Hướng Dẫn Xây Bể Lọc Phèn Từ Giếng Khoan Gia đình

Giếng khoan tại các hộ gia đình thường xuyên mắc phải tình trạng nước nhiễm phèn. Do đó, hầu hết người dùng đều cần sử dụng đến các biện pháp lọc phèn ra khỏi nước. Một trong những cách xử lý vừa đảm bảo hiệu quả lọc mà không tốn nhiều chi phí đó là xây bể lọc phèn lọc nước giếng khoan.

>> Tìm hiểu thêm: Top 4 vật liệu lọc nước giếng khoan tốt nhất, sạch nhất

xay-be-nuoc-phen-1-1

Mục Lục Bài Viết

  • Vì sao nước giếng khoan gia đình cần xây bể lọc phèn?
    • Tác hại của việc sử dụng nước nhiễm phèn lâu năm
  • Các vật liệu lọc nước phèn tốt nhất 2021
    • Sỏi đỡ, cát thạch anh, cát vàng/đen
    • Than hoạt tính khử màu, mùi cho nước nhiễm phèn
    • Cát mangan cho xây bể lọc phèn
  • Hướng dẫn xây bể lọc phèn từ giếng khoan gia đình
    • Một số lưu ý khi xây bể lọc phèn từ giếng khoan gia đình
  • [Nên đọc] Giới thiệu phương pháp lọc nước phèn giếng hiện đại
  • Lời kết

Vì sao nước giếng khoan gia đình cần xây bể lọc phèn?

Đặc điểm thổ nhưỡng tại Việt Nam, nhất là ở các khu vực đồng bằng châu thổ khiến cho mạch nước ngầm khi khai thác sử dụng bị nhiễm phèn. Bên cạnh đó, các đường ống nước được chôn dưới lòng đất cũng rơi vào tình trạng gỉ sét khi sử dụng một thời gian dài. Điều này khiến cho các loại phèn sắt, phèn nhôm hình thành khi có mạch nước ngầm đi qua.

Ngoài ra, các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, chẳng hạn như: các chất thải ô nhiễm từ khu công nghiệp, khu chế xuất; hành động chôn, xả rác bừa bãi; các hoạt động khai thác không có kế hoạch… cũng trực tiếp/ gián tiếp khiến cho hàm lượng phèn trong nước tăng cao.

Tác hại của việc sử dụng nước nhiễm phèn lâu năm

Sử dụng nước nhiễm phèn thường xuyên sẽ gây ra một số căn bệnh ngoài da: khô da, tróc vẩy, nấm da… Đặc biệt, nếu sử dụng nước nhiễm phèn để nấu nướng, ăn uống cũng gây nên các căn bệnh đường ruột, thậm chí là sỏi thận, ung thư…

Không chỉ ảnh hưởng đến con người, nước nhiễm phèn còn làm hư hỏng, ăn mòn các thiết bị trong gia đình. Quần áo khi giặt cũng dễ bị ố vàng, xỉn màu, mục vải… Do đó cần tìm ra các phương pháp xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả. Xây bể lọc nước phèn là một trong những cách lọc nước phèn tương đối hiệu quả.

Các vật liệu lọc nước phèn tốt nhất 2021

Trước khi tìm hiểu kỹ thuật xây bể lọc nước phèn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ lượt về những vật liệu “góp mặt” trong bể lọc nước phèn. Thông thường, một bể lọc phèn sẽ gồm 4-5 loại vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh, than hoạt tính, cát mangan, cát vàng/đen…

Sỏi đỡ, cát thạch anh, cát vàng/đen

Đây là những loại vật liệu lọc rất dễ tìm mua ở Việt Nam. Sỏi và cát đa dạng về kích thước, theo đó, tùy vào nhu cầu lọc mà khách hàng có thể lựa chọn loại vật liệu to hay nhỏ. Đây không phải là vật liệu chịu trách nhiệm lọc phèn chính. Nhưng không có chúng, bể lọc sẽ không đảm bảo khả năng làm thoáng, chống tắc cho bể.

than-hoat-tinh-vat-lieu-loc-nuoc-gieng-khoan-tot-nhat-2021

Than hoạt tính khử màu, mùi cho nước nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn có mùi tanh hôi và màu vàng nâu, rất khó chịu về mặt cảm quan. Theo đó, nếu không xử lý màu và mùi, nghĩa là nước vẫn còn chứa rất nhiều phèn. Than hoạt tính là vật liệu lọc có khả năng hấp phụ tốt nhờ độ hoạt hóa và Iod cao. Màu và mùi do phèn tạo ra trong nước sẽ nhanh chóng bị hấp phụ. Nhờ đó mà nước nhiễm phèn được loại bỏ mùi, màu triệt để. Ngoài ra, nếu khách hàng sử dụng than hoạt tính gáo dừa trong khi xây bể lọc phèn, các kim loại nhẹ, hợp chất hữu cơ hòa tan… trong nước cũng sẽ được hỗ trợ loại bỏ nhờ dòng than này.

Cát mangan cho xây bể lọc phèn

Mangan là vật liệu lọc phèn chính, được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị lọc nước nhiễm phèn. Là chất xúc tác khử phèn hiệu quả, theo đó, vật liệu này được sản xuất ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Một số dòng cát mangan được sử dụng nhiều ở Việt Nam như Zeomangan Đài Loan, Mangan Greensand Plus Brazil, cát mangan Mỹ (Clack), mangan Việt Nam… Tùy vào ngân sách và nhu cầu mà khách hàng có thể lựa chọn loại mangan cho phù hợp.

