Hướng Dẫn Viết Và đọc Số La Mã Sao Cho đúng

Số La Mã hay chữ số La Mã là một hệ thống chữ số có nguồn gốc từ Roma cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã được sử dụng từ thời cổ đại và đến thời Trung Cổ, hệ thống chữ số này đã được chỉnh sửa và sử dụng cho đến ngày nay.

Ngày nay, số La Mã thường được sử dụng trong những bản kê, mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày xuất bản của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl... Để viết và đọc chữ số La Mã không hề khó, bởi tất cả chúng đều đã có những quy tắc nhất định, cái khó ở đây chính là phải nhớ được giá trị của các ký tự để phân biệt được cái nào lớn hơn nhỏ hơn, sau đó cộng trừ thêm. Trong bài viết dưới đây, Quản trị mạng sẽ hướng dẫn các bạn cách viết cũng như đọc số La Mã sao cho đúng. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Các chữ số và cách viết số La Mã

Các chữ số và cách viết số La Mã

Trong dãy chữ số La Mã sẽ có 7 chữ số cơ bản, từ đó người dùng có thể cộng trừ sau cho ra con số mà bạn cần: I=1; V=5; X=10; L=50; C=100; D=500; M=1000

- Theo quy định chung, các chữ số I, X, C, M, sẽ không được phép lặp lại quá 3 lần trên một phép tính. Còn các chữ số V, L, D chỉ được xuất hiện một lần duy nhất.

- Chữ số cơ bản được lặp lại 2 hoặc 3 lần biểu thị giá trị gấp 2 hoặc gấp 3.

Ví dụ:

I = 1; II = 2; III = 3

X = 10; XX = 20; XXX = 30

C = 100; CC = 200; CCC = 300

M = 1000; MM =2000; MMM = 3000

- Quy tắc viết số La Mã là phải cộng, trái trừ:

+ Chữ số thêm vào bên phải là cộng thêm (nhỏ hơn chữ số gốc) và tuyệt đối không được thêm quá 3 lần số.

Ví dụ:

V = 5; VI = 6; VII = 7; VIII = 8

Nếu viết: VIIII = 9 (không đúng), viết đúng sẽ là IX = 9

L = 50; LX = 60; LXX = 70; LXXX = 80

C = 100; CX = 110; CV =105

2238 = 2000 + 200 + 30 + 8 = MMCCXXXVIII

+ Những số viết bên trái thường là trừ đi, nghĩa là lấy số gốc trừ đi số đứng bên trái sẽ ra giá trị của phép tính. Dĩ nhiên số bên trái sẽ phải nhỏ hơn số gốc thì bạn mới có thể thực hiện phép tính.

Ví dụ:

số 4 (4= 5-1) viết là IV

số 9 (9=10-1) Viết là IX

số 40 = XL; + số 90 = XC

số 400 = CD; + số 900 = CM

MCMLXXXIV = 1984

MMXIX = 2019

Khi sử dụng các chữ số I, V, X, L, C, D, M, và các nhóm chữ số IV, IX, XL, XC, CD, CM để viết số La Mã. Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần.

Ví dụ: MCMXCIX = một ngàn chín trăm chín chín.

2. Cách đọc số la mã

Như trên đã nói: Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần nên ta chú ý đến chữ số và nhóm chữ số hàng ngàn trước đến hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị (như đọc số tự nhiên).

Ví dụ: Số: 2222 = MMCCXXII: hàng ngàn: MM = 2000; hàng trăm: CC = 200; hàng chục: XX = 20; hàng đơn vị: II = 2. Đọc là: Hai ngàn hai trăm hai mươi hai.

Chú ý:

  • Chỉ có I mới có thể đứng trước V hoặc X
  • X sẽ được phép đứng trước L hoặc C
  • C chỉ có thể đứng trước D hoặc M

Đối với những số lớn hơn (4000 trở lên), một dấu gạch ngang được đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho 1000:Đối với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất, mặc dù đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho 1.000.000. Điều này có nghĩa là X gạch dưới (X) là mười triệu.

Số La Mã không có số 0.

Dưới đây là bảng viết số la mã bạn có thể tham khảo:

1 = I

26 = XXVI

51 = LI

76 = LXXVI

2 = II

27 = XXVII

52 = LII

77 = LXXVII

3 = III

28 = XXVIII

53 = LIII

78 = LXXVIII

4 = IV

29 = XXIX

54 = LIV

79 = LXXIX

5 = V

30 = XXX

55 = LV

80 = LXXX

6 = VI

31 = XXXI

56 = LVI

81 = LXXXI

7 = VII

32 = XXXII

57 = LVII

82 = LXXXII

8 = VIII

33 = XXXIII

58 = LVIII

83 = LXXXIII

9 = IX

34 = XXXIV

59 = LIX

84 = LXXXIV

10 = X

35 = XXXV

60 = LX

85 = LXXXV

11 = XI

36 = XXXVI

61 = LXI

86 = LXXXVI

12 = XII

37 = XXXVII

62 = LXII

87 = LXXXVII

13 = XIII

38 = XXXVIII

63 = LXIII

88 = LXXXVIII

14 = XIV

39 = XXXIX

64 = LXIV

89 = LXXXIX

15 = XV

40 = XL

65 = LXV

90 = XC

16 = XVI

41 = XLI

66 = LXVI

91 = XCI

17 = XVII

42 = XLII

67 = LXVII

92 = XCII

18 = XVIII

43 = XLIII

68 = LXVIII

93 = XCIII

19 = XIX

44 = XLIV

69 = LXIX

94 = XCIV

20 = XX

45 = XLV

70 = LXX

95 = XCV

21 = XXI

46 = XLVI

71 = LXXI

96 = XCVI

22 = XXII

47 = XLVII

72 = LXXII

97 = XCVII

23 = XXIII

48 = XLVIII

73 = LXXIII

98 = XCVIII

24 = XXIV

49 = XLIX

74 = LXXIV

99 = XCIX

25 = XXV

50 = L

75 = LXXV

100 = C

Xem thêm:

  • Cùng nhau thử sức với bài toán 33x33 bằng bao nhiêu?
  • Việc học hóa học sẽ trở nên thật thú vị với ứng dụng Phương trình hóa học
  • Tại sao bạn nên học ngôn ngữ lập trình Python?
  • Cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn với 9 mẹo tính toán cực nhanh được học từ thời tiểu học

Từ khóa » Dạy Học Số La Mã