Hướng Dẫn Xây Dựng đề Cương Nghiên Cứu Khoa Học Chuẩn Nhất

Đề cương là một phần rất quan trọng đóng góp lớn vào thành công của một công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn vẫn chưa biết cách trình bày, triển khai nội dung đề cương khoa học, hiệu quả. Tuy nhiên, bạn đọc hoàn toàn có thể tự tin hoàn thành xuất sắc đề cương nghiên cứu khoa học của mình sau khi đọc xong bài viết này!

Đề cương nghiên cứu khoa học là gì?

Đề cương nghiên cứu (Research Proposal) là một văn bản khoa học được thực hiện và công bố ở giai đoạn đầu thực hiện đề tài nghiên cứu. Nó được xem như là một bản mô tả khái quát những nội dung chính về lý do chọn đề tài đó, tính cấp thiết và khả thi của đề tài, các bước tiến hành công việc nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng, kết quả mong muốn đạt được và kế hoạch bài bản để đảm bảo hoàn thành nghiên cứu…

Đối với sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, đề cương nghiên cứu khoa học còn đóng vai trò như một báo cáo xin phép được triển khai nghiên cứu.

mau_de_cuong_nghien_cuu_khoa_hoc_luanvan2sĐề cương nghiên cứu khoa học là gì?

Hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học

Thông thường, chúng ta sẽ xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học theo hai hình thức trình bày bố cục đề cương. Lưu ý: Dù được trình bày theo hình thức nào, đề cương nghiên cứu khoa học cũng cần đảm bảo các nội dung chính đã được nêu trong phần định nghĩa.

Trình bày bố cục đề cương nghiên cứu kiểu 1

I. Giới thiệu

  • Lý do nghiên cứu
  • Trình bày vấn đề nghiên cứu
  • Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
  • Định nghĩa các khái niệm quan trọng của đề tài

II. Tổng quan về Cơ sở lý luận

  • Sự quan trọng của câu hỏi được hỏi
  • Tình trạng hiện tại của chủ đề nghiên cứu (Trong và ngoài nước)
  • Mối liên hệ giữa cơ sở lý luận và vấn đề nghiên cứu
  • Các tác giả chính trong lĩnh vực và vấn đề tranh luận của họ
  • Phác thảo khung xương của phần cơ sở lý luận
  • Các giả thuyết

III. Phương pháp nghiên cứu/ Thiết kế nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng: Phương pháp định tính, định lượng…
  • Mô hình nghiên cứu
  • Định nghĩa tất cả các biến trong nghiên cứu
  • Độ tin cậy và tính khả thi của tất cả các công cụ
  • Đối tượng nghiên cứu
  • Mẫu nghiên cứu
  • Kế hoạch thu thập dữ liệu

IV. Ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu

V. Kết cấu dự kiến của bài nghiên cứu (tiểu luận, luận văn, bài báo cáo…)

VI. Tiến độ thực hiện nghiên cứu

VII. Tài liệu tham khảo

Bố cục đề cương nghiên cứu kiểu 2

  1. Lý do nghiên cứu
  2. Đặt vấn đề/ Tính cấp thiết của đề tài
  3. Mục tiêu nghiên cứu
  4. Câu hỏi nghiên cứu
  5. Các khái niệm (nếu có)
  6. Cơ sở lý luận
  7. Giả thuyết nghiên cứu
  8. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
  9. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
  10. Dữ liệu nghiên cứu (Đối tượng lấy số liệu, mẫu và kế hoạch thu thập dữ liệu)
  11. Những đóng góp của đề tài (ý nghĩa)
  12. Kết cấu dự kiến của bài nghiên cứu
  13. Tiến độ thực hiện cứu
  14. Bảng hỏi (nếu có)
  15. Tài liệu tham khảo

Lưu ý: Tùy theo từng đề tài, người viết có thể linh động trong việc triển khai, gộp các nội dung thành một phần, một chương sao cho hợp lý và khoa học nhất.

Xem thêm: Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Triển khai viết đề cương nghiên cứu khoa học chi tiết

  • Tiêu đề: Nguyên tắc chung cho việc đặt tên nghiên cứu là ngắn gọn, xúc tích và thể hiện được nội dung của vấn đề nghiên cứu. Tên nghiên cứu phải bao gồm những từ ngữ chuyên ngành thông dụng của lĩnh vực nghiên cứu, chứa từ khóa chính phản ánh về vấn đề và hướng giải quyết vấn đề và mục đích của nghiên cứu.
  • Lý do chọn đề tài (lý do nghiên cứu): Cần thể hiện được tính cấp thiết của đề tài. Chỉ ra đề tài ảnh hưởng đến vấn đề cụ thể nào đó của xã hội dẫn đến cần phải nghiên cứu vấn đề đó. Phương pháp viết lý do chọn đề tài thường được áp dụng nhất chính là triển khai ý dạng phễu: Đầu tiên, chúng ta sẽ giới thiệu tổng quan vấn đề trên Thế Giới, tại Việt Nam đến khu vực đang nghiên cứu và cuối cùng là kết luận tính cấp thiết của vấn đề cần nghiên cứu của mình.
  • Giới thiệu/ Đặt vấn đề: Ý nghĩa của phần này là giúp người đọc hình dung ra bối cảnh nảy sinh vấn đề nghiên cứu (từ thực tế xã hội, yêu cầu về kiến thức, từ những hạn chế của nghiên cứu trước…), nội dung và mục tiêu trọng tâm của vấn đề nghiên cứu. Thông thường, phần giới thiệu/ đặt vấn đề trong đề cương sẽ có độ dài từ 1-2 trang A4, tác giả cần lưu ý trình bày những thông tin quan trọng nhất tránh đi vào chi tiết, thông tin quá cụ thể.
  • Mục tiêu của nghiên cứu: Trình bày ngắn gọn mục tiêu cụ thể và mục tiêu chung mà nghiên cứu nhắm đến có thông số đánh giá hiệu quả kèm theo. Trình bày mục tiêu chính trước sau đó đề cập đến các mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu chính. Trong phần này, tác giả nên dùng những động từ chỉ hành động như: phân tích, cải thiện, thiết kế, chế tạo, tiến hành thí nghiệm…
  • Phương pháp nghiên cứu và phương pháp luận nghiên cứu: Thông thường, các bài nghiên cứu khoa học sẽ sử dụng phương pháp định lượng để tiến hành nghiên cứu. Tác giả cần xác định bài luận của mình được tiếp cận theo cách nào: Nghiên cứu suy luận, mô phỏng hay thực nghiệm… Đề cập đến các phương pháp sẽ được sử dụng cho việc nghiên cứu như: Phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý số liệu… Và lý giải vì sao lựa chọn phương pháp này thay vì phương pháp khác.
  • Ý nghĩa nghiên cứu: Bao gồm ý nghĩa về mặt khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
  • Tài liệu tham khảo: Liệt kê toàn bộ các tài liệu được trích dẫn trong đề cương, tuân theo quy định về cách trích dẫn và tài liệu tham khảo.

Mẫu đề cương nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh

de_cuong_nghien_cuu_khoa_hc_luanvan2sde_cuong_nghien_cuu_khoa_hc_luanvan2s_1Mẫu đề cương nghiên cứu khoa học

Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn trong việc trình bày và triển khai viết đề cương nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê tiểu luận, viết thuê luận văn thạc sĩ. Nếu bạn không thể đảm bảo hoàn thành được bài luận, nghiên cứu khoa học của mình, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Từ khóa » đề Cương đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Mẫu