Hướng Dẫn Xuất Hóa đơn Cho Cá Nhân đúng Quy định
Có thể bạn quan tâm
Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Quy định về xuất hoá đơn cho cá nhân
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC: thì: “Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Như vậy, đối với trường hợp giao dịch bán hàng có giá trị > 200.000 đồng thì phải xuất hóa đơn (dù khách hàng là khách hàng lẻ, khách hàng cá nhân và họ không lấy hóa đơn)
Nếu giá trị của giao dịch bán hàng < 200.000 đồng thì kế toán sẽ không phải lập hóa đơn từng lần. Tuy nhiên, kế toán phải lập thêm chứng từ bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ để cuối ngày căn cứ vào bảng kê xuất hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán lẻ. Nếu giá trị của giao dịch bán hàng < 200.000 đồng và khách hàng yêu cầu lập hóa đơn thì kế toán vẫn phải lập hóa đơn và xuất cho khách như bình thường.
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC thì nếu doanh nghiệp không xuất hóa đơn theo đúng quy định sẽ bị phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000.
Như vậy, xuất hóa đơn cho người mua hay xuất hóa đơn cho cá nhân, tổ chức mua hàng là một trong những nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp và có những quy định riêng cho hoạt động này. Kế toán cần đảm bảo tuân thủ để doanh nghiệp đáp ứng được các quy định của pháp luật.
- Quy định về nội dung, cách lập một số tiêu thức trên hóa đơn cho cá nhân
2.1 Tên, địa chỉ, mã số thuế của cả người mua và người bán:
- Mã số thuế: cần ghi đúng tiêu thức MST của cả hai bên;
- Tên và địa chỉ của người bán, người mua: cần ghi đầy đủ, trường hợp nội dung quá dài có thể viết tắt một số từ thông dụng theo quy định;
- Nếu tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc.
Ví dụ:
Người mua hàng: Tên của người mua hàng ký ở phía dưới
Tên đơn vị: Vũ Phương Quỳnh
Mã số thuế: 0106208xxx
Địa chỉ: Số nhà XX đường A Phường B Quận X Thành phố Hà Nội
2.2 Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá. thành tiền”
- Số thứ tự: Ghi lần lượt từ 1, 2, 3, …;
- Tên hàng hoá: Ghi theo thứ tự hàng hoá dịch vụ bán ra, sử dụng gạch chéo toàn bộ khu vực phần còn trống (nếu có);
- Đơn vị tính, số lượng, đơn giá: Ghi tương ứng với từng loại mặt hàng bán ra.
*** Lưu ý:
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ có mã thì trên hoá đơn phải có cả mã và tên của hàng hoá;
- Trường hợp hàng hoá, dịch vụ được quy định phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì khi lập hóa đơn, kế toán cần chú ý ghi các loại số hiệu, ký hiệu đăng trưng của hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật yêu cầu.
- Trường hợp hoá đơn được lập bằng máy tính, phần bỏ trống (nếu có): không cần gạch chéo.
2.3 Phần cộng tiền hàng, thuế suất, tiền thuế GTGT, tổng cộng tiền thanh toán và số tiền viết bằng chữ:
- Cộng tiền hàng: là tổng cộng số tiền hàng ở cột thành tiền
- Thuế suất thuế GTGT: Ghi mức thuế suất của dịch vụ (0%, 5%, 10%). Trường hợp hàng hoá dịch vụ không chịu thuế thì sử dụng gạch chéo tại các vị trí cần ghi nhận.
- Tổng cộng tiền hàng: là tổng cộng tiền hàng cộng (+) thuế suất GTGT
2.4 Mục chữ ký, đóng dấu
- Bên bán: Thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu. Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký thì cần ủy quyền cho người khác ký vào bên bán, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
- Bên mua: Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp mua hàng qua điện thoại, mua hàng online thì không nhất thiết phải ký.
- Xuất hoá đơn điện tử cho khách hàng cá nhân
3.1 Quy định về nội dung trên hóa đơn điện tử cho khách hàng lẻ (cá nhân)
- Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế có các nội dung sau đây:
- Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán;
- Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu (mã số định danh cá nhân hoặc mã số thuế);
- Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải ghi rõ giá bán chưa thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
- Thời điểm lập hóa đơn;
- Mã của cơ quan thuế.
3.2 Lập và xuất hoá đơn điện tử khi khách hàng lẻ không lấy hoá đơn
Căn cứ vào quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung cho Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC và Khoản 2 Điều 16 Thông tư 68/2019/TT-BTC thì đối với khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn thì bên mua vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ cho từng lần bán, đồng thời từ thời điểm triển khai hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì bên bán còn cần báo cáo dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo quy định.
Các quy định về hoá đơn nói chung và hoá đơn trực tiếp nói riêng về cơ bản rất rõ ràng. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là đáp ứng đầy đủ quy định để tránh việc bị xử phạt hoặc những vấn đề nghiêm trọng hơn như sai sót thông tin kế toán. Vì vậy, việc xuất hóa đơn cho cá nhân là một trong những vấn đề mà kế toán doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý.
Từ khóa » Cách Viết Hóa đơn Không Có Mã Số Thuế
-
Xuất Hóa đơn điện Tử Cho Khách Hàng Không Có Mã Số Thuế Cần Lưu ...
-
Hóa đơn đầu Vào Không Ghi Mã Số Thuế Có Hợp Lệ Không? Cách Xử ...
-
Người Mua Không Có Mã Số Thuế - Xử Lý Thế Nào Khi Viết Hóa đơn?
-
Bên Mua Có Mã Số Thuế Nhưng Không Muốn Thể Hiện Thông Tin Mã Số ...
-
Xử Lý Hóa đơn Viết Sai địa Chỉ, Mã Số Thuế, Tên Hàng Hóa, Tên Cty
-
Hóa đơn điện Tử Có Mã Của Cơ Quan Thuế Và Không Có Mã
-
Kế Toán Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Hóa Đơn Đầu Vào Sai Mã Số Thuế
-
Cách Xử Lý Hóa đơn điện Tử Viết Sai Mã Số Thuế - Kế Toán Lê Ánh
-
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Hóa đơn đầu Vào Thiếu Mã Số Thuế
-
8 Trường Hợp Hóa đơn điện Tử Không Cần đầy đủ Nội Dung
-
Cách Viết Tên, địa Chỉ, Mã Số Thuế Của Người Mua, Bán Trên Hóa đơn ...
-
Cách Viết Hóa đơn điều Chỉnh MỚI NHẤT 2022 | MISA MEINVOICE
-
Hướng Dẫn Cách Xuất Hoá Đơn Điện Tử Cho Khách Hàng Lẻ