • [Tên tòa nhà] [Số phòng] + [Địa chỉ] (Trong đó X-Y-Z là 3 số bên trong khu phố: X là tên 丁目 (choume, khu phố số X), Y là tên 番地 (banchi, cụm số Y), còn Z là 号 (gou, địa chỉ cụ thể của nhà/tòa nhà).

Chỉ cần nắm vững quy tắc trên, Sách tiếng Nhật 100 tin rằng bạn sẽ tạo được ấn tượng vô cùng tốt với người Nhật đó!

🎁 CÁCH HỌC TIẾNG NHẬT "KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT"

🎁 TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT FREE

>>>(Song ngữ Nhật - Việt) Hachiko - chú chó trung thành

>>>Tổng hợp các trang đọc truyện tranh - manga Nhật Bản free

>>> KHI MUA SÁCH TẠI SÁCH TIẾNG NHẬT 100<<<

🔶 Thoải mái ĐỔI TRẢ sách trong vòng 7 ngày

🔶 FREE SHIP với đơn hàng từ 379k

🔶 Thanh toán linh hoạt (Ship COD, chuyển khoản...)

3

(2 đánh giá)

Từ khóa » Cách Viết Phong Bì Thi Jlpt