HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY CHẾ LƯƠNG ĐÁP ỨNG TẤT CẢ ...
Có thể bạn quan tâm
Lương luôn là một bài toán được chủ doanh nghiệp quan tâm, và để xây dựng được một quy chế lương đạt được đầy đủ những yêu cầu của chủ doanh nghiệp không phải là bài toán đơn giản. Chủ doanh nghiệp luôn mong muốn có một quy chế lương thỏa mãn được ĐỒNG THỜI các điều kiện sau:
+ Trả đúng theo năng lực của người lao động, qua đó khuyến khích được tinh thần làm việc của người lao động
+ Khấu trừ thuế TNCN của người lao động là thấp nhất, để người lao động đảm bảo được thu nhập của mình
+ Đóng bảo hiểm cho người lao động là thấp nhất, để giảm thiểu được chi phí cho doanh nghiệp
+ Nhưng lại phải tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN là nhiều nhất.
Nếu để thỏa mãn một trong 4 điều kiện trên thì rất đơn giản, nhưng để thỏa mãn đồng thời cả 4 điều kiện đó, thì chúng ta cần phải nắm chắc kiến thức về luật lao động, luật thuế TNCN, luật thuế TNDN, luật bảo hiểm mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chủ doanh nghiệp.
Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ giúp cho các bạn giải được bài toán đó, và giải đáp thêm một vài vấn đề xoay quanh về tiền lương mà các bạn quan tâm:
+ Không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
+ Không có hồ sơ lao động, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
+ Hồ sơ về chi phí tiền lương cần có những hồ sơ nào?
+ Xây dựng quy chế lương chặt chẽ, mang lại lợi ích cho Doanh nghiệp như thế nào để đáp ứng được ĐỒNG THỜI 4 điều kiện chủ doanh nghiệp yêu cầu ?
- Thứ nhất: Không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
Nếu các bạn là người thường xuyên cập nhật văn bản pháp luật, các bạn sẽ nắm được gần đây, có những văn bản đề cập đến nội dung về Bảo hiểm và thuế liên kết với nhau, như quy chế 994/QCPH-BHXH-CT, công văn 768/TCT-TNCN. Trong những văn bản này, chỉ nói đến nội dung là Thuế và bảo hiểm sẽ liên kết với nhau, phối hợp với nhau trong công tác thu Bảo hiểm, chưa có một văn bản nào nói đến nội dung là không đóng bảo hiểm, chi phí tiền lương đó không được tính vào chi phí được trừ nhé. ==> Chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm vẫn được tính vào chi phí được trừ, các bạn chỉ bị phạt, và bị truy thu về hành vi không đóng bảo hiểm thôi nhé.
==> Quan điểm cá nhân: Nếu doanh nghiệp bạn có đủ khả năng, NÊN đóng bảo hiểm cho người lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động các bạn nhé.
- Thứ hai: Không có hồ sơ lao động, chi phí tiền lương có được tính vào chi phí được trừ?
Các doanh nghiệp, khi tuyển dụng, đều yêu cầu người lao động nộp một bộ hồ sơ lao động để quản lý lao động trong doanh nghiệp. Nhưng, vì một lý do nào đó, doanh nghiệp bị mất hồ sơ lao động của người lao động. Và cũng có những trường hợp, do là chi phí chế biến, nên không có hồ sơ của người lao động, mà chỉ có CMTND photo.
Theo điểm 2.6 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 của Bộ tài chính Sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 78/2014/TT-BTC:
“2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
…
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty…”
Và với những văn bản về lao động, không có văn bản nói về vấn đề phạt khi doanh nghiệp không có hồ sơ lao động của người lao động, mà sẽ chỉ phạt khi doanh nghiệp giữ hồ sơ gốc của người lao động.
Căn cứ quy định trên, Trường hợp công ty các bạn trả lương cho người lao động, có quy chế lương, có hợp đồng lao động với người lao động, có bảng chấm công, bảng thanh toán lương, và chứng từ chi lương thì chi phí tiền lương này được tính vào chi phí được trừ. Để chắc chắn, các bạn chỉ cần có CMTND photo của người lao động là ok.