Hướng dẫn xây bể lọc phèn từ giếng khoan gia đình

Nhìn chung, xây bể lọc phèn không quá phức tạp. Việc đầu tiên bạn cần làm là xây một bể lọc phèn 3 ngăn: lắng, lọc, chứa; với kích thước tùy theo nhu cầu nước cần sử dụng. Kích thước bể lọc điển hình thông thường là 80cm x 80cm x 1m (dài, rộng, cao).

(*) Lưu ý: Trong điều kiện không xây bể chứa, bạn cũng có thể sử dụng các thùng chứa, bể chứa bằng inox với thể tích chứa tối thiểu 200ml, chiều cao ít nhất 1m. Nhằm duy trì hiệu quả lọc ở mức tối đa.

Bên trên ngăn lắng thiết kế đường ống dẫn tích hợp vòi hoa sen (hoặc đường ống dẫn đục nhiều lỗ li ti) tạo thành giàn mưa. Ống dẫn này sẽ nối từ bồn chứa nước thô và rơi rơi từ từ xuống ngăn lắng. Mục đích của việc thiết kế giàn mưa là vì thông qua quá trình này. Hàm lượng sắt (phèn) trong nước sẽ được giảm thiểu đáng kể trong điều kiện tiếp xúc nhiều với oxy (có trong không khí).

Phần phía dưới đáy bể chứa thiết kế thêm 1 đường ống nước nhựa PVC 49 để dẫn nước từ ngăn chứa đến bồn chứa nước thành phẩm ở bên ngoài. Bồn chứa nước thành phẩm của nên có nắp đậy phòng trường hợp nước nhiễm phèn trở lại.

Thứ tự đổ vật liệu khử phèn vào trong bể lọc được minh họa theo hình ảnh bên dưới:

xay-be-nuoc-phen-1

Một số lưu ý khi xây bể lọc phèn từ giếng khoan gia đình

Để đảm bảo hiệu quả lọc phèn tốt nhất. Các bạn nên lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn địa điểm mua vật liệu lọc phèn chất lượng, uy tín, có xuất xứ rõ ràng.
  • Thay thế, xả rửa vật liệu lọc định kỳ.
  • Xây bể lọc phèn cũng nên cọ rửa, lau chùi bể thường xuyên.
  • Thường xuyên phân tích tình trạng nhiễm phèn của nguồn nước để thay đổi hàm lượng vật liệu lọc cho phù hợp.
  • Nếu được hãy lắp đặt thêm phao tự động, phao cơ để kiểm soát mực nước trong bể.

Và quan trọng hơn cả, mọi người nên nhận thức đúng hơn về tính chất nguồn nước sau lọc. Xây bể lọc phèn từ giếng khoan gia đình chỉ có tác dụng lọc nước dùng cho sinh hoạt, trồng trọt. Không nên sử dụng để uống trực tiếp hay nấu nướng. Nên đun sôi trước khi sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật…

[Nên đọc] Giới thiệu phương pháp lọc nước phèn giếng hiện đại

Thực tế, xây bể lọc phèn chỉ là phương pháp xử lý nước tạm thời. Bởi nước nhiễm phèn không chỉ chứa phèn mà còn rất nhiều thành phần ô nhiễm khác. Có thể kể đến như cặn bẩn, tạp chất, hóa chất, kim loại nặng, vi khuẩn, vi sinh vật… Do đó các thiết bị sinh hoạt sẽ không thể loại bỏ được hết những tác nhân này.

Nếu khách hàng vẫn chỉ muốn giải quyết nhu cầu lọc phèn, các thiết bị lọc nước sinh hoạt hiện đại vẫn sẽ mang đến hiệu quả lọc tốt hơn xây bể lọc phèn. Nhờ thiết bị được thiết kế tinh gọn, tiết kiệm diện tích và bổ sung thêm nhiều vật liệu lọc cao cấp hơn.

Đặc biệt hơn, nếu khách hàng có nhu cầu lọc nước phèn để uống trực tiếp. Các thiết bị, hệ thống lọc nước áp dụng công nghệ RO – Reverse Osmosis sẽ là giải pháp tối ưu cho khách hàng. Bởi công nghệ này cho ra nước sau lọc đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp không cần đun sôi của Bộ Y Tế. Điều đó đồng nghĩa với việc, không chỉ có phèn, mà tất cả thành phần ô nhiễm khác trong nước đều được loại bỏ đồng thời.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn xây bể lọc phèn, mua và lắp đặt thiết bị lọc nước sinh hoạt, hệ thống lọc nước RO vui lòng liên hệ WEPAR theo thông tin:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP.HCM (xem bản đồ)

Hotline: 02839733191 – 0934195657 – 0909227720

Đăng ký đại lý: 0934195657

[email protected]

     

Lời kết

Tóm lại, xây bể lọc phèn quả thật là phương pháp lọc phèn khá hiệu quả. Và được rất nhiều hộ gia đình dùng nước giếng khoan áp dụng. Bên cạnh hiệu quả lọc nước, cách lọc nước nhiễm phèn này còn được đánh giá cao về chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, với tình trạng tính chất nguồn nước giếng khoan ô nhiễm ngày càng phức tạp. WEPAR khuyên bạn vẫn nên đầu tư thiết bị máy lọc nước RO, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.

Từ khóa » Thiết Kế Bể Lọc Nước Phèn