Hướng Dẫn Xử Lý Sai Sót Với Hóa đơn đã Xuất Cập Nhật Mới Nhất Theo ...
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình sử dụng hóa đơn, sẽ không thể tránh được tình trạng hóa đơn bị sai xót. Trong đó, hóa đơn đã xuất cũng sẽ có trường hợp bị sai sót. Vậy khi sử dụng hóa đơn điện tử, cách xử lý sai sót với hóa đơn đã xuất thế nào? Cách xử lý này có điểm gì khác biệt so với quy định tại Thông tư 32 trước đây. Hãy cùng tìm hiểu cách xử lý sai sót với hóa đơn đã xuất mới nhất theo quy định tại thông tư 78 qua bài viết dưới đây.
Xử lý sai sót với hóa đơn đã xuất theo thông tư 78 thế nào?
Nguyên tắc xử lý trong trường hợp hóa đơn có sai sót
Theo quy định tại thông tư 78/2021/TT-BTC, nếu hóa đơn điện tử có sai sót mà sai sót đó phải cấp lại mã của cơ quan Thuế hoặc sai sót cần điều chỉnh/thay thế thì người xuất hóa đơn phải thông báo điều chỉnh cho từng hóa đơn/nhiều hóa đơn có sai sót. Thời gian điều chỉnh có thể là bất cứ thời gian nào. Tuy nhiên, việc điều chỉnh chậm nhất phải là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử cần điều chỉnh.
Nếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, đã được điều chỉnh/thay thế nhưng sau đó lại tiếp tục có sai sót, người xuất hóa đơn sẽ xử lý sai sót như hình thức xử lý sai sót trong lần đầu tiên.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử, người bán cần lưu ý:
- Trường hợp lập hóa đơn thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì người bán phải thực hiện hủy hóa đơn đã lập. Sau đó, người bán tiến hành thông báo với cơ quan Thuế về việc hủy hóa đơn đó.
- Trường hợp hóa đơn điện tử được lập nhưng thiếu ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn hoặc số hóa đơn bị sai thì người bán chỉ cần điều chỉnh, không cần hủy hay thay thế.
- Nếu nội dung hóa đơn bị sao sót, người bán có thể điều chỉnh tăng hoặc điều chỉnh giảm theo tình hình thực tế.
+ Nếu điều chỉnh tăng, người bán ghi dấu dương.
+ Nếu điều chỉnh giảm, người bán ghi dấu âm.
Nguyên tắc xử lý trong trường hợp hóa đơn có sai sót
Cách xử lý sai sót đối với hóa đơn điện tử đã xuất theo quy định tại thông tư 78/2021/TT-BTC
Theo quy định tại thông tư 78, không căn cứ vào việc người nộp thuế đã kê khai thuế hay chưa, người xuất hóa đơn có thể lựa chọn thực hiện thay thế hay điều chỉnh hóa đơn. Cụ thể như sau:
- Nếu hóa đơn chưa gửi cho người mua, người bán có thể:
+ Hủy hóa đơn sai sót
+ Gửi thông báo hóa đơn sai sót lên CQT
+ Lập hóa đơn mới
- Nếu hóa đơn đã gửi người mua và các thông tin chỉ sai tên hoặc địa chỉ người mua, người bán cần:
+ Gửi thông báo hóa đơn sai sót lên CQT
+ Thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.
- Nếu hóa đơn đã gửi người mua, sai các thông tin khác tên hoặc địa chỉ người mua, người bán có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức xử lý sau:
+ Lập hóa đơn thay thế. Hoặc:
+ Lập hóa đơn điều chỉnh
* Lưu ý: áp dụng nguyên tắc xử lý sai sót với hóa đơn điện tử, trường hợp Hóa đơn đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện Hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu. Cách xử lý như sau:
+ Gửi thông báo hóa đơn sai sót cho CQT
+ Lập biên bản thỏa thuận ghi rõ sai sót (Nếu 2 bên có thỏa thuận lập biên bản)
Quy định về việc xử lý sai sót với hóa đơn điện tử tại thông tư 78 đã có sự thay đổi so với thông tư 32
Lưu ý khi xử lý sai sót với hóa đơn điện tử đầu vào
Quy định về việc xử lý sai sót với hóa đơn điện tử tại thông tư 78 đã có sự thay đổi so với thông tư 32 trước đây. Nếu trước đây, hóa đơn điện tử chưa kê khai thuế, chưa gửi người mua, người bán phải hủy hóa đơn sai và lập hóa đơn mới, thì theo thông tư 78, người bán sẽ phải đồng thời gửi thông báo lên cơ quan thuế trước khi lập hóa đơn mới. Việc gửi thông báo này sẽ giúp cơ quan thuế nắm được tình hình và tiến hành hủy hóa đơn sai sót trên hệ thống.
Khi lập biên bản thỏa thuận sai sót, các bên cần ghi rõ về sai sót có trong hóa đơn. Việc lập biên bản thỏa thuận phải được sự đồng ý của cả 2 bên. Sau khi lập hóa đơn điều chỉnh, trong hóa đơn điện tử phải có dòng chữ: “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”. Trường hợp lập hóa đơn mới, bên xuất hóa đơn cũng cần ghi rõ dòng chữ điều chỉnh hóa đơn… như khi lập hóa đơn điều chỉnh.
Trên đây là hướng dẫn xử lý sai sót với hóa đơn đầu vào theo thông tư 78. Quy định này có điểm khác biệt so với thông tư 32 trước đây. Vì thế các đơn vị cần lưu ý sự thay đổi, cập nhật các quy định mới tại Thông tư 78 để có thể áp dụng kịp thời, giúp tiết kiệm thời gian và quy trình thực hiện.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
NỘI DUNG LIÊN QUAN NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TẠI THÔNG TƯ 78/2021/TT-BTC Hoá đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan Thuế (Cập nhật theo quy định tại Thông tư 78, Nghị định 123, Luật Quản lý Thuế 2019) Khác biệt cơ bản giữa Thông tư 32/2011/TT-BTC và thông tư 78/2021/TT-BTCMinhNH
Từ khóa » Hóa đơn Sai Sót
-
Hóa đơn điện Tử đã Ký Có Sửa được Không?
-
[MỚI] Xử Lý Hóa đơn điện Tử Sai Sót Tại N Đ 123 & T T 78
-
Cách Xử Lý Khi Viết Sai Hóa đơn GTGT Chi Tiết Từng Trường Hợp
-
Hướng Dẫn Xử Lý Hóa đơn điện Tử Viết Sai Theo Thông Tư 78
-
Hóa đơn điện Tử Bị Sai Sót Thì Xử Lý Thế Nào? - Tax24
-
Cách Xử Lý Hóa đơn điện Tử Sai Sót Theo Nghị định 123, Thông Tư 78
-
Điều Chỉnh Hóa đơn điện Tử: Khi Nào điều Chỉnh? Thủ Tục Ra Sao?
-
Quy định Về Xử Lý Sai Sót đối Với Hóa đơn điện Tử đã Lập
-
Cách Xử Lý HĐĐT đã Gửi Cơ Quan Thuế Có Sai Sót Theo Thông Tư 78 ...
-
Hướng Dẫn Xử Lý Hóa Đơn Điện Tử Sai Sót Mới Nhất 2022
-
Cách Xử Lý Hóa đơn điện Tử Viết Sai Theo Nghị định 123, Thông ...
-
Cách Xử Lý Khi Viết Sai Hoá đơn - Đại Lý Thuế Luật Việt An
-
Xử Lý Hóa đơn Có Sai Sót - Hỗ Trợ