==> Quan điểm cá nhân: Doanh nghiệp bạn NÊN có đầy đủ hồ sơ của người lao động, để phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, và chặt chẽ về Công tác kế toán của doanh nghiệp mình. Với kế toán, đơn giản là càng chặt chẽ càng tốt.
- Thứ ba: Hồ sơ về chi phí tiền lương cần có những hồ sơ nào?
Như đã đề cập đến ở nội dung thứ 2, để chi phí tiền lương của các bạn được tính vào chi phí được trừ, các bạn cần có những hồ sơ sau:
+ Quy chế lương
+ Hợp đồng lao động (Nếu hợp đồng lao động quy định cụ thể điều kiện được hưởng, và mức được hưởng thì có thể không cần Quy chế lương)
+ Bảng chấm công
+ Bảng thanh toán lương
+ Chứng từ chi lương
- Thứ tư: Xây dựng quy chế lương chặt chẽ, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như thế nào để đáp ứng được ĐỒNG THỜI 4 điều kiện chủ doanh nghiệp yêu cầu ?
♥ Yêu cầu thứ nhất: Trả đúng theo năng lực của người lao động, qua đó khuyến khích được tinh thần làm việc của người lao động
– Để trả đúng theo năng lực của người lao động, bạn cần phải thực hiện như sau:
+ Không trả lương căn cứ vào bằng cấp, bởi người có bằng đại học chưa chắc đã làm tốt hơn người có bằng cao đẳng.
+ Không trả lương căn cứ vào vị trí công việc, bởi cùng một vị trí công việc, người này sẽ làm tốt hơn người kia.
+ Khuyến khích trả lương căn cứ vào quá trình làm việc, kết quả công việc đạt được ==> Trong quy chế lương của ĐAM MÊ KẾ TOÁN xây dựng, đó chính là phụ cấp đánh giá kết quả công việc.
♥ Yêu cầu thứ hai: Khấu trừ thuế TNCN của người lao động là thấp nhất, đảm bảo thu nhập cho người lao động:
– Để khấu trừ thuế TNCN của người lao động là thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo được mức thu nhập cho người lao động, bạn cần quan tâm đến những khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, hay những khoản thu nhập được miễn thuế TNCN, và đẩy những khoản đó vào trong quy chế lương, như:
+ Khoán chi văn phòng phẩm
+ Khoán chi điện thoại
+ Khoán chi xăng xe
+ Khoán chi công tác phí
+ Khoán chi trang phục không vượt quá 5tr/người/năm
+ Khoán chi tiền ăn giữa ca không vượt quá 730.000/người/tháng
+ Chênh lệch tiền lương làm thêm giờ
+ Chi hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm.
+ Tiền thuê nhà trả cho người lao động phần vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh
♥ Yêu cầu thứ ba: Đóng bảo hiểm cho người lao động là thấp nhất, để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp
Như các bạn đã biết, các doanh nghiệp đều muốn TRỐN đóng bảo hiểm cho người lao động, hoặc là đóng nhưng với mong muốn là đóng với mức thấp nhất.
Nếu như trước đây, quy định tiền lương đóng bảo hiểm là tiền lương cơ bản được ghi trên Hợp đồng lao động, sẽ rất đơn giản để doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động với mức thấp, chỉ cần chia lương ra bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Bảo hiểm sẽ chỉ đóng trên lương cơ bản.
Nhưng khi luật BHXH 2014 ra đời và có hiệu lực, thì các có xây dựng được như vậy nữa hay không ?
Khoản 2 điều 89 luật BHXH 2014 quy định:
“Điều 89: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
……
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”
==>Theo đó: Tiền lương đóng bảo hiểm là mức lương và phụ cấp lương, vậy là bài toán chia lương ra bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp để đóng bảo hiểm trên lương cơ bản có còn được áp dụng cho năm 2016 khi luật BHXH có hiệu lực ?
Chúng ta cùng đi phân tích xem mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động là như thế nào nhé.
Điều 30 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.”
Và theo quy định tại điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động
Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:.
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”
Nếu bạn đọc kỹ điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH và điều 30 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bạn sẽ nhận ra 2 vấn đề như sau:
– Vấn đề thứ nhất: Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của TT số 47/2015/TT-BLĐTBXH
Nhưng, Theo quy định tại khoản 2 điều 4 của nghị định 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về các khoản phụ cấp lương, bao gồm:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
==>Theo đó: Phụ cấp lương để đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm phụ cấp lương theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 điều 4 của thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, đó là các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động như phụ cấp đánh giá kết quả công việc, phụ cấp đánh giá trong quá trình làm việc.
– Vấn đề thứ 2: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH
Nhưng, theo quy định tại khoản 3 điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, các khoản bổ sung khác bao gồm:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
==>Theo đó: Các khoản bổ sung khác để đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm các khoản bổ sung khác theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, đó là các khoản bổ sung KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MỨC TIỀN CỤ THỂ cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động
==> KẾT LUẬN
– Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương, trừ các khoản sau:
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động, như Phụ cấp đánh giá kết quả công việc, phụ cấp đánh giá trong quá trình làm việc.
+ Các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
– Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, trừ các khoản sau:
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động, như Phụ cấp đánh giá kết quả công việc, phụ cấp đánh giá trong quá trình làm việc
+ Các khoản bổ sung KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MỨC TIỀN CỤ THỂ cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động
+ Các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
==> Quan điểm cá nhân: Nếu doanh nghiệp bạn có khả năng về kinh tế, NÊN đóng bảo hiểm cho người lao động theo lương thực tế trả cho người lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
♥ Yêu cầu thứ tư: Chi phí tiền lương khi tính vào chi phí được trừ là cao nhất
– Chắc hẳn các bạn khi đọc bài viết đến đây, các bạn cũng đã hình dung được rồi đúng không, một bài toán để đáp ứng được 4 yêu cầu tưởng chừng như rất phức tạp, nhưng thật ra thì lại rất đơn giản nếu như bạn hiểu rõ, hiểu sâu về các chính sách pháp luật có liên quan.
Ví dụ: Ông Nguyễn Biên Cương là giám đốc công ty ĐAM MÊ KẾ TOÁN, mức lương của ông Cương được quy định trong quy chế lương và được trả như sau:
+ Lương cơ bản: 4 triệu
+ Phụ cấp đánh giá kết quả công việc: 15 triệu
+ Khoán chi điện thoại: 1 triệu
+ Khoán chi xăng xe: 2 triệu
+ Khoán chi ăn ca: 730.000
+ Tiền nhà trả thay cho ông Cương: 10 triệu
==> Tổng thu nhập ông Cương nhận được: 32.730.000, theo đó:
+ Đáp ứng yêu cầu thứ nhất: Trả đúng theo năng lực của người lao động, qua đó khuyến khích được tinh thần làm việc của người lao động, làm tốt được mức phụ cấp đánh giá cao, làm không tốt mức phụ cấp đánh giá thấp, mức phụ cấp này thay đổi theo đánh giá hàng tháng.
+ Đáp ứng yêu cầu thứ hai: Khấu trừ thuế TNCN của người lao động là thấp nhất
Thu nhập chịu thuế TNCN = 4.000.000 + 15.000.000 + [(4.000.000 + 15.000.000) x 15%] = 21.850.000
(Khoán chi điện thoại, khoán chi xăng xe, khoán chi ăn ca không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN, và tiền thuê nhà trả thay chỉ tính vào thu nhập chịu thuế 15%)
+ Đáp ứng yêu cầu thứ ba: Đóng bảo hiểm cho người lao động là thấp nhất, để giảm thiểu được chi phí cho doanh nghiệp: Đóng bảo hiểm ở mức 4.000.000, các khoản còn lại không phải tính đóng bảo hiểm.
+ Đáp ứng yêu cầu thứ tư: Nhưng lại phải tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN là nhiều nhất: 32.730.000 (Toàn bộ thu nhập ông Cương nhận được được tính hết vào chi phí được trừ theo quy định)
⊗ Bài toán đã được giải đáp, vậy thì Quy chế lương chúng ta sẽ xây dựng như thế nào để chặt chẽ và đáp ứng được tất cả các yêu cầu trên, quy định các khoản phụ cấp ra làm sao, và đánh giá năng lực nhân viên dựa vào các tiêu chí nào. Tất cả sẽ được ĐAM MÊ KẾ TOÁN chia sẻ tại bài viết sau, các bạn đón chờ nhé.
Đây cũng là một trong các nội dung được giảng dậy tại khóa học tổng hợp đặc biệt: HỌC NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ HỌC, bạn nào quan tâm đến khóa học xem chi tiết khóa học TẠI ĐÂY
Để hiểu rõ hơn về bài viết, các bạn có thể tham khảo thêm VIDEO phân tích chi tiết nhé
Civ USA is the most excellent site to go for research on tools for the kitchen, bedroom, living room, or smart home things, smart gadgets to make our life easier, such as air mattresses, air purifiers, coffee makers, dehydrators, lighting, and more. Our bloggers work hard to provide authentic, trustworthy, and high-quality content to their readers in order to help them make better decisions when they purchase online. Our writers are independent contractors that research your topic thoroughly and provide you with material that is both credible and forthright. If you’re looking for anything, our publications will help you find it quickly and easily. Because you have so many choices, you shouldn’t run into any difficulties. Each piece we publish is the product of many hours, weeks, or even years of study. These articles were written to showcase the most alluring and high-quality features of each product to our readers. Our staff regularly updates their knowledge base by reading customer feedback and resource materials from accredited institutions and conducting in-depth interviews with industry leaders. Using these methods, we will examine each service in detail, including its features, discussion forums, guidelines, and essential data. Our website gives you access to a wide variety of markets, where you may buy a wide variety of products from many well-known and dependable companies. We focus on finding the most fantastic items and detailing their pros and disadvantages so that you know whether or not this is something you should invest in. Therefore, all our users must do to make use of our resources is adhere to our guidelines. Anna Waston, the developer of Civ USA and a stay-at-home mom and writer, did a lot of groundwork that led to the inclusion of various novel features. Whether it’s a new piece of furniture, a smart appliance, or some other technology, she gets genuinely raves about it all. She takes great care to ensure that her works are of the highest possible quality and provide value to the lives of her readers. Website: https://burtonbeyond.com/ Website: https://sofymajor.com/ Website: https://dealfisher.com/ Website: https://civusa.com/
In fact, a quarter do essay for me of the teachers who will benefit are pay someone to do my homework in rural virginia, she saidTừ khóa » Cách Xây Dựng Quy Chế Trả Lương Trong Doanh Nghiệp
-
Mẫu Quy Chế Lương Thưởng Mới Nhất Năm 2022 Và Cách Xây Dựng ...
-
CÁCH XÂY DỰNG QUY CHẾ LƯƠNG CHUẨN NHẤTTHƯỞNG
-
Xây Dựng Quy Chế Trả Lương - Phamlaw
-
4 Bước Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng Trong Doanh Nghiệp
-
5 Cách Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng Hiệu Quả
-
Cách Xây Dựng Quy Chế Lương Thưởng Chuẩn Nhất - KỸ NĂNG CB
-
Mẫu Quy Chế Lương Thưởng 2022 Của Doanh Nghiệp Mới Nhất
-
Hướng Dẫn Xây Dựng Quy Chế Trả Lương Trong Doanh Nghiệp
-
Các Bước Xây Dựng Quy Chế Trả Lương - Tài Liệu Text - 123doc
-
Xây Dựng Cơ Chế & Quy Chế Trả Lương Trong Doanh Nghiệp
-
Quy Chế Lương, Thưởng, Phụ Cấp Cho Người Lao động - Kế Toán Lê Ánh
-
Quy Chế Lương Thưởng Quan Trọng Trong Doanh Nghiệp Như Thế Nào?
-
Các Bước Xây Dựng Quy Chế Tiền Lương Trong Doanh Nghiệp (Phần 6)
-
Quy Chế Lương Thưởng Trong Doanh Nghiệp - Lê Ánh HR